Các chỉ số hoạt động dự kiến giai đoạn 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư phát triển việt nam (Trang 62)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

ROA 1.00% 1.01% 1.04%

ROE 17.00% 17.40% 18.20%

Chi phí quản lý/tổng thu

nhập 45.70% 45.40% 45.00%

Tổng dƣ nợ tín dụng/Tiền gửi của khách hàng 95.50% 93.70% 92.40% Dƣ nợ tín dụng sau DPRR/Tổng tài sản 68.00% 68.00% 67.50% CAR >9% >9% >9% Tỷ lệ nợ xấu 2.30% 2.20% 2.20% Tỷ lệ thu dịch vụ ròng/ Tổng thu nhập 18.90% 20.00% 21.20%

Nguồn: Kế hoạch 2013 - 2015 của BIDV

Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015: Tiếp tục phát triển thƣơng hiệu và mở rộng

hiện diện của BIDV ra thị trƣờng quốc tế; Chuyển đổi từ mơ hình NHTM cổ phần thành Tập đoàn tài chính – ngân hàng đa năng, hiện đại, chất lƣợng dịch vụ của BIDV tƣơng đƣơng với dịch vụ của các ngân hàng lớn ở các quốc gia trong khu vực và đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Trên cơ sở phân tích về năng lực cạnh tranh thực tế của BIDV nhƣ đã trình bày ở chƣơng II và các mục tiêu định tính và định lƣợng nhƣ trên, có thể thấy rằng để đạt đƣợc các mục tiêu trên trong tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng gay gắt hiện nay là điều không phải dễ dàng, do vậy việc đề ra các giải pháp có hiệu quả để nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm đạt đƣợc mục tiêu trên là vấn đề thiết yếu hiện nay của BIDV.

3.1.2. Chiến lƣợc kinh doanh của BIDV

Trên cơ sở đánh giá triển vọng của nền kinh tế Việt Nam cũng nhƣ đánh giá môi trƣờng kinh doanh và định hƣớng chiến lƣợc phát triển ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2015, với kinh nghiệm 54 năm hoạt động, BIDV xác định chiến lƣợc nhƣ sau:

Mục đích – sứ mệnh: Xây dựng BIDV trở thành Tập đồn tài chính - ngân hàng

đa sở hữu, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lƣợng và hiệu quả hàng đầu trong các định chế tài chính tại Việt Nam.

Tầm nhìn: Trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lƣợng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đơng Nam Á vào năm 2020.

Mục tiêu ƣu tiên:

Xây dựng và hoàn thiện mơ hình tổ chức, quản trị tăng cƣờng năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam;

Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lƣợng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trƣởng bền vững;

Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hƣởng của BIDV trên thị trƣờng tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;

Kinh doanh ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiếu rủi ro. Trong đó hoạt động tín dụng là rủi ro gây nhiều thiệt hại nhiếu nhất và ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của ngân hàng. Do đó, cần phải tăng cƣờng quản lý rủi ro và kiểm sốt nội bộ nhƣ là: Hồn thiện và đƣa vào vận hành hội đồng quản lý rủi ro, tăng cƣờng cơng tác kiểm tốn, đánh giá và kiểm sốt chặt chẽ rũi ro tiềm ẩn theo định kỳ và đột xuất. Xây dựng và hồn thiện các chính sách quản ký rủi ro cho từng loại hình rủi ro.

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh BIDV

3.2.1. Nhóm giải pháp về nhân lực

Yếu tố con ngƣời ngày nay phải đƣợc đặt lên hàng đầu trong chiến lƣợc của BIDV. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có chất lƣợng cao (nhận thức tầm nhìn, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tác phong giao dịch), ổn định sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động BIDV và duy trì lợi thế cạnh tranh của ngân

hàng.

Nguồn nhân lực vững mạnh gồm một đội ngũ các nhà quản trị giỏi đề ra đƣợc chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn kết hợp với đội ngũ nhân viên lành nghề, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực là nguồn lực lớn đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững nhờ tránh đƣợc những sai sót trong kinh doanh, hạn chế rủi ro, thu hút khách hàng và do đó sẽ đạt đƣợc hiệu quả trong kinh doanh.

3.2.1.1. Đối với việc tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực

Theo Michael L.Schnell, chủ tịch ngân hàng thứ nhất của Mỹ, chìa khố dẫn đến thành công của họ là tuyển chọn đƣợc nhân viên thật tốt. Để có cơ chế thi tuyển tốt BiDV có thể thay đổi một số điểm trong quy trình tuyển chọn:

Thiết lập qui trình tuyển dụng chặt chẽ bao gồm hệ thống tiêu chuẩn và cách thức tổ chức thi tuyển; cơng khai hố thơng tin tuyển dụng từng chức danh cụ thể, công bố công khai các kỹ năng mong muốn đòi hỏi ở ứng viên, cũng nhƣ xây dựng bảng mô tả công việc cho các ứng viên hình dung vị trí họ sẽ công tác nhằm tạo khả năng thu hút nhân tài từ nhiều nguồn khác nhau, Ví dụ có thể áp dụng thi on-line qua phƣơng thức làm bài test IQ, đủ điểm sẽ đƣợc mời phỏng vấn.

Hình thức phỏng vấn có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau: + Ban giám đốc + chuyên gia + ứng viên

+ Ban giám đốc + Trƣởng phòng ban liên quan + nhân viên giỏi + ứng viên Xây dựng tiêu chí và cơ chế tuyển dụng, hình thức tuyển dụng hợp lý và rõ ràng đối với từng vị trí cán bộ. Đặc thù của BIDV là tuyển ngƣời tập trung vào khối ngành kinh tế, ngân hàng, ngoại thƣơng…Nhƣng thực tế BIDV đầu tƣ nhiều lĩnh vực mà nghiệp vụ chuyên mơn của những ngành đó rất cần thiết. Vì vậy ở những lĩnh vực trọng điểm, quy mô lớn BIDV nên tuyển cán bộ chuyên ngành. Đặt biệt nên tuyển dụng tất cả các sinh viên giỏi, sinh viên tốt nghiệp thủ khoa tại các trƣờng Đại học Ngân hàng; Đại học Kinh tế và các trƣờng Đại học khác theo những nhu cầu, mục đích tuyển dụng. Và cũng cần tuyển nhân viên chuyên ngành luật phụ trách công việc liên quan pháp lý nhƣ xử lý nợ..

Cần tăng cƣờng hoạt động đào tạo nhằm nâng cao trình độ, bổ sung và cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho các chuyên viên ngân hàng theo từng yêu cầu, mục đích cụ thể; đặc biệt tập trung tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, cơng tác chăm sóc khách hàng …nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ làm công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới….Cụ thể:

Tại Hội sở chính: Đào tạo kiến thức kinh doanh từng mảng nghiệp vụ, kỹ năng thiết kế và phát triển sản phẩm dịch vụ, kỹ năng quản lý và triển khai bán sản phẩm dịch vụ thông qua mạng lƣới chi nhánh và các kênh bán hàng khác.

Tại chi nhánh: Đào tạo về sản phẩm dịch vụ, quy trình tác nghiệp cho cán bộ từng loại hình cụ thể; Đối với các sản phẩm đặc thù nhƣ sản phẩm bảo hiểm có thể tổ chức đào tạo chuyên gia về sản phẩm tại chi nhánh; Tổ chức đào tạo kỹ năng bán hàng theo các cấp độ: cán bộ Quan hệ khách hàng CRM và Tƣ vấn tài chính cá nhân FA, cán bộ đón tiếp khách hàng CSR, cán bộ dịch vụ khách hàng Teller, bao gồm: kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu, bán sản phẩm, phát triển và duy trì quan hệ với khách hàng… Áp dụng mơ hình bán hàng hiện đại cho cán bộ chăm sóc khách hàng, giao dịch viên thay cho mơ hình cũ.

3.2.1.3. Đối với việc bố trí, sử dụng nhân viên

Song song với việc đào tạo và đào tạo lại nhân viên. Việc bố trí, sử dụng nhân viên hợp lý sẽ giúp phát huy hết khả năng của từng nhân viên và đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho BIDV. Muốn vậy thì Lãnh đạo BIDV cần phải nắm đƣợc trình độ và năng lực của nhân viên để có sự phân cơng lao động hợp lý giữa các bộ phận.

Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của từng bộ phận. Từ đó có thể bố trí lại hoặc ln chuyển nhân viên đến vị trí thích hợp hơn.

Tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tinh thần sáng tạo và tự chịu trách nhiệm trong quyết định của mình, nhƣ thế có thể qua đó đánh giá năng lực của nhân viên và bố trí cơng việc phù hợp.

Trong cuộc sống ai cũng muốn đƣợc hạnh phúc, có nghĩa là đƣợc thoả mãn những những nhu cầu vật chất và tinh thần. Ngƣời lao động ln mong muốn có 2 thứ đó là thu nhập cao và cơ hội thăng tiến tốt.

Từ kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP lớn (ACB, Techcombank, STB…) và các Ngân hàng quốc danh sau khi cổ phần hoá (VCB, CTG) đã nghiên cứu, BIDV cần xây dựng cơ chế tiền lƣơng phù hợp với xu thế thị trƣờng và đặc điểm kinh doanh của BIDV. Nội dung đổi mới cơ chế tiền lƣơng tập trung vào việc:

Cơ chế phân phối tiền lƣơng đến ngƣời lao động theo kết quả kinh doanh của đơn vị, vị trí chức danh trên cơ sở hệ thống bảng lƣơng đƣợc xây dựng bằng phƣơng pháp đánh giá giá trị công việc, độc lập với hệ thống thang, bảng lƣơng nhà nƣớc; Đổi mới cơ chế phân phối tiền thƣởng theo kết quả hồn thành cơng việc của ngƣời lao động;

Đổi mới hình thức lƣơng theo các mức lƣơng cụ thể, không theo hệ số;

Đổi mới phân phối tiền lƣơng theo hƣớng thống nhất, tập trung tại Trụ sở chính.

3.2.1.5. Xây dựng văn hóa cơng ty

Doanh nghiệp xây dựng đƣợc bản sắc riêng, định vị đƣợc thƣơng hiệu sẽ là lợi thế cạnh tranh trên thƣơng trƣờng. BIDV là một NHTM đã có thƣơng hiệu, truyền thống từ lâu, nhƣng về văn hoá doanh nghiệp lại cần học hỏi ở một số NHTMCP và NHTM nƣớc ngoài mới thành lập. Điển hình nhƣ Ngân hàng Đơng Á, HSBC là những doanh nghiệp đã thành công trong việc xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp riêng có.

Xây dựng văn hóa kinh doanh đặc trƣng của BIDV, trong đó bƣớc đầu chú trọng hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, cung cách làm việc chuyên nghiệp. Phải quán triệt quan điểm “ khách hàng là người trả lương, tiền cơng hàng ngày cho mình” đến từng cán bộ để có ứng xử tơn trọng khách hàng, vì khách hàng.

Hồn thiện từng cá nhân trong công ty, đặc biệt với cán bộ mới về phong cách giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp, biến mỗi cá nhân trở thành một đại diện thƣơng hiệu cho công ty. Thông qua tác phong, cách làm việc và ứng xử một nhân viên, ngƣời ta có thể nhận ra đó là phong cách của công ty nào, dần dần những phong

cách đó sẽ trở thành bản sắc riêng của BIDV.

Trong hoạt động truyền thông nội bộ, phải chú trọng thƣờng xuyên đổi mới, nâng cao chất lƣợng bản tin nội bộ, phát triển kênh intranet, website nội bộ, phát hành một số ấn phẩm về văn hóa doanh nghiệp của BIDV đa dạng và thiết thực hơn, qua đó truyền tải văn hóa BIDV, làm cho ngƣời lao động thấu hiểu những giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh của BIDV, nâng cao nhận thức, hiểu biết về văn hóa BIDV, kích thích lịng trung thành, yêu nghề, làm việc và cống hiến vì mục đích chung của BIDV, trong đó có mục đích riêng của mỗi cá nhân ngƣời lao động.

Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp luyện tập kỹ năng mềm: kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp… Mỗi nhân viên có một nền tảng vững chắc về kiến thức nền mang đến sự tự tin trong công việc và giao tiếp, không chỉ quan tâm đến kiến thức chuyên môn mà cần chú trọng đến những kỹ năng cần thiết khác nhƣ học Anh ngữ bằng các lớp học có tổ chức bài bản tại công ty, tạo điều kiện cho nhân viên học MBA…

3.2.2. Nhóm giải pháp về cơng nghệ

3.2.2.1. Đối với hệ thống phần mềm

Từ năm 2000, BIDV đã xây dựng hệ thống Core banking (SIBS) phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế với sự tài trợ của WB. Đặc biệt vào năm 2009, BIDV đã thực hiện nâng cấp toàn diện đối với hệ thống SIBS (thông qua hợp đồng với nhà thầu Silverlake), nhấn mạnh đặc biệt vào dịch vụ tiền gửi, dịch vụ cho vay, dịch vụ thanh toán và tăng cƣờng an ninh hệ thống.Theo tôi để nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV về hệ thống phần mền nên:

Nhanh chóng triển khai sử dụng đồng bộ chƣơng trình Core Banking để từ đó hỗ trợ cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Chuẩn hóa hệ thống tin học làm tiền đề tiếp tục triển khai các ứng dụng công nghệ tiên tiến nhƣ ngân hàng điện tử, hệ thống thẻ ATM, tăng cƣờng hệ thống thông tin quản lý, ứng dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế.

Đảm bảo tính bảo mật, an tồn cao vì các dịch vụ ngân hàng điện tử đƣợc xây dựng trên môi trƣờng mạng viễn thông công cộng nên chứa đựng nhiều rủi ro. Do

vậy hệ thống cần phải đảm bảo tính bảo mật cao về đƣờng truyền, dữ liệu khách hàng, chú trọng thực hiện các giải pháp an ninh mạng triệt để hơn để có thể tránh những thiệt hại có thể xảy ra cho ngân hàng và khách hàng.

3.2.2.2. Đối với hệ thống phần cứng

Nâng cấp, mua mới hệ thống thiết bị tin học nhằm đáp ứng yêu cầu ứng dụng phần mềm quản lý mới. Việc đổi mới cần quan tâm đặc biệt đến dung lƣợng, tốc độ xử lý và có cấu trúc mở, sẳn sàng giao diện với bên ngồi. Trong đó cần phải:

Hệ thống máy chủ phải đủ mạnh để mở rộng và phát triển rộng rãi các sản phẩm dịch vụ.

Tất cả các máy tính từ hội sở đến chi nhánh, phòng giao dịch phải đồng bộ với nhau về cấu hình, tránh trƣờng hợp máy tính trang bị cho các chi nhánh, phịng giao dịch có cấu hình thấp, khơng đủ mạnh để chạy các chƣơng trình ứng dụng hiện đại.

Hệ thống cơng nghệ phải có tính mở rộng để có thể đảm bảo đƣợc nhu cầu mở rộng hệ thống mạng lƣới trong quá trình hoạt động, sẽ khơng làm ngƣng trệ hoạt động của BIDV khi tiến hành việc kết nối thêm hệ thống.

3.2.2.3. Đối với việc sử dụng và khai thác công nghệ

BIDV cần tiến hành đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ mới cho các nhân viên. Kiểm tra đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ của từng bộ phận, từng phịng ban và từng chi nhánh trong tồn hệ thống, từ đó có thể đƣa ra các biện pháp khắc phục những vƣớng mắc để nâng cao hiệu suất khai thác công nghệ.

Ban hành các hƣớng dẫn áp dụng quy trình cơng nghệ mới đến tồn thể nhân viên. Chú trọng đến công tác nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ mới.

Đội ngũ cán bộ cơng nghệ cần đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, có thể nắm bắt đƣợc cơng nghệ mới, có khả năng xử lý các tình huống xảy ra trong q trình vận hành cơng nghệ, tránh sự lệ thuộc quá nhiều vào các chuyên gia nƣớc ngồi.

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính

điều thiết yếu. Ngồi sự hỗ trợ từ phía Chính Phủ qua chƣơng trình tái cấp vốn để tăng cao vốn tự có. BIDV cần có những giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực tài chính trong lâu dài. Luận văn kiến nghị một số giải pháp chính nhƣ sau :

Tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành và niêm yết cổ phiếu trên TTCK, góp phần nâng cao năng lực tài chính, là nền tảng để đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng các dịch vụ mới; đồng thời với tính chất đa chủ sở hữu sẽ đem lại cho các cổ đông các quyền lợi đi kèm với nghĩa vụ, là yếu tố tạo ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư phát triển việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)