Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank chi nhánh TPHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng khách hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh TPHCM phát hành (Trang 39 - 41)

6. Kết cấu của luận văn

2.1 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh TP HCM

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank chi nhánh TPHCM

TPHCM giai đoạn 2007-2011

Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank chi nhánh TP HCM

(Vietcombank HCM) được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1 TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK HCM TỪ 2007 - 2011 Chỉ tiêu \ Năm 2007 2008 2009 2010 2011 (ước) 1 Tổng tài sản (tỷ đồng) 27.964 27.210 38.494 43.209 48.560 2 Huy động vốn (tỷ đồng) 25.381 24.593 33.004 37.562 38.520 3 Dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 13.758 16.746 22.582 26.000 28.860 3.1 - Nợ xấu (Nhóm 3 trở lên) % 1.06 1.62 1.82 1.22 1.27 4 Kinh doanh ngoại tệ (triệu USD) 8.317 12.949 8.889 10.224 15.000 5 Doanh số thanh toán XNK 9.856 9.366 6.782 8.143 10.476 6 Hoạt động kinh doanh thẻ

6.1 - Tổng số thẻ nội địa lũy kế 345.989 402.415 470.061 448.109 550.000 6.2 - Tổng số thẻ quốc tế lũy kế 19.083 25.380 37.113 49.919 61.000 6.3 - Doanh số sử dụng thẻ (tỷ đồng) 12.951 16.154 18.842 19.930 25.218 6.4 - Doanh số thanh toán thẻ (triệu USD) 291 327 267 329 395

6.5 - Số lượng máy ATM 145 185 215 229 340

6.6 - Số lượng ĐVCNT 2.365 2.758 3.309 4.028 4.661

7 Lợi nhuận (tỷ đồng) 617 1.088 937 1.719 2.043

(Nguồn: Tạp chí Thơng tin Vietcombank số 10/2011)

Theo bảng 2.1, nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank HCM giai đoạn 2007-2011 cũng khá khả quan. Trong đó, tổng tài sản và huy động vốn qua các năm không ngừng tăng lên.

Trong giai đoạn này, trước tình hình mơi trường kinh doanh có những dấu hiệu bất ổn, định hướng hoạt động tín dụng chung của Vietcombank là “Tăng

trưởng tín dụng thận trọng, tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế”; tuy nhiên, việc áp dụng các chính sách thận trọng đã làm giảm tốc độ phát triển của Ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc thu hẹp thị phần. Tổng dư nợ cuối năm 2010 quy VND đạt 26 nghìn tỷ, tăng 13,5% so với đầu năm. Hoạt

trưởng khoảng 22% so với các năm trước. Tuy nhiên, do chính sách thắc chặc tiền tệ vào cuối năm nên Vietcombank HCM buộc phải giảm tốc độ tăng trưởng và

khống chế dư nợ cả năm 2010 ở mức 15%. Năm 2011, Vietcombank HCM khơng tăng cường mở rộng tín dụng mà thay vào đó là kiểm sốt chặt chẽ tín dụng để giảm thiểu khả năng phát sinh nợ xấu.

Từ năm 2007 đến 2009, tỷ lệ nợ xấu có gia tăng do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng vẫn ở trong mức cho phép. Từ năm 2010 đến 2011,

nợ xấu có thiên hướng giảm về tỷ trọng so với dư nợ do Vietcombank kiểm soát tốt rủi ro trong việc cho vay.

Trong những năm vừa qua, thị trường tiền tệ trong nước có nhiều biến động phức tạp. Cầu ngoại tệ căng thẳng trong khi các Ngân hàng Nhà nước không đáp

ứng đủ ngoại tệ. Các công ty nhập khẩu găm giữ ngoại tệ, khơng bán ra dẫn đến

tình trạng thiếu ngoại tệ cung ứng cho thanh toán nhập khẩu. Giá thị trường chênh lệch nhiều so với giá chính thức. Tuy khó khăn nhưng nhưng doanh số kinh doanh ngoại tệ vẫn tăng qua các năm, trừ năm 2008.

Vietcombank HCM đang nắm giữ thị phần lớn nhất trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, chiếm khoảng 20% doanh số xuất nhập khẩu của thành phố. Trong giai đoạn 2007 - 2011, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu vẫn được duy trì

ở mức cao. Tuy nhiên, năm 2009, thị phần thanh tốn có sự sụt giảm do những

nguyên nhân đã phân tích giống như tình hình chung của Vietcombank.

Về hoạt động thẻ, số lượng thẻ nội địa và quốc tế được phát hành tăng đều

qua các năm. Tuy nhiên, mức tăng trưởng có phần chậm lại do thị trường phát hành thẻ tại TP HCM có xu hướng bảo hịa.

Doanh số sử dụng thẻ cũng tăng đều qua các năm nhưng vẫn chưa tương

xứng với nhu cầu chi tiêu thật sự của khách hàng.

Doanh số thanh toán thẻ tăng trưởng với tốc độ cao và Vietcombank HCM vẫn đang duy trì được vị thế dẫn đầu về dịch vụ này.

Số lượng thẻ ATM và ĐVCNT tăng lên hàng năm cho thấy Vietcombank HCM vẫn đang mở rộng thị trường. Như vậy, mặc dù thị phần có xu hướng giảm

nhẹ do có hơn 40 ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ tại TP HCM, tuy nhiên Vietcombank HCM vẫn là ngân hàng lớn nhất VN về dịch vụ thẻ và không ngừng phát triển.

Lợi nhuận của Vietcombank HCM tăng trưởng đều đặn qua các năm do

nguồn thu tăng trưởng cao trong khi nguồn chi được kiểm soát. Năm 2009, lợi nhuận thấp hơn 2008 là do trích dự phịng cao (213 tỷ đồng).

2.2 Thực trạng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh TP HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng khách hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh TPHCM phát hành (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)