Nguồn nhân lực, quản trị điều hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 64)

2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam

2.2.3. Nguồn nhân lực, quản trị điều hành

2.2.3.1. Nguồn nhân lực

VietinBank luôn coi việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định đối với sự phát triển bền vững của hệ thống VietinBank. Thực hiện chủ trương trên, VietinBank đã không ngừng tăng cường và cải thiện cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng những yêu cầu về nhân sự trong quá trình hoạt động và phát triển. Hàng năm, VietinBank thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu để các đơn vị tự chủ trong hoạt động kinh doanh, tiếp cận phục vụ khách hàng, phát triển sản phẩm, dịch vụ; thường xuyên tổ chức các đợt học tập, thực tập, khảo sát, hội thảo trong và ngoài nước về các lĩnh vực then chốt như quản trị rủi ro, giải pháp công nghệ cho ngân hàng, tài trợ thương mại, thẩm định, dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, v.v. Đặc biệt, VietinBank chú trọng nâng cao trình độ lý luận, phẩm chất và năng lực cán bộ cho sự nghiệp phát triển của Ngân hàng, quan tâm tới chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, ưu đãi tiền lương cán bộ, thu hút tuyển dụng nhân tài, đánh giá sử dụng cán bộ đúng người đúng việc để phát huy hiệu quả cơng tác quản trị điều hành.

Các chính sách với ngƣời lao động

Người lao động trong hệ thống VietinBank thực hiện làm việc theo HĐLĐ đã ký kết (trừ các chức danh không thuộc đối tượng ký kết HĐLĐ gồm: Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Kế toán trưởng). Thời giờ làm việc của người lao động không quá 08 giờ/ngày hoặc 48 giờ/tuần.

Chính sách tuyển dụng, đào tạo:

Ngân hàng đã ban hành Quy chế tuyển dụng lao động, theo đó Ngân hàng thực hiện việc tuyển dụng lao động có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu kinh doanh và tiêu chuẩn chức danh. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển của Ngân hàng, VietinBank đặc biệt chú trọng tới việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. VietinBank thường xuyên tổ chức đào tạo nội bộ, đồng thời khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ thơng qua việc tham gia các khố học bên ngoài do Ngân hàng đài thọ. Ngân hàng đã ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho tồn hệ thống.

Chính sách lương, thưởng, phúc lợi:

Tiền lương và tiền thưởng trả cho người lao động trong VietinBank căn cứ vào hiệu quả kinh doanh, chức danh công việc và chế độ tiền lương theo Quy chế tiền lương đã được ban hành, bao gồm:

- Lương cơ bản: Người lao động đựơc trả lương cơ bản theo hệ thống thang bảng

lương Nhà nước quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và mức lương tối thiểu Nhà nước quy định theo từng giai đoạn.

- Lương kinh doanh: VietinBank thực hiện trả lương theo vị trí cơng việc, theo mức độ hồn thành kế hoạch, cơng việc được giao trên cơ sở các mức lương VietinBank xây dựng tại quy định trả lương trong hệ thống VietinBank .

- Mức lương trung bình năm 2006 là 5.495 nghìn đồng/người/tháng, năm 2007 là 8.374 nghìn đồng/người/tháng, năm 2008 là 11.271 nghìn đồng/người/tháng và năm 2009 là 15.610 nghìn đồng/người/tháng. Năm 2010 là

18.550 nghìn đồng/người/tháng. Năm 2011 là 20.270 nghìn đồng/người/tháng. Nhìn qua các năm đều thấy mức lương bình quân tăng đều qua các năm cho thấy Vietinbank đã hướng đến việc gắn thu nhập người lao động với mức độ cống hiến sức lao động theo từng vị trí cơng việc, việc này cũng góp phần khích lệ người lao động khơng ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

2.2.3.2. Về quản trị điều hành

Cách thức quản trị kinh doanh ở Vietinbank được thực hiện theo kinh nghiệm, các nhà quản trị Vietinbank hầu hết chưa được đào tạo nghề quản trị nên tính chuyên nghiệp trong quản trị điều hành còn bất cập, quản trị chưa thật sự bài bản khoa học. Công tác điều hành hoạt động hằng ngày thường theo sự vụ, chưa bám sát được mục tiêu dài hạn, những kinh nghiệm về quản trị ngân hàng theo nguyên tắc thị trường tại Vietinbank cịn q ít. Trong khi đó năng lực quản lý kinh doanh của các chi nhánh Ngân hàng nước ngồi là rất cao, họ có một bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh ngân hàng. Hơn nữa họ lại được đào tạo bài bản về nghiệp vụ kinh doanh, quản trị điều hành trong nền kinh tế thị trường.

Việc triển khai ứng dụng các công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại vào thực tế cịn nhiều khó khăn vướng mắc. Vietinbank chưa thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hợp lý. Chưa xác định và xây dựng được các chính sách cũng như quy trình quản lý rủi ro, các mơ hình và cơng cụ đo lường rủi ro để đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo cũng như đảm bảo cho các hoạt động ngân hàng được thực hiện một cách có định hướng trong một khn khổ chấp nhận được. Trình độ quản lý kinh doanh thấp và quản lý rủi ro còn non yếu: cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, năng lực thẩm định tín dụng yếu, hiện tượng tiêu cực trong cho vay còn phổ biến, rủi ro về đạo đức không được phát hiện kịp thời, nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát thiếu chặt chẽ dẫn tới việc không kịp thời phát hiện rủi ro trong các nghiệp vụ.

2.2.4. Danh tiếng, uy tính, mạng lƣới chi nhánh và quan hệ ngân hàng đại lý 2.2.4.1. Mạng lƣới chi nhánh và quan hệ ngân hàng đại lý

Bảng 2.12: Số liệu mạng lƣới của Vietinbank từ năm 2008 đến 2012

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Sở giao dịch 3 1 1 1 1 Văn phòng đại diện 2 2 3 3 3 Chi nhánh 144 150 152 150 152 Phòng giao dịch 589 793 942 941 941 Đơn vị sự nghiệp 3 3 3 3 3 Công ty trực thuộc 4 4 5 6 6 Ngân hàng liên doanh 1 1 1 1 1 Tổng cộng 746 954 1.107 1.105 1.107

(Nguồn: BCTN Vietinbank từ năm 2008- 2012)

Năm 2008, Vietinbank có 746 đơn vị mạng lưới bao gồm144 chi nhánh, 589 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm, 3 sở giao dịch, 2 văn phòng đại diện, 3 đơn vị sự nghiệp, 4 công ty trực thuộc và 1 ngân hàng liên doanh.

Năm 2009, VietinBank đặc biệt chú trọng phát triển mở rộng mạng lưới. Ngân hàng đã khai trương thêm 6 chi nhánh mới tại Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang, thành lập thêm 204 phòng giao dịch, nâng tổng số đơn vị mạng lưới của VietinBank lên 150 chi nhánh, 1 Sở giao dịch, 2 Văn

phòng Đại diện, 793 Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm, 3 đơn vị sự nghiệp, 4 công ty trực thuộc và 1 ngân hàng liên doanh.Tính đến cuối năm 2009, Vietinbank có mạng lưới là 954 đơn vị so với năm 2008 tăng 208 đơn vị mạng lưới, tỷ lệ tăng 28%.

Năm 2010 VietinBank tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động và có quy mơ lớn thứ 2 tại Việt Nam. VietinBank tiếp tục đẩy mạnh mở rộng mạng lưới ra thị trường quốc tế, trong năm 2010 đã khai trương văn phòng đại diện tại Frankfurt, CH Liên bang Đức Đến cuối năm 2010, tồn hệ thống có 152 chi nhánh, 942 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm, 1 sở giao dịch, 3 văn phòng đại diện, 3 đơn vị sự nghiệp, 5 công ty trực thuộc và 1 ngân hàng liên doanh. So với năm 2009 thì năm 2010 Vietinbank cũng tiếp tục mở rộng đơn vị mạng lưới lên 1.107 đơn vị tăng 16% so với năm 2009. Trong năm 2010, VietinBank đã tăng vốn thành công hơn 3.000 tỷ đồng, đồng thời ký kết thành cơng các văn kiện hợp tác và đầu tư, chính thức lựa chọn Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) là cổ đơng chiến lược nước ngoài đầu tiên. Ngân hàng cũng tiếp tục đàm phán với Bank of Novascotia (Canada) để trở thành cổ đông chiến lược trong năm 2011.

Trong năm 2011, VietinBank sẽ đánh giá lại hoạt động của tồn bộ các chi nhánh, phịng giao dịch, điểm giao dịch để có giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh song song với việc tiếp tục nghiên cứu và mở rộng mạng lưới tại các địa bàn tiềm năng, các khu đô thị, thương mại, khu công nghiệp. Trong Quý II năm 2011 VietinBank sẽ khai trương hai chi nhánh tại CHLB Đức và thực hiện các thủ tục mở Chi nhánh tại Lào và Myanmar. Quý II năm 2011 Vietinbank kiến chính thức khai trương chi nhánh tại Đức. Vietinbank tiếp tục duy trì và phát triển mạng lưới rộng lớn khắp đất nước và vươn tầm ra quốc tế, điều nay cũng góp phần khẳng định năng lực của một ngân hàng thương mại cổ phần lớn và hướng tới mục tiêu là tập đồn tài chính quốc tế vào năm 2020.

Hiện tại, hệ thống mạng lưới của VietinBank 150 chi nhánh và hơn 1000 phòng giao dịch phủ khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước, VietinBank cịn đang vươn

mình mạnh mẽ ra thế giới, nỗ lực thực hiện chủ trương tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và gia nhập nền tài chính tồn cầu. VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên có mặt tại thị trường Châu Âu với hai chi nhánh tại Frankfurt và Berlin, CHLB Đức. Ngồi ra, Chi nhánh VietinBank tại Thủ đơ Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào cũng đã khai trương và đi vào hoạt động. Thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới ra các trung tâm kinh tế lớn của thế giới như: Ba Lan, Séc, Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Úc...

2.2.4.2. Danh tiếng, uy tính và khả năng hợp tác với các NHTM khác

Hiện nay ngân hàng thương mại cổ phần Cơng Thương có mối quan hệ đại lý với 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên thế giới: Wells Fargo (Mỹ), UniCredit (Ý),…

Với uy tín là ngân hàng có uy tín và thương hiệu mạnh quốc gia. Vietinbank trở thành thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thơng Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.

Ngồi ra, với hệ thống thanh tốn tốn thẻ banknet Vietinbank đã hợp tác và hợp tác với các ngân hàng trong hệ thống thẻ Smartlink và VNBC như ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương, Techcombank, Đông Á, Á Châu,…để giúp các chủ thẻ ATM ngày càng thuận tiện và giúp gia tăng số lượng thẻ ATM phát hành.

Ngày10/3/2011, IFC đa hoàn tất thủ tục và chuyển 3.540,2 tỷ VNĐ góp vốn chủ sở hữu vào VietinBank nâng vốn điều lệ của VietinBank lên 16.858.101triệu đồng (Vốn tự có đến thời điểm 10/3/2010 là 20.379.293 triệu đồng). IFC là một Tổ chức tài chính quốc tế lớn, có uy tín cao trên thế giới, thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới (WB). IFC bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1994 và đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Việt Nam thông qua việc đầu tư hỗ trợ thúc đẩy phát triển các DN, đặc biệt là trong các ngành tài chính ngân hàng, hạ tầng, sản xuất và dịch vụ. Việc VietinBank hợp tác lâu dài và toàn diện với IFC phù hợp với chiến lược của Chính phủ Việt Nam trong quá trình tăng cường hợp tác giữa Việt

Nam với ngân hàng thế giới và các thành viên của ngân hàng thế giới. Sự kiện này sẽ mở ra cơ hội phát triển cho cả hai bên, tận dụng được những lợi thế, tiềm năng to lớn của nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển trong tương lai.

Song song với đối tác IFC, VietinBank đã và đang tích cực thúc đẩy quá trình đàm phán với Ngân hàng Nova Scotia cùng đối tác tư vấn JP Morgan. Đến nay, hai bên đa có những thỏa thuận sơ bộ về giao dịch bán vốn cổ phần và dự kiến trong năm 2011 bank of Nova Scotia sẽ hồn tất thủ tục và trở thành cổ đơng chiến lược của VietinBank.

Vào tháng 5/2012, 250 triệu USD trái phiếu quốc tế của VietinBank đã phát hành thành công trên thị trường tài chính tồn cầu. Đây là Trái phiếu quốc tế đầu tiên phát hành bởi một định chế tài chính của Việt Nam (trái phiếu “trơn”, khơng có đảm bảo. Sự kiện này đã đưa VietinBank trở thành “Tổ chức huy động vốn hiệu quả nhất châu Á năm 2012 theo bình chọn của Tạp chí FinanceAsia. VietinBank cũng được Tổ chức Forber của Mỹ bình chọn là Doanh nghiệp Việt Nam duy nhất thuộc TOP 2000 Doanh nghiệp lớn nhất Thế giới và nhận được nhiều giải thưởng uy tín trong và ngồi nước. Vào cuối năm 2012 VietinBank ký kết hợp đồng hợp tác toàn diện với Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ (BTMU) mang về số tiền 17.000 tỷ đồng, tương đương 822 triệu USD, tăng vốn điều lệ của VietinBank

Với sự hợp tác với các ngân hàng thương mại trong nước và ngoài nước giúp Vietinbank tận dụng được những tiềm lực của các đối tác, điều nay làm tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam so với các ngân hàng thương mại khác.

2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam. Thƣơng Việt Nam.

2.3.1. Những điểm mạnh cơ bản:

Năm 2012, tổng tài sản của VietinBank tăng thị trường tiền tệ tại Việt Nam chịu nhiều tác động của chính sách, áp lực lạm phát v.v… dẫn tới sự cạnh tranh mạnh về nguồn vốn. Tuy nhiên, VietinBank đã có kết quả khả quan về tổng tài sản

đạt 503,5 tỷ đồng, tăng 9,4% so với 2011. VietinBank đã trở thành Ngân hàng có quy mơ tổng tài sản đứng thứ 1 tồn ngành. Nguồn vốn huy động tăng 9,3%; Dư nợ cho vay và đầu tư đạt tăng 13,16%; Lợi nhuận trước thuế của VietinBank đạt 8,168 tỷ đồng.

Là ngân hàng thương mại đi đầu trong đầu tư công nghệ ngân hàng bán lẻ hiện đại. Năm 2006 được sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà Nước,Vietinbank đã chuyển hệ thống Misac sang hệ thống BDS, đây là hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại được sử dụng trong các ngân hàng hiện đại tại Mỹ, Malaysia,..

Vietinbank đã đa dạng danh mục cho vay, hướng tới nhiều phân khúc thị trường và chú trọng công tác quản trị tín dụng nên tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay đã ngày càng giảm.

Vietinbank là ngân hàng 7 năm liên tiếp đạt Top 10 giải Thương hiệu mạnh Việt Nam. Top 10 giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, ngày 05/08/2008 Vietinbank vinh dự nhận được huân chương Độc Lập hạng nhì do Thủ tướng chính phủ trao tặng. Giải thưởng thương hiệu chứng khốn uy tín năm 2010, năm 2010 Vietinbank đã vinh dự nhận Giải Vàng về Chất lượng Quốc tế do tổ chức BID trao tặng là một giải thưởng uy tín dành cho những doanh nghiệp dẫn đầu trong từng lĩnh vực kinh doanh với những cam kết về chất lượng và sự quảng bá rộng rãi Văn hóa chất lượng của doanh nghiệp.

Với thành tích xuất sắc trong kinh doanh và phát triển thương hiệu bền vững, VietinBank vinh dự được trao giải Thương hiệu mạnh Việt Nam 2011. Đây là lần thứ 8 liên tiếp VietinBank nhận Giải thưởng này

Tại lễ trao giải Sao Vàng Đất Việt 2011, VietinBank là ngân hàng duy nhất được vinh danh 2 lần với giải thưởng TOP 10 Thương hiệu Việt Nam và TOP 10 doanh nghiệp tiêu biểu trách nhiệm xã hội.

2.3.2. Những điểm yếu cần khắc phục:

Là ngân hàng có quy mơ vốn đều lệ và tổng tài sản lớn trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng nếu so với các ngân hàng trên thế giới thì cịn q nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Nguồn vốn tăng nhanh qua các năm nhưng tốc độ tăng nguồn vốn tăng nhanh hơn tốc độ tăng vốn điều lệ do đó làm cho tỷ lệ an tồn vốn khơng đạt theo yêu cầu là 8,02% trong khi mức độ an toàn vốn đạt tiêu chuẩn từ 9%.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn mặc dù chất lượng tín dụng được nâng lên trong những năm gần đây.

Vietinbank có lợi thế về thẻ trong nước và chưa quan tâm đúng mức đến thị phần thẻ tín dụng quốc tế.

2.3.3. Vị thế của ngân hàng Vietinbank trong hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)