CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ SINH KẾ TẠI XÃ TÂN NHỰT
2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.1.3. Lịch thời vụ
Để xác định các thời điểm canh tác trong năm của cây trồng vật ni, đồng
thời phân tích được mối quan hệ các thời vụ canh tác với các nhân tố khác như thời tiết, khí hậu và cả những vấn đề về lao động, lịch thời vụ được áp dụng
Theo người dân, ở xã Tân Nhựt người dân thường gieo trồng 2 vụ lúa 1 năm. Vụ Hè Thu thường được gieo vào mùng 5 tháng 5 Âm lịch và đến khoảng tháng 7 Âm lịch thì thu hoạch. Giai đoạn đầu từ khi gieo sạ đến 20 ngày, lúa thường bị bọ trĩ, sâu cuốn lá. Đến giai đoạn làm đòng đẻ nhánh lúa thường bị bệnh đạo ơn, cháy bìa lá. Giai đoạn làm địng trổ lúa thường bị tiếp 2 bệnh trong giai đoạn đẻ nhánh và thêm sâu cuốn lá, sâu đục thân.
Riêng vụ Mùa, các giống lúa địa phương như Nàng Thơm, Tài nguyên thường được gieo trồng vì chất lượng lúa thơm ngon. Lúa Mùa thường được gieo
kéo dài khoảng 5 – 6 tháng. Sâu, bệnh phổ biến với cây lúa vụ Mùa thường là rầy nâu, cháy bìa lá.
Hình 2.1. Lịch thời vụ năm 2010 về các hoạt động sản xuất tại xã Tân Nhựt
Tháng (Âm lịch) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lúa hè thu Gieo Thu hoạch Sâu, bệnh
Lúa Mùa Gieo
Thu hoạch
Rầy nâu Sâu, bệnh Cải ná
Gieo hạt,
cấy hoạch Thu thuốc Sử lý Sử dụng thuốc sinh học Khổ qua Gieo hạt Thu hoạch Sử lý thuốc Sử dụng thuốc sinh học Rau rền mồng tơi Thu hoạch Gieo hạt Sử lý thuốc Sử dụng thuốc sinh học Cá Thả cá giống Thu hoạch Lượng
mưa Mưa nhiều
Nhu cầu
lao động
Chăn
nuôi heo Dịch heo tai xanh
Nguồn: Thảo luận nhóm năm 2010.
Khó khăn nhất với người dân trong sản xuất lúa là thời tiết, sâu bệnh, giá vật tư đầu vào cao, thiếu lao động, khi bán hay bị thương lái ép giá, giá lúa thấp, năng suất khơng cao. Bình quân 1 năm, thu nhập từ lúa chỉ khoảng 20 triệu/ha.
Rau được trồng từ năm 2000 bắt đầu từ vài nơng hộ với diện tích gieo trồng khoảng 1 ha. Cải ná, khổ qua, rau dền và mồng tơi là các loại rau màu được trồng khá phổ biến ỡ xã. Người dân thường trồng luân canh 1 năm 2 hoặc 3 vụ với năng
suất mỗi vụ bình quân vụ cải ná 15 tấn/ha, khổ qua khoảng 13 tấn/ha và rau dền, mồng tơi khoảng 10 tấn/ha. Bình quân thu nhập một hộ trồng rau từ 130 triệu/ha/năm đến 202 triệu/ha/năm. Như vậy có thể thấy bình quân thu nhập từ rau gấp từ 6,5 đến 10 lần thu nhập từ lúa. Tuy nhiên sản xuất rau gặp khơng ít khó khăn nhất là thị trường tiêu thụ đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật trong q trình trồng khá gắt gao, người trồng muốn có thị trường tiêu thụ ổn định phải áp dụng theo quy tắc Việt
Gap. Hiện tại nhiều hộ dân chưa có điều kiện áp dụng các khoa học kỹ thuật mới vì diện tích canh tác ít, và nguồn nước tưới tiêu phụ thuộc chủ yếu vào nước mưa (mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng 3 Âm lịch đến tháng 11, nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9). Việc nâng cao kiến thức kỹ thuật cho hộ dân trồng rau là một trong những trọng điểm cần tập trung tại xã.
Cá được nuôi phổ biến từ những năm 1995. Các loại cá nuôi phổ biến tại xã Tân Nhựt là các loài cá nước ngọt nuôi ghép như cá mè, cá chép, cá rô phi, cá diêu hồng, cá tra. Các hộ dân ấp 3 có thể lấy nguồn nước tương đối cịn sạch, ít ơ nhiễm từ các con sơng ở phía Long An về nên đây là ấp có diện tích ni cá lớn nhất và tập trung nhất xã. Bình qn ni từ 7 đến 10 tháng có thể thu hoạch cá thịt. Mỗi ha nuôi cá thịt năng suất khoảng 15 đến 20 tấn, bình qn với 1 ha ni cá ghép doanh thu được từ 210 đến 340 triệu. Tuy nhiên chi phí đầu vào ni cá khá cao, bình
quân cũng từ 70 triệu đến 100 triệu/ha. Như vậy thu nhập từ 1 ha cá ghép từ 140
đến 240 triệu/ha.
Có thể thấy rằng thu nhập từ cá mang lại là cao nhất so với các loại cây trồng tuy nhiên đây là mơ hình địi hỏi vốn đầu tư cao, nhiều yêu cầu kỹ thuật, nguồn
nước khơng ơ nhiễm.
Để phát triển mơ hình này và những hộ dân có thể an tâm sản xuất, nguồn
nước sản xuất phải được đảm bảo, đồng thời cần hỗ trợ thường xuyên về khoa học
kỹ thuật, hỗ trợ vốn vay và nhất là thị trường tiêu thụ vì đa số hộ dân sản xuất cá vẫn tự tìm thị trường riêng lẻ, chưa có hợp đồng về đầu ra để họ đẩy mạnh đầu tư sản xuất
Riêng về chăn nuôi, heo là vật nuôi chủ yếu của hộ dân. Tuy nhiên năm 2010, dịch heo tai xanh xảy ra vào khoảng tháng 3 và 4, gây nhiều tổn thất cho hộ sản xuất. Nhằm hạn chế việc người chăn nuôi bán heo bệnh khiến nguy cơ lây lan dịch tăng cao, thành phố đã thực hiện chính sách hỗ trợ tiêu hủy heo bệnh với mức 25.000 đồng/kg, chính quyền địa phương xã phối hợp với Chi cục Thú y thành phố vận động những hộ dân có heo bệnh tiêu hủy và áp dụng nguyên tắc phòng trước, chống sau, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và tổ chức tiêm phòng bổ sung các bệnh truyền nhiễm, cũng như khi có dấu hiệu heo bệnh phải báo ngay với các cơ quan có thẩm quyền để sử lý kịp thời, đồng thời không vứt heo bệnh chết xuống sông rạch.
Theo ý kiến thảo luận nhóm, chăn ni trong những năm gần đây hay xảy ra dịch bệnh, những hộ chăn nuôi đã biết dấu hiệu nhận biết bệnh, tuy nhiên hộ dân thường để tự cứu chữa, khi khơng khỏi mới báo chính quyền địa phương. Bên cạnh
đó, khi dịch bệnh xảy ra, mặc dù nhiều hộ có heo ni vẫn khỏe mạnh nhưng rất
khó khăn để ni tiếp vì sợ dịch bệnh ảnh hưởng, chi phí đầu vào tăng cao nhưng
khi bán lại bị thương lái nhân cơ hội này ép giá người chăn ni. Vì thế đối với
những hộ chăn ni tại xã, điều họ mong muốn nhất là ổn định chi phí đầu vào, có nguồn tiêu thụ ổn định, khơng bị ép giá nếu có dịch bệnh xảy ra. Và điều mong
muốn tiếp theo là lãnh đạo địa phương kiểm sốt nhiều hơn những hộ chăn ni có heo bệnh nhưng không báo cáo để kịp thời sử lý, tránh gây dịch bệnh phát tán rộng trên địa bàn