Thống kê giới tính chủ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nguồn sinh kế của người dân tại xã tân nhựt huyện bình chánh tp HCM (Trang 47 - 49)

- Giới tính chủ hộ

Chủ hộ là người thường giữ vai trò quan trọng, quyết định trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình đặc biệt ở nơng thơn. Thường ở gia đình

vùng nơng thôn, người nam là chủ hộ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn nữ. Cụ thể theo kết quả điều tra, trong 169 hộ có 119 chủ hộ là nam chiếm 70,4%, trong khi chủ hộ là nữ chỉ có 50 người chiếm 29,6%. Theo quan điểm xưa nay của nhiều người, nam làm chủ hộ vẫn tốt hơn, có thể làm kinh tế gia đình khá giả hơn. Tuy nhiên, kiểm

định Chi-Square giữa giới tính của chủ hộ và trình độ kinh tế của hộ cho thấy khơng

tồn tại mối quan hệ này (Chi-Square Prob = 0,286) (phụ lục 12).

Bảng 3.7. Thống kê giới tính chủ hộ Giới Giới tính Nhóm nghèo Nhóm Trung bình Nhóm Giàu Tổng Số

người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %

Nam 41 77,4 59 69,4 19 61,3 119 70,4

Nữ 12 22,6 26 30,6 12 38,7 50 29,6

Tổng 53 100,0 85 100,0 31 100,0 169 100,0 Nguồn: Khảo sát và tính tốn tổng hợp

- Chỉ tiêu sức khỏe, tuổi và học vấn của chủ hộ

Đối với những hộ nghèo, sức khỏe của chủ hộ có bệnh và yếu chiếm tỷ lệ

cao hơn những chủ hộ có sức khỏe tốt và bình thường. Khi so sánh với những hộ trung bình, hộ giàu về tỷ lệ chủ hộ yếu có bệnh thì tỷ lệ này ở hộ nghèo vẫn là cao nhất. Trong khi đó, chủ hộ có sức khỏe tốt ở những hộ trung bình, giàu nhìn chung cao hơn hộ nghèo (chủ hộ ở hộ nghèo có sức khỏe tốt chỉ chiếm 24,5%, nhỏ hơn nhiều so với hộ trung bình là 47,1% và hộ giàu là 58,1%) Như vậy, những hộ giàu, trung bình có điều kiện để chăm sóc sức khỏe nhiều hơn những hộ nghèo, nên tỷ lệ chủ hộ có bệnh, yếu trong hộ thấp trong khi tỷ lệ khỏe mạnh cao hơn.

Về tuổi tác, trong khi hộ nghèo có độ tuổi từ 51 đến 65 chiếm tỷ lệ cao nhất (39,6%) thì hộ trung bình và giàu có xu hướng tuổi chủ hộ trẻ hơn chiếm đa số, cụ thể chủ hộ từ 31 đến 51 tuổi chiếm 47,1% trong hộ trung bình và 41,9% trong hộ giàu

Về trình độ học vấn, tỷ lệ những chủ hộ khơng biết chữ ở hộ nghèo cao hơn hẳn khi so sánh với hộ trung bình và giàu. Trong khi những hộ nghèo khơng có chủ hộ nào học đến cấp 3 thì ở những hộ trung bình, con số này đã tăng lên với 12,9%.

Đặc biệt đối với những hộ giàu, số người đã học trung học, cao đẳng, đại học chiếm

tới 12,9%, trong khi hộ trung bình chỉ chiếm 1,2% (phụ lục 4).

Kiểm định Chi Square cho thấy có sự liên hệ giữa tình trạng hộ và học vấn chủ hộ, (Prob = 0,000) tuy nhiên chưa thật sự tin cậy (phụ lục 13).

- Nghề nghiệp và kỹ năng của chủ hộ

Nông nghiệp vẫn là nghề chính của chủ hộ ở cả ba nhóm hộ nghèo, trung

bình và giàu tuy nhiên có sự khác nhau về cơ cấu các ngành nghề cịn lại của chủ hộ. Các nghề chăn ni thủy sản, buôn bán kinh doanh, công nhân viên (nhà nước, công ty) chiếm tỷ lệ tăng dần từ hộ nghèo sang hộ trung bình rồi hộ giàu. Một xu hướng ngược lại diễn ra là số chủ hộ làm nội trợ giảm dần từ hộ nghèo sang hộ trung bình rồi hộ giàu. Khơng có hộ giàu nào mà chủ hộ đi làm mướn, làm công

nhân và trong khi chỉ 6,5% chủ hộ trong hộ giàu ở nhà làm nội trợ thì có đến 9,4% trong hộ trung bình và 28,3% hộ nghèo có chủ hộ làm nội trợ. Qua đó có thể nhận

định rằng số chủ hộ đi làm việc ở hộ giàu, hộ trung bình nhiều hơn ở nhóm hộ

nghèo.

Về kỹ năng của chủ hộ, trong 169 chủ hộ được phỏng vấn thì có 30 chủ hộ khơng trả lời câu hỏi này, còn lại 139 chủ hộ trả lời với kết quả tỷ lệ chủ hộ không qua đào tạo kỹ năng nào ở hộ nghèo cao nhất khi so với hộ trung bình và hộ giàu với 92,7% (hộ trung bình và hộ giàu lần lượt là 59,7% và 35,5%). Tỷ lệ chủ hộ có qua đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp thì hộ giàu chiếm tỷ lệ cao nhất với 64,3%

trong khi hộ nghèo chỉ 7,7% (phụ lục 5).

Kiểm định Chi Square về mối liên hệ giữa kỹ năng chủ hộ với tình trạng kinh tế hộ, cho thấy có sự quan hệ chặt chẽ (Prob = 0,000<0,05). Rõ ràng có căn cứ khoa học để nói rằng giữa chúng có mối quan hệ. Có thể những hộ giàu có điều kiện, thời gian để tham gia tập huấn, đào tạo nhiều hơn những nhóm hộ khác, hoặc có thể nhờ có kỹ năng họ biết cách quản lý việc sản xuất kinh doanh của hộ nên một phần làm cho kinh tế hộ khá hơn (phụ lục 14).

3.1.2. Nguồn lực vật chất 3.1.2.1. Nhà ở 3.1.2.1. Nhà ở

Từ mẫu điều tra thấy rằng 100% hộ giàu có nhà kiên cố, trong khi với nhóm hộ trung bình thì nhà kiên cố và nhà cấp 4 chiếm gần 99% và chỉ có hơn 1% hộ cịn nhà tạm. Tuy nhiên đối với hộ nghèo thì nhà cấp 4 và nhà tạm chiếm gần 91%, có rất ít chỉ khoảng 9% hộ dân nghèo có nhà kiên cố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nguồn sinh kế của người dân tại xã tân nhựt huyện bình chánh tp HCM (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)