Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại HDBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP hồ chí minh (Trang 43)

Chương 1 : Tổng quan về dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM

2.3 Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại HDBank

2009 - 2012

Xét theo nhóm khách hàng, số liệu HDBank được theo dõi theo 2 nhóm khách hàng chính là nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời do khơng có khả năng để bóc tách số liệu của khối khách hàng là DNNVV ra khỏi khách hàng doanh nghiệp nên luận văn chỉ phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHBL của HDBank theo đối tượng khách hàng là cá nhân và hộ kinh doanh gia đình. Đây là hạn chế về mặt số liệu của luận văn tuy nhiên vẫn có thể đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.

2.3.1 Hoạt động huy động vốn 2.3.1.1 Sản phẩm huy động vốn 2.3.1.1 Sản phẩm huy động vốn

Nhìn chung các sản phẩm huy động vốn của HDBank tương đối đa dạng và phong phú, đặc biệt là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, đa dạng, phong phú và linh hoạt về phương thức trả lãi như trả lãi cuối kỳ, trả lãi trước, trả lãi hàng tháng, hàng quý, hàng năm…… Bên cạnh sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn là sản phẩm chủ đạo về tiền gửi tiết kiệm, HDBank còn phát triển thêm các sản phẩm Tiền gửi tiết kiệm tiền lãi trao ngay, Tiết kiệm Online, Tiết kiệm tích lũy tương lai, và đặc biệt là Tiết kiệm Bảo An tương lai, đây là một trong những sản phẩm đột phá với chương trình bảo hiểm cực hấp dẫn tối đa lên đến 24 tỷ đồng tặng kèm cho khách hàng khi tham gia.

Tương tự như sản phẩm trên ở HDBank thì Sacombank có Tiết kiệm Bảo An vẹn tồn và ACB có Tiết kiệm – bảo hiểm Lộc Bảo Tồn. Khơng nằm ngoài xu hướng chung trên thế giới, hệ thống Ngân hàng và Bảo hiểm Việt Nam cũng đang xích lại gần nhau bằng sự liên kết trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, theo hướng tạo nên sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Cùng với HDBank, các NHTM khác cũng tung ra nhiều sản phẩm riêng của mình nhằm chủ yếu tập trung khai thác nhu cầu gửi ngắn hạn của khách hàng, rút vốn trước hạn nhưng vẫn được lãi suất, hay tiền gửi tiết kiệm nhưng vẫn có đặc điểm gần giống với tiền gửi thanh toán.

sản phẩm cơ bản mà ngân hàng nào cũng có là Tiền gửi thanh tốn và Tiền gửi có kỳ hạn ra thì HDBank chỉ có thêm sản phẩm Tiền gửi lãi suất lũy tiến, so với 1 loạt các sản phẩm tiền gửi thanh tốn của ACB thì HDBank cần thực sự phát triển thêm nhiều sản phẩm tiền gửi thanh toán riêng của mình để đảm bảo khả năng thu hút khách hàng, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng để có thể đảm bảo tính cạnh tranh so với các NHTM khác.

Bảng 2.5 So sánh các sản phẩm huy động vốn bán lẻ của HDBank với Sacombank và ACB

2.3.1.2 Tình hình huy động vốn của HDBank

Về kết quả huy động vốn:

Biểu đồ 2.2 Kết quả huy động vốn của HDBank giai đoạn 2009 - 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank

Kết quả huy động vốn nói chung và huy động vốn bán lẻ nói riêng của HDBank từ 2009 đến 2012 đều tăng, với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn này đạt 49%. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu năm 2008, nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2009-2012 đối mặt với tình trạng suy thối, đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, HDBank đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình hình huy động vốn. Năm 2009 HDBank đã hồn thành chương trình CoreBanking, ứng dụng phần mềm NH lõi để phát triển sản phẩm mới, đưa vào hoạt động nhiều sản phẩm huy động mới, đồng thời nâng cao chất lượng quản trị hệ thống, triển khai thành công 2 sản phẩm dịch vụ: Internet Banking và SMS Banking đưa vào chính thức hoạt động năm 2010. Điều này đã góp phần mang lại kết quả tăng trưởng khả quan đối với nguồn vốn huy động bán lẻ giai đoạn 2009-2012.

bán lẻ đạt 25.957 tỷ đồng, chiếm 56% tổng vốn huy động, với tốc độ tăng trưởng khá cao so với năm 2011 là 76%. Có được kết quả này là do trong năm 2012 HDBank đã triển khai 1 loạt các sản phẩm đa dạng, phong phú, linh hoạt trong phương thức trả lãi như trả lãi cuối kỳ, trả lãi trước, trả lãi hàng tháng, hàng quý, hàng năm…., đồng thời phát triển thêm 2 sản phẩm mang tính đột phá là sản phẩm tiền gửi Tích lũy tương lai và tiền gửi Bảo An tương lai với chương trình bảo hiểm cực hấp dẫn tối đa lên đến 24 tỷ đồng tặng kèm khách hàng khi tham gia. Bên cạnh đó đi kèm với 1 loạt những chương trình khuyến mãi và ưu đãi lớn cho các khách hàng gửi tiết kiệm đã thu hút được nhiều khách hàng quan tâm đến các sản phẩm tiền gửi tại Ngân hàng.

Về cơ cấu huy động vốn

Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

Bảng 2.3 Cơ cấu huy động vốn bán lẻ HDBank theo kỳ hạn ( 2009 – 2012)

Đvt: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu huy động vốn bán lẻ HDBank theo kỳ hạn (2009 – 2012)

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của HDBank

Về cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn, ta thấy ở HDBank giai đoạn 2009-2012 chủ yếu tập trung ở kỳ hạn dưới 12 tháng. Năm 2009 và 2010 là 2 năm diễn ra cuộc chạy đua lãi suất huy động của các Ngân hàng, đặc biệt tại các kỳ hạn ngắn, thời điểm này các Ngân hàng đẩy mức lãi suất huy động tiến sát với mức lãi suất trần cho vay. HDBank là Ngân hàng nằm trong danh sách là một trong những Ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên gần kịch trần để giữ chân khách hàng, trước những diễn biến nóng của lãi suất huy động như vậy thì đa số người dân với tâm lý kỳ vọng lãi suất tiếp tục tăng nên chọn những gói sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn ngắn. Chính vì vậy giai đoạn này nguồn vốn huy động của HDBank chủ yếu tập trung ở kỳ hạn dưới 6 tháng, chiếm khoảng 73% tổng vốn huy động bán lẻ, tốc độ tăng trưởng năm 2010 đạt 20% so với năm 2009. Đứng thứ nhì trong tổng vốn huy động bán lẻ là nguồn vốn huy động ở kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng, chiếm tỷ trọng 16% năm 2009 và 13% năm 2010.

suất huy động vốn, cụ thể ở thời điểm này là 12%/năm, các Ngân hàng đồng loạt đưa ra mức lãi suất tiết kiệm ở hầu hết các kỳ hạn là 12%/năm, cuộc đua lãi suất dừng lại. Đến năm 2011, mức tăng trưởng của nguồn vốn kỳ hạn dưới 6 tháng tiếp tục tăng một cách mạnh mẽ, kéo theo đó là sự sụt giảm ở 2 kỳ hạn 6-12 tháng và trên 12 tháng. Lý giải cho kết quả này là do trong năm 2011, trong khi một số ngân hàng bán lẻ khác có sự phân biệt lãi suất huy động giữa các kỳ hạn như ACB áp mức lãi suất cao nhất 14%, Techcombank là 13.9% cho kỳ hạn 12 tháng và thấp hơn cho các kỳ hạn cịn lại thì HDBank lại áp dụng biểu lãi suất kiểu đường thẳng với mức lãi suất 14%/năm cho tất cả các kỳ hạn. Tâm lý người gửi tiền khi gửi thường lựa chọn theo mức lãi suất cao, nhưng khi có sự ngang bằng lãi suất giữa các kỳ hạn thì sẽ ưu tiên chọn các kỳ hạn ngắn để gửi tiền. Chính vì vậy mà năm 2011, vốn huy động ở các kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng và trên 12 tháng ở HDBank có sự sụt giảm mạnh, tỷ lệ tăng trưởng âm khoảng 62%, từ chiếm tỷ trọng 13% năm 2010 xuống còn 3% trong tổng vốn huy động bán lẻ năm 2011. Thay vào đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vốn kỳ hạn dưới 6 tháng, chiếm 92% trong tổng huy động bán lẻ và đạt mức tăng trưởng 93%.

Đặc biệt ở năm 2012, có sự dịch chuyển nguồn vốn từ kỳ hạn dưới 6 tháng sang kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng do bởi sự thay đổi chính sách lãi suất của HDBank. Ở năm này, HDBank khơng cịn áp dụng biểu lãi suất đường thẳng nữa mà đã có sự phân biệt mức lãi suất giữa các kỳ hạn, nhằm thu hút nguồn vốn trung và dài hạn nên HDBank đã tăng mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng lên 12%/năm, và hạ mức lãi suất của các kỳ hạn thấp hơn xuống còn 9%/năm, kết quả đã rút ngắn sự chênh lệch tỷ trọng giữa 2 kỳ hạn.

Về huy động vốn không kỳ hạn của HDBank bao gồm sản phẩm tiền gửi thanh tốn và tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn là những sản phẩm được HDBank triển khai với mục đích đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thanh toán của KH. Do nhu cầu thanh toán và gửi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn trong dân cư không cao nên tỷ trọng của huy động vốn không kỳ hạn thấp, năm 2009 đạt 124 tỷ đồng và đến năm 2012 là 201 tỷ đồng. Nhìn chung trong 4 năm, huy động vốn không kỳ hạn tăng 77 tỷ đồng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đồng đều, năm 2011 giảm 46% so với năm 2010, đến 2012 tăng 91%.

Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vẫn là sản phẩm chủ đạo trong danh mục huy động tiền gửi của HDBank. Đây là sản phẩm truyền thống và cũng là sản phẩm được HDBank tập trung huy động với mức lãi suất cạnh tranh và với các sản phẩm đa dạng.

Tuy nhiên HDBank cũng cần chú trọng phát triển thêm các sản phẩm không kỳ hạn khác nhằm tăng thêm doanh số cho Ngân hàng.

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

Bảng 2.4 Cơ cấu huy động vốn bán lẻ HDBank theo loại tiền (2009-2012)

Đvt: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu huy động vốn bán lẻ HDBank theo loại tiền ( 2009 – 2012)

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của HDBank

Trong 4 năm, tỷ trọng tiền gửi VND luôn tăng và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng huy động vốn bán lẻ, đặc biệt là năm 2012 chiếm 87%. Mức tăng trưởng bình quân đạt 71% do sự hấp dẫn của lãi suất huy động VND có thời điểm được các ngân hàng đẩy lên tới 17%/năm vào cuối năm 2010 đã thu hút các khách hàng lựa chọn đồng nội tệ để đầu tư tiền gửi. Tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ có xu hướng giảm dần từ 15% năm 2009 xuống còn 7% năm 2012, sự chuyển dịch này nằm trong xu thế chung của các NHTM trong hệ thống. Nguyên nhân do giai đoạn này nhằm ổn định thị trường ngoại hối theo chính sách chung của NHNN, HDBank đã giảm dần lãi suất huy động USD từ 5,2%/năm kỳ hạn 12 tháng vào tháng 12/2010 xuống còn 3%/năm vào tháng 4/2011 đến 2012 ổn định ở mức 2%/năm, dẫn đến chênh lệch lãi suất giữa VND và USD ngày càng lớn.

Từ những phân tích trên có thể thấy được đặc điểm của nguồn vốn huy động bán lẻ của HDBank như sau:

- Về kỳ hạn: nguồn vốn huy động của HDBank chủ yếu tập trung ở kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống vì đây là kỳ hạn có mức lãi suất hấp dẫn đồng thời phù hợp với tâm lý kỳ vọng và khả năng kế hoạch dòng tiền của khách hàng, tuy nhiên tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn khá cao dễ dẫn đến rủi ro về thanh khoản cho Ngân hàng.

hơn so với USD

2.3.2 Hoạt động tín dụng

2.3.2.1 Sản phẩm dịch vụ cho vay của HDBank

Bảng 2.7 So sánh các sản phẩm cho vay của HDBank với Sacombank và ACB

Nguồn: Website các ngân hàng

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay giữa các NHTM càng gay gắt. Đòi hỏi các Ngân hàng phải phát triển các sản phẩm cho vay ngày càng phong phú và đa dạng hơn.

Các sản phẩm cho vay của HDBank nhìn chung khơng có gì nổi trội so với các Ngân hàng khác, cụ thể là so với ACB có phần kém đa dạng hơn. Tuy vậy HDBank cũng

chọn bất cứ khi nào họ có nhu cầu.

Nổi bật trong các sản phẩm cho vay của HDBank phải kể đến là cho vay bất động sản. Năm 2012 HDBank đã triển khai những hoạt động liên kết, hợp tác với các chủ đầu tư dự án bất động sản, 2 bên hợp tác trong quá trình cho vay và quản lý tài sản thế chấp, tạo ra các sản phẩm cho vay bất động sản đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2.3.2.2 Tình hình cho vay của HDBank

Theo đặc thù của ngành Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, hoạt động tín dụng là mảng hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu của HDBank. Để thuận lợi trong việc quản lý và hoạch định chiến lược phát triển, các sản phẩm tín dụng của HDBank được phân loại và quản lý theo thời hạn, đối tượng vay và mục đích của khoản vay theo quy định chung của Ngân hàng.

Xét về tổng thể, giai đoạn từ 2009 đến 2012, hoạt động tín dụng của HDBank có sự phát triển khá mạnh mẽ, tổng dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước. Là Ngân hàng bán lẻ, HDBank xác định nhóm khách hàng cá nhân là nhóm khách hàng mục tiêu, Ngân hàng đã có những nỗ lực trong việc mở rộng và phát triển mạng lưới khách hàng này.

Đến năm 2012, dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 8.719 tỷ đồng, chiếm 41% tổng dư nợ tín dụng.

Bảng 2.6 Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ HDBank giai đoạn 2009 – 2012

Đvt:Tỷ đồng

Về tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của tín dụng bán lẻ

Nhìn chung giai đoạn 2009-2012 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ khá cao, đạt 56% năm 2010 và năm 2012 lên đến 72%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đều, năm 2011 tín dụng bán lẻ của HDBank tăng trưởng âm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tháng 2/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20% nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, cùng với chính sách mở rộng đối tượng khách hàng doanh nghiệp của HDBank, thắt chặt đối với các khoản vay không đảm bảo, hạn chế vốn ở các lĩnh vực phi sản xuất, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất. Vì vậy mà năm 2011 nguồn vốn cho vay có sự dịch chuyển từ khối khách hàng cá nhân sang khối khách hàng doanh nghiệp. Tỷ trọng tín dụng bán lẻ năm này chỉ chiếm 37% trong tổng tín dụng HDBank.

Đến năm 2012, hoạt động tín dụng của HDBank có sự cân đối trở lại giữa bán lẻ và bán buôn. HDBank đã triển khai chương trình ưu đãi lãi suất cho vay với tổng hạn mức tín dụng là 2.000 tỷ đồng. Theo đó, đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn sẽ được tham gia chương trình cho vay phát lộc của HDBank với mức lãi suất ưu đãi 8,6tr/năm trong 3 tháng đầu tiên để vay mua nhà ở và vay bổ sung vốn kinh doanh. Ngoài ra, HDBank cũng áp dụng mức giảm lãi suất lên đến 4%/năm cho các đối tượng khách hàng còn lại, đáp ứng đủ các điều kiện vay để sản xuất kinh doanh, vay mua, sửa nhà, vay mua xe ô tô và vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo. Nhờ các chính sách kích thích tăng trưởng tín dụng như vậy mà năm 2012 đã có sự phục hồi mạnh mẽ trở lại của hoạt động tín dụng bán lẻ. Đến cuối năm 2012 đạt 8.719 tỷ đồng, chiếm 41% tổng dư nợ tín dụng, đạt mức tăng trưởng 72% so với năm 2011.

Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ và bán bn giai đoạn 2009 - 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank 2012

Về chất lượng tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP hồ chí minh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)