Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tơn giáo, khơng có ngoại lệ về giàu- nghèo hay trình độ học vấn. Vấn nạn bạo lực gia đình
(BLGĐ) chủ yếu xuất phát từ các tệ nạn xã hội do người chồng hoặc người vợ mắc phải như: Nghiện rượu, cờ bạc, con cái hư hỏng, vi phạm pháp luật... Một khi tế bào gia đình đã bị các tệ nạn xã hội xâm nhập vào thì tất yếu sẽ dẫn đến chuyện vợ chồng lục đục, kinh tế gia đình trở nên khó khăn. Từ đó, những mâu thuẫn, xích mích giữa vợ với chồng trong gia đình sẽ nảy sinh và ngày càng trở nên gay gắt; đỉnh điểm của những hành vi này là tình trạng bạo hành.
1.3.1. Các hình thức bạo lực gia đình
Hành vi bạo lực gia đình được chia làm 5 nhóm: bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất, bạo lực kinh tế, bạo lực xã hội và bạo lực tình dục, cụ thể như sau:
Nhóm 1, nhóm hành vi bạo lực về tinh thần: bao gồm các hành vi lăng
mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ơng, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Nhóm 2, hành vi bạo lực về thể chất hay thể xác: bao gồm hành vi
hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
Nhóm 3, hành vi bạo lực về kinh tế: bao gồm chiếm đoạt, huỷ hoại, đập
phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép thành viên gia đình lao động q sức, đóng góp tài chính q khả năng của họ hoặc là kiểm sốt thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
Nhóm 4, nhóm hành vi bạo lực về tình dục: gồm các hành vi cưỡng ép
Nhóm 5, nhóm hành vi bạo lưc về xã hội: ngăn cản các hoạt động giao lưu, mở rộng các mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh.
Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động và trái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Bạo lực gia đình khơng cịn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng. Bạo lực khơng chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà cịn có ở các gia đình học vấn cao, khơng chỉ có ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà cịn nảy sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt và khơng chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hơn mà cịn có cả những đơi vợ chồng sống cùng nhau hàng chục năm.
1.3.2. Các hậu quả của bạo lực gia đình
Hậu quả đối với nạn nhân
- Về thể chất: Sức khỏe bị hủy hoại, thương tích đau đớn, có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến tử vong.
- Về tinh thần: Luôn ám ảnh bị bạo lực; chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng.
- Về sức khỏe sinh sản: Mang thai ngoài ý muốn, thai nhi suy dinh dưỡng, sẩy thai, đẻ non, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV.
Hậu quả đối với người gây bạo lực gia đình
- Phá hỏng mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà-cháu, cảm thấy cô đơn ngay trong gia đình.
- Phải đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính khi gây ra bạo lực gia đình. - Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân.
Hậu quả với trẻ em
- Với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi: Khóc nhiều, suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ, e ngại khi tiếp xúc với người lạ.
- Với trẻ trong độ tuổi trước vị thành niên: thiếu tập trung và khơng có khả năng chơi tích cực; vụng về, lóng ngóng và hay gây rối; tránh va chạm và dễ chiều theo ý người khác; mất hứng thú với các hoạt động xã hội và giảm năng lực xã hội; lẩn tránh các mối quan hệ với các bạn cùng lứa tuổi.
- Với trẻ vị thành niên: Học kém, bỏ học, phạm tội, uống rượu, hút thuốc lá và nghiện ma túy; thiếu tin tưởng vào người lớn; bỏ đi khỏi nhà; có thể có các hành vi bạo lực như người lớn; chán nản và có ý nghĩ tự tử; thậm chí tự tử.
Hậu quả đối với gia đình
- Li thân, li hôn.
- Tốn tiền chữa trị và phục hồi sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho nạn nhân và người chứng kiến bạo lực gia đình.
- Giảm thời gian và năng suất lao động từ đó giảm thu nhập gia đình. - Khơng có khả năng làm trịn bổn phận với gia đình nội, ngoại.
Hậu quả đối với xã hội
- Giảm sự đóng góp của nạn nhân và người gây bạo lực gia đình đối với xã hội tạo ra lực lượng lao động tương lai có sức khỏe thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo.
- Nếu không xử lý triệt để, xã hội sẽ chấp nhận và dung túng cho bạo lực gia đình.
- Hạn chế hiệu quả cơng tác phịng chống HIV/AIDS và kiểm sốt mất cân bằng giới tính khi sinh.
1.3.3. Các nguyên nhân bạo lực gia đình
Các hành vi bạo lực gia đình có nhiều nguyên nhân, nhưng có hai nguyên nhân chính: từ phía cá nhân và từ phía xã hội. Phần lớn các hành vi
bạo lực thường diễn ra trong những gia đình có chồng (vợ) nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, mại dâm,…
Theo điều tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu, say rượu (60%), những gia đình này thường có hồn cảnh kinh tế khó khăn, học vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định.
Bạo lực gia đình là do rượu và ma túy: Khi sử dụng các chất kích thích như rươu, ma túy… nam giới thường có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng hành vi bạo lực, chẳng hạn như nhiều người thường lấy cớ say rượu, thua bạc để đánh đập, hành hạ vợ con, bắt vợ phải đưa tiền để đi uống rượu và chơi cờ bạc. Tuy nhiên, không ai lý giải được tại sao những người có hành vi bạo lực đấy chỉ thực hiện với vợ, con mà không phải với những người khác.
Bạo lực gia đình thường xảy ra trong những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn: Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có sự căng thẳng về thần kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi trong gia đình và cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của mình để gây ra bạo lực với vợ. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi cho nghèo đói vì nhiều gia đình khá giả vẫn có bạo lực và nhiều gia đình kinh tế khó khăn nhưng vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp.
Do đó, yếu tố được coi là nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình và là yếu tố cơ bản nhất gây ra nạn bạo lực gia đình là: nhận thức về vấn đề bình đẳng giới rất hạn chế, bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình:
- Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới, đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong tục tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội: tư tưởng trọng nam, khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia đình - “một điều nhịn là chín điều lành”… Những quan niệm này đã khiến cho người nam giới cho
rằng họ có vai trị trụ cột trong gia đình, có quyền định đoạt mọi việc, họ ln có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đình nên có thể mắng chửi vợ một vài câu là điều bình thường, thậm chí tát vợ một vài cái cũng khơng sao; hay do hiểu sai mục đích của biện pháp nghiêm khắc trong giáo dục con cái theo quan niệm “yêu cho roi, cho vọt” dẫn đến nhiều bậc cha mẹ tự cho mình quyền được đánh đập, hành hạ con cái mình. Trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình tạo thành tâm lý cam chịu khi trở thành phụ nữ và hình thành thói quen của nam giới cho rằng bạo lực gia đình như một biện pháp cần thiết để giải quyết mâu thuẫn gia đình.
- Nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước bạo hành gia đình cịn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn cam chịu; họ mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, họ sợ: “vạch áo cho người xem lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười…
- Cộng đồng, xã hội coi vấn đề bạo lực gia đình là chuyện thông thường, chuyện riêng của mỗi gia đình: “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự can thiệp, lên án của cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính chất nhất thời, mờ nhạt. Một bộ phận lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề của gia đình. Chưa xử lý triệt để các vụ việc bạo lực gia đình xảy ra tại địa phương. Chính quyền chỉ vào cuộc với những vụ bạo lực gia đình có hậu quả nghiêm trọng khi nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân có đơn kêu cứu. Trong cơng tác hịa giải, thường khuyên phụ nữ nín nhịn mà khơng triệt để xử lý theo pháp luật người gây bạo lực gia đình. Do đó, bạo lực gia đình vẫn có điều kiện tồn tại và phát triển.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình song nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức. Bạo lực gia đình chính là một biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của chế độ gia trưởng. Các yếu tố khác như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu thuẫn gia đình, ngoại tình… được xem là nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm gia tăng nguy cơ của
bạo lực gia đình. Điều đáng tiếc là một bộ phận không nhỏ phụ nữ và nam giới khơng cảm nhận được sự bất bình đẳng này cũng như sự cần thiết phải thay đổi nó. Vì vậy, để giải quyết được triệt để vấn đề bạo lực gia đình, chúng ta cần chú ý giải quyết yếu tố nhận thức của nam giới, phụ nữ và của cả cộng đồng.
Xóa bỏ “khoảng cách giới” là một vấn đề cấp bách như nhu cầu về cơm ăn, áo mặc. Thực tế đã chứng minh rằng: “thực hiện sự bình đẳng về giới không chỉ đem lại lợi ích riêng cho nữ giới mà vì lợi ích chung của cả hai giới, vì sự phát triển tiến bộ chung của cả giới nam và giới nữ và vì sự tiến bộ của thế hệ mai sau”.
Tuy nhiên, hiện cũng nảy sinh khuynh hướng mới, đó là “mặt trái của nền kinh tế thị trường”, là “hệ quả tất yếu của xã hội hiện đại”. Bạo lực tinh thần, thường diễn ra trong những nhóm có kinh tế gia đình khá giả và giàu có, trình độ học vấn tương đối cao, nghề nghiệp ổn định…
1.4. Một số vấn đề chung về cơng tác xã hội nhóm với phụ nữ bị bạo lực gia đình
1.4.1. Mục đích và ý nghĩa CTXH nhóm với phụ nữ bị bạo lực gia đình
1.4.1.1. Mục đích
Cơng tác xã hội nhóm là mơi trường tốt tạo cơ hội cho các cá nhân phát triển, học hỏi và hàn gắn tổn thương, vì vậy, Klein (1972) đã đưa ra các mục đích của cơng tác xã hội nhóm như sau:
- Phịng ngừa: là việc dự đốn những khó khăn, vấn đề của bạo lực gia đình trước khi xảy ra và cung cấp những biện pháp cần thiết đáp ứng nhu cầu con người. Ví dụ như việc trang bị kiến thức, kỹ năng giúp nạn nhân bạo lực gia đình hiểu về các quyền của mình để ngăn ngừa việc bị bạo lực.
- Phục hồi: là q trình khơi phục cho nạn nhân bạo lực gia đình với những năng lực trước đây của họ. Phục hồi trong công tác xã hội nhóm là hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có đủ sức mạnh trở lại giải quyết những khó
khăn, vấn đề về tâm lý, tình cảm và hành vi của họ. Ví dụ như việc những thân chủ sau những tổn thương về tâm lý xã hội, mất đi khả năng giao tiếp và hồ nhập cộng đồng, cơng tác xã hội nhóm giúp họ có được sự tự tin, kỹ năng giao tiếp và hòa nhập cộng đồng trở lại.
- Chỉnh sửa: là việc giúp đỡ các thành viên trong nhóm chỉnh sửa lại hành vi lệch chuẩn như vi phạm pháp luật, quy luật, giá trị cuộc sống. Chẳng hạn như việc giáo dục pháp luật và kỹ năng sống cho các em vi phạm pháp luật thơng qua hoạt động nhóm để các em hiểu và sửa đổi hành vi của mình.
- Xã hội hố hay cịn được gọi là hoà nhập xã hội: là việc tạo ra mơi trường nhóm hỗ trợ thân chủ học được những gì xã hội mong đợi và sống hoà đồng với những người khác. Trong nhiều trường hợp, thân chủ có những suy nghĩ và hành vi khơng phù hợp với gia đình, cộng đồng và mơi trường xã hội, công tác xã hội nhóm sẽ giúp họ nhận diện được vấn đề và thay đổi để hoà nhập cuộc sống xã hội.
- Hành động xã hội: là tiến trình khuyến khích hoạt động xã hội giúp mọi người học cách thay đổi mơi trường và đối phó, điều chỉnh bản thân.
- Giải quyết vấn đề và các giá trị xã hội: là việc hỗ trợ thân chủ sử dụng nhóm hồn thành nhiệm vụ, đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề xã hội. Bên cạnh đó khuyến khích thân chủ có được các giá trị xã hội.
Như vậy, mục tiêu của cơng tác xã hội nhóm bám sát mục tiêu trao quyền, tăng năng lực cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình thơng qua việc tham gia hoạt động cơng tác xã hội nhóm. Từ đó các thành viên học được cách ứng phó với vấn đề bị bạo lực gia đình cũng như các tác hại của nó mang lại.
1.4.1.2. Ý nghĩa của cơng tác xã hội nhóm với bạo lực gia đình
Cơng tác xã hội nhóm với bạo lực gia đình là nguồn hỗ trợ qua lại giữa NVCTXH và thân chủ trong giải quyết vấn đề về bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Giúp thân chủ có thêm kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề. Có thể thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi trong bối cảnh nhóm do tương tác xã hội bao
gồm làm mẫu các vai trò, củng cố, phản hồi. Mỗi thành viên trong nhóm là một người có tiềm năng giúp đỡ. Vai trị của NVXH và thân chủ ít phân biệt được trong nhóm vì sự giúp đỡ và chia sẻ lãnh đạo giữa các thành viên trong nhóm và nhân viên xã hội cũng là một thành viên.
Nhóm có thể dân chủ và tự quyết, cung cấp nhiều quyền lực hơn cho thân chủ để phòng tránh các trường hợp bị bạo lực.
Nhóm thích hợp cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ.
Nhóm có thể tiết kiệm thời gian và năng lực của nhân viên xã hội.