Tiến trình cơng tác xã hội nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình (nghiên cứu tại xã hiệp hòa, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh) (Trang 35 - 41)

1.4. Một số vấn đề chung về cơng tác xã hội nhóm với phụ nữ bị bạo lực

1.4.3. Tiến trình cơng tác xã hội nhóm

Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm

Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình cơng tác xã hội nhóm. Đây là giai đoạn nhân viên xã hội sau khi nhận được một số trường hợp cần hỗ trợ do yêu cầu của tổ chức hay do các nhân viên xã hội khác giới thiệu/chuyển giao đến; hoặc là sau quá trình giúp đỡ cá nhân thân chủ của người nhân viên xã hội, nhân viên xã hội nhận thấy cần phải có những hoạt động nhóm cơng tác xã hội cho thân chủ. Cộng thêm những thông tin thu thập được từ việc đánh giá ban đầu về sự cần thiết và hiệu quả tác động của công tác xã hội với thân chủ, qua quá trình nghiên cứu tài liệu, tham khảo từ đồng nghiệp sẽ quyết định sử dụng phương pháp can thiệp này. Cũng có thể nhu cầu xuất phát từ việc cần có các hoạt động nhóm của nhân viên xã hội, tình nguyện viên, các nhà chuyên môn... hỗ trợ giải quyết các vấn đề về chính sách, thủ tục, tiếp cận dịch vụ xã hội

- Xác định mục đích hỗ trợ nhóm

Cơng việc đầu tiên và rất quan trọng nhân viên xã hội cần làm khi chuẩn bị xem xét áp dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm vào q trình can thiệp và hỗ trợ là xác định mục đích của hoạt động cơng tác xã hội nhóm cho các thân chủ. nhân viên xã hội phải trả lời được các câu hỏi sau: Liệu cơng tác xã hội nhóm có thực sự cần thiết cho thân chủ hay khơng? Những lợi

ích đem lại cho thân chủ, cho phát triển nghề nghiệp là gì? để từ đó xác định mục đích hỗ trợ.

Xuất phát từ mục đích hỗ trợ mà nhân viên xã hội sẽ lựa chọn mơ hình nhóm giúp đỡ. Đơn cử như với mục đích là để nhóm các trẻ em lang thang biết được vấn đề lạm dụng/bạo lực trẻ em và trẻ em có những quyền gì thì có thể lựa chọn mơ hình nhóm giáo dục. Cịn nếu mục đích là giúp các em điều chỉnh những hành vi chưa đúng đắn hoặc có nhận thức sai lệch về bản thân và cuộc sống thì có thể lựa chọn mơ hình nhóm trị liệu. Như đã đề cập ở chương I trong phần về các loại hình nhóm cơng tác xã hội, thơng thường một nhóm cơng tác xã hội thường là sự kết hợp của một vài loại hình nhóm đơn cử như nhóm giáo dục, nhóm phát triển và nhóm xã hội hoá thường gắn liền với nhau. Khó có thể nói loại hình nhóm chỉ bao gồm một hình thức. Tuy nhiên, có thể nói nhóm cơng tác xã hội đó mục đích chủ đạo là gì và lấy mục đích chủ đạo đó để xác định loại hình nhóm nhân viên xã hội sử dụng.

Khi xác định mục đích hỗ trợ nhóm cần phải xuất phát từ những căn cứ đánh giá ban đầu trên hồ sơ, ghi chép về thân chủ, những lần gặp gỡ hay tiếp xúc trong tiến trình cơng tác xã hội cá nhân. Bên cạnh đó, nhân viên xã hội có thể tham khảo thêm thơng tin qua những đồng nghiệp đã giới thiệu hay chuyển giao thân chủ đến.

Nói tóm lại, ở bước cơng việc này, nhân viên xã hội cần đánh giá và xác định được mục đích hỗ trợ. Mục đích cần được xác định một cách rõ ràng, cẩn thận, dựa trên tôn chỉ đạo đức nghề nghiệp và quan trọng hơn là phải phù hợp với mong muốn, nhu cầu và vì lợi ích tốt nhất cho thân chủ.

- Đánh giá khả năng thành lập nhóm

Khi đánh giá về những thành viên tương lai, nhân viên xã hội cũng cần phải xác định những rào cản, khó khăn có thể xảy ra đối với sự tham gia vào nhóm. Để có thể hạn chế được những khó khăn, trở ngại này, nhân viên xã hội nên trao đổi với những thành viên của nhóm tương lai trong những lần tiếp

xúc đánh giá. Bên cạnh đó, cần thì việc tìm kiếm những nguồn lực từ phía tổ chức tài trợ hay ngay tại cộng đồng để tháo gỡ khó khăn. Ví dụ như với khó khăn về đi lại hay địa điểm cần yên tĩnh tránh làm cho thân chủ cảm thấy bị kỳ thị - dễ dẫn đến thân chủ khơng muốn tham gia vào nhóm, thì nhân viên xã hội có thể liên lạc tìm sự giúp đỡ từ một số cơ quan tài trợ để trợ cấp thêm tiền đi lại bằng xe buýt hay được cung cấp địa điểm họp an toàn và hợp lý.

- Thành lập nhóm

Trong bước cơng việc này nhân viên xã hội sẽ tiến hành tuyển chọn các thành viên trong nhóm. Để việc tuyển chọn được đúng người, đúng đối tượng, nhân viên xã hội dựa trên việc đánh giá các thành viên tương lai ở bước trên. Trong các cơ sở tổ chức thì việc tuyển chọn tương đối thuận lợi, các thành viên chính là những thân chủ tại cơ sở được đồng nghiệp giới thiệu hay qua q trình hỗ trợ của chính người nhân viên xã hội.

Trong nhiều trường hợp, nhóm cơng tác xã hội loại hình nhóm đóng là loại hình cần được duy trì. Ví dụ như nhóm trị liệu thì số lượng thành viên cần phải ổn định và đảm bảo mọi thành viên tham gia đầy đủ các buổi làm việc nhóm thì nhóm mới có thể đạt được kết quả. Hay với nhóm giáo dục, cũng có thể phải yêu cầu các thành viên phải theo từ đầu đến cuối quá trình giáo dục của nhóm. Bất cứ một sự thay đổi nào về nhân sự của nhóm sẽ mang lại khó khăn cho các thành viên cịn lại. Vì nhân viên xã hội phải nhắc lại quá trình giáo dục, hay các thành viên khác phải chờ thành viên mới theo kịp tiến độ của nhóm. Nói tóm lại, việc quyết định có tạo cơ hội mở cho các thành viên khác không cần được nhân viên xã hội cân nhắc dựa trên nhu cầu, cách thức sinh hoạt và mục đích của nhóm và phân tích những điểm lợi và hạn chế của cách thức mở này.

Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động

Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động là giai đoạn các thành viên trong nhóm bắt đầu có những buổi sinh hoạt chung. Giai đoạn này là giai đoạn khó

khăn của cơng tác xã hội nhóm bởi vì vào thời điểm mới bắt đầu các hoạt động chung này, các thành viên nhóm có những thăm dị, tìm hiểu nhau. Và đặc biệt là họ có những kỳ vọng rất lớn vào nhóm, và với những thành viên khác, đặc biệt là vào nhân viên xã hội với vai trò là người điều phối hay người trưởng nhóm và/ hoặc vào người trưởng nhóm là thành viên của nhóm. Đây là một hiện tượng tâm lý phổ biến và thường diễn ra trong giai đoạn thứ hai của chặng đường phát triển nhóm thơng thường giai đoạn “bão táp”. Vì vậy, với các hoạt động của nhóm các thành viên đơi khi cịn lưỡng lự thực hiện theo các chỉ dẫn của nhân viên xã hội hoặc của người trưởng nhóm. Các thành viên trong nhóm sẽ có những động thái tìm hiểu, thăm dị vềnhân viên xã hội và các thành viên khác trong nhóm. Họ có thể giữ thái độ thăm dị và đơi khi có những lo lắng, e ngại trong một thời gian nhất định. Do vậy, để giải toả được trạng thái tâm lý này, nhiệm vụ chính và quan trọng của nhân viên xã hội là giúp các thành viên làm quen với cách thức làm việc với nhau trên tinh thần hợp tác và hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, nhân viên xã hội cần chú ý cố gắng tạo ra bầu khơng khí cởi mở, chan hồ, tin cậy và tơn trọng giữa các thành viên trong nhóm. Toseland và Rivas (1998) đã đưa ra những mục tiêu mà nhóm phải đạt được tương ứng với mười hoạt động cần thực hiện trong giai đoạn này như sau:

+ Giới thiệu các thành viên trong nhóm

+ Làm rõ mục đích hỗ trợ nhóm củanhân viên xã hội + Xác định mục tiêu

+ Thảo luận và đưa ra giới hạn để bảo mật thơng tin của nhóm

+ Giúp các thành viên trong nhóm cảm thấy họ là một phần của nhóm + Hướng dẫn sự phát triển của nhóm

+Làm cân bằng giữa nhiệm vụ và những khía cạnh về tình cảm và xã hội của tiến trình nhóm

+ Khích lệ động cơ của các thành viên thực hiện mục tiêu đề ra

+ Dự đốn về những cản trở, khó khăn để có thể đạt được mục tiêu của cá nhân thành viên trong nhóm và của nhóm.

Giai đoạn can thiệp/thực hiện nhiệm vụ

Giai đoạn can thiệp/thực hiện nhiệm vụ là giai đoạn tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, trị liệu và triển khai thực hiện nhiệm vụ hướng tới hồn thành các mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ đã được các thành viên và nhóm đặt ra ở giai đoạn trước. Nhiệm vụ chính của nhân viên xã hội trong giai đoạn này là giúp đỡ các thành viên vượt qua rào cản, khó khăn; điều phối các hoạt động nhóm để hỗ trợ các thành viên đạt được mục tiêu, mục đích của nhóm; thúc đẩy các tổ chức, cộng đồng đáp ứng lại những nỗ lực cố gắng của các thành viên nhóm.

Ở giai đoạn này, do tính khác biệt về nội dung các hoạt động nhằm hướng tới các mục đích và mục tiêu của các loại hình nhóm can thiệp và nhiệm vụ, tài liệu sẽ trình bày các bước cơng việc riêng rẽ theo hai hình thức nhóm này.

Giai đoạn kết thúc

Giai đoạn kết thúc là giai đoạn cuối của tiến trình cơng tác xã hội nhóm. Giai đoạn này diễn ra khi các thành viên nhóm đã đạt được các mục đích của nhóm, các mục tiêu của thành viên, hoặc sau quá trình đánh giá, xem xét cẩn thận, nghiêm túc nhóm kết thúc để chuyển giao sang hình thức hỗ trợ khác. Nội dung trong giai đoạn kết thúc tiến trình cơng tác xã hội nhóm sẽ tập trung vào phân tích hai bước cơng việc chính là (1) lượng giá và (2) kết thúc.

Trong giai đoạn này, các thành viên nhóm bao gồm cả nhân viên xã hội, sẽ trải nghiệm những tác động, ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm. ở bất kỳ loại hình nhóm nào, cho dù là ở các nhóm can thiệp hay nhóm nhiệm vụ, việc nói lời “chia tay” khơng phải đơn giản. Theo kinh nghiệm thực tế, để giảm bớt đi những cảm giác mất mát, tách rời của các thành viên và của nhân viên

xã hội, ở thời điểm cuối của giai đoạn can thiệp/thực hiện nhiệm vụ,nhân viên xã hội đã có ý thức nhắc nhở hay đề cập nhẹ nhàng đến sự kết thúc của nhóm. Khơng nên để sự chia tay kết thúc nhóm diễn ra đột ngột và không được chuẩn bị trước. Vì như vậy, các thành viên sẽ cảm thấy bị tổn thương và quá trình hỗ trợ, trị liệu chưa thực sự thành cơng.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG VIỆC NGĂN NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở XÃ HIỆP HÒA,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình (nghiên cứu tại xã hiệp hòa, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh) (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)