Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Hiệp Hòa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình (nghiên cứu tại xã hiệp hòa, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh) (Trang 42 - 53)

2.1. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở xã Hiệp Hòa,

2.1.2. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Hiệp Hòa,

Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Theo thống kê của bộ phận Tư pháp của UBND xã Hiệp Hòa, từ tháng 8/2016 đến tháng 6/2017, số vụ bạo lực gia đình được phát hiện trên địa bàn xã Hiệp Hòa là 61 vụ. Người gây ra bạo lực hầu hết là nam giới và nạn nhân của các vụ bạo lực là nữ giới trong độ tuổi từ 16 - 59 tuổi. Đa phần các nạn

Phụ nữ trở về nước sau khi kết hơn với người nước ngồi (4,5%)

Hàn Quốc (70%) Đài Loan (10,3%) Trung Quốc (8,1 %) Úc (2,7%) Canada (4,0%) Singgapore (0,4%)

nhân bị bạo lực thường âm thầm chịu đựng, cam chịu, không dám lên án, đấu tranh, phê phán những hành vi tiêu cực đó. Ngồi ra, tham gia vào hành vi bạo lực không chỉ có người chồng mà cịn cả gia đình nhà chồng, một số trường họp thuê người khác đánh [9].

Nguyên nhân các vụ việc bạo lực chủ yếu do điều kiện kinh tế khó khăn, nghiện rượu, ghen tng. Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực vẫn cịn xảy ra một phần do tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ và tính cam chịu, an phận của phụ nữ.

Biểu hiện của các vụ bạo lực thường là: xâm hại tình dục, đánh đập, có những lời lẽ thơ tục với vợ, không cho vợ sử dụng tài sản chung trong gia đình,...

Bởi vậy, bạo lực trong gia đình để lại những hậu quả rất nặng nề như: gây ra tình trạng bất an trong cuộc sống của phụ nữ, gây trầm cảm hoặc tổn thương về thể xác, đặc biệt gây cản trở sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Đây là vấn đề bức xúc đang được đặt ra tại xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên.

2.1.2.1. Các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ

Theo thống kê của bộ phận Tư pháp tại UBND xã Hiệp Hòa, từ tháng 8/2016 đến tháng 6/2017, số vụ bạo lực gia đình được phát hiện trên địa bàn xã Hiệp Hòa là 61 vụ. Trong đó:

- Số vụ bạo lực tinh thần: 30 vụ (49,2%) - Số vụ bạo lực thân thể: 19 vụ (31,1%) - Số vụ bạo lực kinh tế: 07 vụ (11,5%) - Số vụ bạo lực tình dục: 04 vụ (6,6%) - Số vụ bạo lực xã hội: 01 vụ (1,6%)

Biểu 2.2: Số vụ bạo lực gia đình đƣợc phát hiện

Hình thức nổi bật và chiếm phần lớn trong các vụ bạo lực gia đình ở xã Hiệp Hịa đó là hành vi bạo lực về tinh thần. Đây là một dạng bạo lực khá phổ biến nhưng nó khó nhận dạng hơn so với bạo lực thể chất. Theo Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh của Bộ Y tế, hiện ở Việt Nam tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực tinh thần chiếm hơn 50%.

 Bạo lực tinh thần tồn tại dưới nhiều hình thức như: lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với người thân trong gia đình như giữa ơng, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hay ngoại tình. Hình thức bạo lực tinh thần khó có thể thống kê được, thường diễn ra âm thầm trong các gia đình học vấn cao là phần nhiều và cay độc, để lại hậu quả xấu rất lớn. Nhìn lại, những vụ tự vẫn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình tập trung rất nhiều ở các gia đình có kinh tế, tri thức thay vì ở các gia đình học vấn thấp.

0 10 20 30 40 50 60 Bạo lực tinh thần (49,2%) Bạo lực thân thể (31,1%) Bạo lực xã hội (1,6%) Bạo lực kinh tế (11,5%) Bạo lực tình dục (6,6%)

Trong nhóm khách thể nghiên cứu, có 25/25 trường hợp đã từng bị bạo lực tình thần (chiếm 100%). Cụ thể chị Dương Ngọc H: 32 tuổi, cư trú tại thôn 6, xã Hiệp Hịa, có chồng và 2 con nhỏ dưới 6 tuổi, chị là một trong những nạn nhân của bạo lực tinh thần. Chị Dương Ngọc H cho biết hai vợ chồng chị đều làm cán bộ nhà nước. Chị H kể: "Anh ta không đánh tôi, nhưng luôn cho người theo dõi mọi hoạt động của tôi, tôi đi đâu anh ta cũng biết, gọi điện cho ai anh ta cũng thuộc. Anh ta tự cho mình cái quyền quản lý quỹ thời gian của tơi, theo dõi tơi. Có đợt anh ta cịn đánh ghen với đồng nghiệp của tơi ngay tại cơ quan. Anh ta ln cho rằng vợ mình mèo mả gà đồng".

Ở nơng thơn, bạo lực tinh thần chỉ giới hạn ở việc chửi mắng, lời lẽ xúc phạm, cấm đoán trong quan hệ xã hội và cộng đồng,…thì với phụ nữ ở tầng lớp tri thức thường cịn phải đối mặt với tình trạng khơng có đối thoại, ức chế tâm lý, tổn thương tinh thần ở mức nghiêm trọng hơn rất nhiều. Hầu hết bạo lực tinh thần vẫn cịn nằm trong bóng tối bởi chính sự im lặng, che giấu của nạn nhân. Khi phải chịu đựng bạo lực tinh thần khiến họ khơng thể thốt ra được, phụ nữ sẽ đối mặt với bệnh trầm cảm, bệnh mất ngủ mãn tính,... dẫn đến thể chất suy nhược, tổn hại khơng chỉ về tinh thần mà cịn cả về thể chất.

 Nhóm hành vi bạo lực về thể chất hay thể xác: bao gồm các hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc các hành vi gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người thân trong gia đình như ép nạo phá thai, đánh đập vợ con, …

Trong nhóm khách thể nghiên cứu, có 25/25 trường hợp đã từng bị bạo lực về thể chất trong cuộc đời. Trường hợp chị Lê Thị V: 24 tuổi, thơn 5, xã Hiệp Hịa, có chồng và 01 con nhỏ, đã từng là nạn nhân của bạo lực thể chất. Chị thường xuyên bị chồng đánh đập mỗi lần anh ta uống rượu. Trên người chị có rất nhiều vết bầm tím. Chị kể: “Điều kiện kinh tế gia đình tơi rất khó khăn, một tay tơi làm nụng ni cả gia đình, chồng tơi lúc nào cũng say xỉn, đi xin việc vài nơi nhưng chưa ai nhận. Mỗi lần như vậy, anh ta lại mượn

rượu giải khuây, sau đó về nhà đánh đập vợ con. Tôi chân yếu tay mềm, những lúc như vậy, tơi chỉ biết tìm chỗ trú cho qua cơn say của chồng”.

Bạo lực thể chất gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như tính mạng của nạn nhân. Bị đánh đập, hành hạ về mặt thể xác khiến nạn nhân suy nhược cơ thể, giảm khả năng lao động, thậm chí có thể bị tử vong và một số tìm cách tự tử.

- Bạo lực gia đình khơng chỉ gói gọn dưới hai dạng thức là bạo lực tinh thần và thể chất, ngày nay bạo lực xã hội cũng rất phổ biến ở các tầng lớp, từ nông thôn đến thành thị, từ người già đến người trẻ. Kết quả phiếu phịng vấn sâu cho thấy có 13/25 trường hợp đã từng bị bạo lực xã hội bởi người chồng của mình. Trường hợp cụ thể: chị Vũ Việt A 53 tuổi, cư trú tại thôn 9, xã Hiệp Hịa, có chồng, 01 con lớn đã lập gia đình và 2 con đang học đại học, chính là nạn nhân của bạo lực xã hội. Chị Vũ Việt A kể “Có một thời gian, tơi rất hăng say tham gia các hoạt động xã hội như: hội cựu chiến binh xã, tập yoga, nhảy khiêu vũ, ..... Thời điểm đó, tơi có rất nhiều người bạn nhưng cũng chính vì nhiều bạn nên anh sinh nghi ngờ. Anh không cho phép tôi tham gia các hoạt động xã hội, không được giao lưu với bạn bè, anh đổ mọi tiếng xấu cho họ. Ngày ngày đi làm về, anh bắt tôi quanh quẩn trong bốn bức tường cơm nước, giặt giũ, mọi hoạt động giao tiếp xã hội của tơi hạn chế từ đó. Là một người ln sôi nổi trong các hoạt động của thôn cũng như ở xã, giờ đây tơi cảm thấy bí bách, uể oải, khơng tìm thấy niềm vui trong cuộc sống”.

- Bạo lực tình dục cũng là một trong các hình thức bạo lực thường xảy ra trong mỗi gia đình. Kết quả phiếu phỏng vấn sâu cho thấy có 25/25 trường hợp đã từng bị bạo lực tình dục do những lúc đi làm mệt mỏi, căng thẳng, tâm trạng không được tốt nhưng vẫn phải phục vụ người chồng của mình. Trường hợp chị Vũ Thị L: 28 tuổi, trú tại thơn 3, xã Hiệp Hịa, có chồng và 1 con nhỏ 1 tuổi, nạn nhân của bạo lực tình dục cho hay “Nhiều hơm đi làm về mệt mỏi, căng thẳng vì cơng việc ở cơ quan, tơi chỉ muốn có một giấc ngủ n bình

nhưng vì đáp ứng nhu cầu của chồng nên tôi vẫn phải miễn cưỡng phục vụ anh ấy. Suy cho cùng, mình là vợ mà khơng đáp ứng được, đến khi chồng ra ngồi bồ bịch thì trách ai được nên cố phải phục vụ thơi”.

- Hình thức bạo lực kinh tế hiện nay diễn ra cũng khơng ít, đa phần xảy ra trong các gia đình trẻ. Vợ chồng ở chung một mái nhà nhưng tài sản trong gia đình khơng sử dụng chung. Trường hợp chị Trần Thị H: 41 tuổi, trú tại thơn 2, xã Hiệp Hịa, có chồng và 02 con dưới 9 tuổi, nạn nhân của bạo lực kinh tế cho biết “gia đình tơi vốn khơng được khá giả, tơi may mắn lấy được anh - một chàng công tử sinh ra trong một gia đình có chức quyền, có điều kiện. Mọi thứ từ xe cộ đến nhà của chúng tôi đều do bố mẹ anh chu cấp. Trong những năm đầu, anh luôn yêu thương chiều chuộng tôi, nhưng được vài năm thì anh bộc lộ bản tính gia trưởng, anh cấm tơi đi xe máy, đi ô tô nhà anh, không dùng chung tủ quần áo, ... Kể từ lúc đó, tơi khơng động vào bất cứ thứ gì anh cấm. Tơi nghèo nhưng phẩm chất tôi không nghèo, tơi cũng có lịng tự trọng của riêng mình chứ”.

2.1.2.2. Các hậu quả của bạo lực gia đình

Nhiều nghiên cứu cho thấy BLGĐ dù ở mức độ nhẹ hay trầm trọng đều gây ra hậu quả tới nạn nhân, gia đình, cộng đồng và cả xã hội. Nạn nhân BLGĐ là một trong những người chịu ảnh hưởng của BLGĐ lớn nhất. Dù BLGĐ ở bất cứ hình thức nào thì họ cũng bị ảnh hưởng về thể chất, tinh thần hay xã hội khiến cho họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, trong lao động và quan hệ xã hội. Với trẻ em BLGĐ còn gây nên ảnh hưởng tiêu cực tới q trình phát triển và hồn thiện nhân cách của trẻ sau này.

Về thể chất, do những hành vi BLGĐ như đánh đập, quăng ném, không cho ăn, mặc đảm bảo, sử dụng hung khí để hành hạ nên nạn nhân BLGĐ có thể bị giảm khả năng về ăn, ngủ, nghỉ, bị tổn thương thực thể từ nhẹ như bị bầm tím, xây xước, chảy máu tới nặng hơn như bị thương tật làm giảm hoặc mất khả năng lao động thậm chí tử vong. Chị Lê Thị V: 24 tuổi, trú tại thôn 5,

xã Hiệp Hòa, là nạn nhân của bạo lực thể chất. Chị kể: “tôi thường xuyên bị chồng đánh đập mỗi lần anh ta uống rượu. Trên người tôi không chỗ nào khơng có vết thương. Có những đêm đang ngủ tơi giật mình hoảng sợ vì giấc mơ bị đánh đập dã man”.

 Về bạo lực tình dục: riêng với phụ nữ do những ép buộc tình dục họ cịn bị ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản như: Mang thai ngoài ý muốn, bị các bệnh hay biến chứng sản khoa, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Chị Vũ Thị L: 28 tuổi, trú tại thôn 3, xã Hiệp Hịa, là nạn nhân của bạo lực tình dục cho hay “Chính vì nhiều lần đáp ứng nhu cầu của chồng một cách miễn cưỡng, không sử dụng biện pháp phịng, tránh an tồn nên tơi đã mang thai ngoài ý muốn 3 lần, sau đó tơi phải can thiệp y tế để bỏ cái thai trong bụng. Nghĩ lại tơi vẫn thấy sợ và có lỗi”.

 Về tâm lý, ảnh hưởng tới tinh thần của nạn nhân BLGĐ mặc dù khó nhận biết nhưng lại có ảnh hưởng nhiều nhất. BLGĐ thường để lại những dư âm tới nạn nhân BLGĐ và hậu quả của nó thường dai dẳng hơn nhiều so với ảnh hưởng về thể chất. Những tổn thương về thể chất ở nạn nhân BLGĐ còn có thể khắc phục được bởi can thiệp y tế nhưng tổn thương về tinh thần của họ khơng dễ gì can thiệp được. Chị Dương Ngọc H: 32 tuổi, cư trú tại thơn 6, xã Hiệp Hịa, có chồng và 2 con nhỏ dưới 6 tuổi, chị là một trong những nạn nhân của bạo lực tinh thần. Chị H kể: " Bao năm chị chịu thương, chịu khó lo cho gia đình nhưng anh ta phủi cơng lao của chị hết, chị H cứ gầy rọp và xanh xao. Trước áp lực về tinh thần chồng mang lại, chị H ln trong tình trạng mất ngủ, trầm cảm. Chị đòi ly hôn anh ta cũng không ly hôn.” Nạn nhân BLGĐ thường phải chịu ảnh hưởng tới tâm lý, đặc biệt với phụ nữ, họ không chỉ sợ cho bản thân mà cịn ln lo sợ cho tính mạng của con cái mình; thường hạ thấp giá trị của mình, cảm thấy như mình có tội lỗi và xấu hổ trước những người khác; nếu bị tổn thương tâm lý trầm trọng họ có những rối loạn tâm lý như trầm uất, hoang tưởng; trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào người có

hành vi BLGĐ và từ đó khiến họ ngày một thụ động, không dám đưa ra ý kiến, đề xuất hay quyết định trong gia đình họ; một số người phụ nữ bị BLGĐ có thể giảm khả năng làm bổn phận của người mẹ, gặp khó khăn trong chăm sóc giáo dục con cái.

 Về quan hệ xã hội, BLGĐ đã ảnh hưởng khá lớn tới các mối quan hệ xã hội và cách thức quan hệ xã hội của nạn nhân BLGĐ. Họ tự cơ lập, thu mình, lảng tránh khơng giao tiếp với người khác do tâm lý xấu hổ, mặc cảm bởi bị BLGĐ. Phụ nữ thì thu mình trong khn viên căn nhà của họ. Trẻ em tới lớp không vui chơi với bạn bè, chỉ ngồi, đứng một mình, ở nhà cũng không chơi với chúng bạn. Họ không muốn tham gia vào các hoạt động xã hội bởi họ có cảm giác phụ thuộc, tâm lý thụ động do bị bạo lực, sợ sệt người có hành vi BLGĐ khơng cho tham gia; giảm quan tâm tới hình thức bên ngồi như ăn mặc, chăm sóc bản thân để giao lưu với người khác. Do sự tự cô lập, mặc cảm bản thân hoặc bị cấm đốn nên nạn nhân BLGĐ khơng tham gia các hoạt động xã hội, từ đó các mối quan hệ xã hội của họ ngày một thu hẹp. Quan hệ của gia đình với bên ngồi xã hội bị thu hẹp do những gia đình có bạo lực thường co cụm lại bởi bản thân họ khơng muốn gia đình khác biết về tình trạng bạo lực trong gia đình. Mặt khác do tự ti, mặc cảm nên họ không muốn giao lưu với các gia đình khác và xã hội bên ngồi, từ đó mâu thuẫn gia đình tăng lên, các thành viên giảm trách nhiệm, sự quan tâm chăm sóc nhau. Vấn đề trong gia đình khơng được các thành viên gia đình cùng bàn bạc giải quyết. Chị Vũ Việt A: 53 tuổi, cư trú tại thôn 9, xã Hiệp Hịa, chính là nạn nhân của bạo lực xã hội cho hay “Từ ngày bị chồng cấm tham gia các hoạt động xã hội, tơi sống khép kín, thu mình hơn, ngại giao tiếp. Bạn bè, hội nhóm cũng khơng mời tơi tham gia các hoạt động như trước nữa. Cuộc sống của tôi hiện giờ rất đơn giản, tập trung vào 2 cơng việc chính, đó là chăm sóc chồng con và lo toan cơng việc gia đình”.

 Về kinh tế, BLGĐ cịn ảnh hưởng tới điều kiện sinh hoạt hàng ngày, kinh tế gia đình. Gia đình phải chi phí cho việc chữa trị và phục hồi sức khỏe nạn nhân BLGĐ; tài sản của gia đình bị giảm sút do sự đập phá, tiêu tán bởi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình (nghiên cứu tại xã hiệp hòa, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh) (Trang 42 - 53)