Mục đích và ý nghĩa CTXH nhóm với phụ nữ bị bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình (nghiên cứu tại xã hiệp hòa, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh) (Trang 32 - 34)

1.4. Một số vấn đề chung về cơng tác xã hội nhóm với phụ nữ bị bạo lực

1.4.1. Mục đích và ý nghĩa CTXH nhóm với phụ nữ bị bạo lực gia đình

1.4.1.1. Mục đích

Cơng tác xã hội nhóm là mơi trường tốt tạo cơ hội cho các cá nhân phát triển, học hỏi và hàn gắn tổn thương, vì vậy, Klein (1972) đã đưa ra các mục đích của cơng tác xã hội nhóm như sau:

- Phịng ngừa: là việc dự đốn những khó khăn, vấn đề của bạo lực gia đình trước khi xảy ra và cung cấp những biện pháp cần thiết đáp ứng nhu cầu con người. Ví dụ như việc trang bị kiến thức, kỹ năng giúp nạn nhân bạo lực gia đình hiểu về các quyền của mình để ngăn ngừa việc bị bạo lực.

- Phục hồi: là q trình khơi phục cho nạn nhân bạo lực gia đình với những năng lực trước đây của họ. Phục hồi trong cơng tác xã hội nhóm là hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có đủ sức mạnh trở lại giải quyết những khó

khăn, vấn đề về tâm lý, tình cảm và hành vi của họ. Ví dụ như việc những thân chủ sau những tổn thương về tâm lý xã hội, mất đi khả năng giao tiếp và hồ nhập cộng đồng, cơng tác xã hội nhóm giúp họ có được sự tự tin, kỹ năng giao tiếp và hòa nhập cộng đồng trở lại.

- Chỉnh sửa: là việc giúp đỡ các thành viên trong nhóm chỉnh sửa lại hành vi lệch chuẩn như vi phạm pháp luật, quy luật, giá trị cuộc sống. Chẳng hạn như việc giáo dục pháp luật và kỹ năng sống cho các em vi phạm pháp luật thơng qua hoạt động nhóm để các em hiểu và sửa đổi hành vi của mình.

- Xã hội hố hay cịn được gọi là hoà nhập xã hội: là việc tạo ra mơi trường nhóm hỗ trợ thân chủ học được những gì xã hội mong đợi và sống hoà đồng với những người khác. Trong nhiều trường hợp, thân chủ có những suy nghĩ và hành vi khơng phù hợp với gia đình, cộng đồng và mơi trường xã hội, cơng tác xã hội nhóm sẽ giúp họ nhận diện được vấn đề và thay đổi để hoà nhập cuộc sống xã hội.

- Hành động xã hội: là tiến trình khuyến khích hoạt động xã hội giúp mọi người học cách thay đổi mơi trường và đối phó, điều chỉnh bản thân.

- Giải quyết vấn đề và các giá trị xã hội: là việc hỗ trợ thân chủ sử dụng nhóm hồn thành nhiệm vụ, đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề xã hội. Bên cạnh đó khuyến khích thân chủ có được các giá trị xã hội.

Như vậy, mục tiêu của công tác xã hội nhóm bám sát mục tiêu trao quyền, tăng năng lực cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình thơng qua việc tham gia hoạt động cơng tác xã hội nhóm. Từ đó các thành viên học được cách ứng phó với vấn đề bị bạo lực gia đình cũng như các tác hại của nó mang lại.

1.4.1.2. Ý nghĩa của cơng tác xã hội nhóm với bạo lực gia đình

Cơng tác xã hội nhóm với bạo lực gia đình là nguồn hỗ trợ qua lại giữa NVCTXH và thân chủ trong giải quyết vấn đề về bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Giúp thân chủ có thêm kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề. Có thể thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi trong bối cảnh nhóm do tương tác xã hội bao

gồm làm mẫu các vai trò, củng cố, phản hồi. Mỗi thành viên trong nhóm là một người có tiềm năng giúp đỡ. Vai trị của NVXH và thân chủ ít phân biệt được trong nhóm vì sự giúp đỡ và chia sẻ lãnh đạo giữa các thành viên trong nhóm và nhân viên xã hội cũng là một thành viên.

Nhóm có thể dân chủ và tự quyết, cung cấp nhiều quyền lực hơn cho thân chủ để phòng tránh các trường hợp bị bạo lực.

Nhóm thích hợp cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ.

Nhóm có thể tiết kiệm thời gian và năng lực của nhân viên xã hội. Ý nghĩa của công tác xã hội nhóm với phụ nữ bị bạo lực gia đình: thơng qua các hoạt động tư vấn, trợ giúp nhóm nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa bỏ định kiến giới, cân bằng quyền lực giữa nam giới và nữ giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình (nghiên cứu tại xã hiệp hòa, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)