Đánh giá những điểm mạnh thực hiện mơ hình cơng tác xã hội nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình (nghiên cứu tại xã hiệp hòa, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh) (Trang 69 - 70)

trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Hiệp Hịa, thị xã Quảng n

Ứng dụng mơ hình cơng tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình đối với phụ nữ có những tác động tích cực đối với cuộc sống gia đình. Nhờ hoạt động tư vấn, hịa giải của nhóm NVXH, các nạn nhân sống lạc quan hơn, tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Thông qua việc tuyên truyền các quy định về Luật phịng, chống bạo lực gia đình, người gây ra bạo lực và nạn nhân bị bạo lực cũng có cái nhìn sắc nét hơn về vai trị và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc can thiệp vào các trường hợp bạo lực gia đình.

3.2.1. Lượng giá các kết quả đạt được

Thứ nhất, nhóm can thiệp đã có các kiến thức và kỹ năng trong việc nhận diện nguy cơ bị bạo lực gia đình và cách ứng phó, phịng ngừa bạo lực gia đình.

Thứ hai, theo báo cáo kết quả cơng tác bình đẳng giới cuối năm 2018 trên địa bàn xã Hiệp Hịa, số vụ bạo lực gia đình được phát hiện trên địa bàn xã Hiệp Hòa là 31 vụ, giảm 20 vụ so với năm 2017.

Thứ ba, nhóm can thiệp đã thu hút được các thành viên là nam giới tham gia hoạt động sinh hoạt, cải thiện tư tưởng định kiến giới, gia trưởng của một bộ phận nam giới trên địa bàn xã.

Thứ tư, nhóm can thiệp ban đầu chỉ có một số thành viên trong phạm vi thơn nhưng sau một thời gian đã thu hút được thêm các thành viên ở các thôn khác nhau trên địa bàn xã.

Thứ năm, nhóm đã biết chia sẻ các kinh nghiệm cho nhau để vượt qua khó khăn của bản thân và gia đình, biết ứng xử phù hợp trong những tình huống xung đột hay mâu thuẫn để ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình.

3.2.2. Đánh giá sự tham gia của các thành viên trong nhóm

Nạn nhân của bạo lực gia đình là một nhóm người đặc thù với những đặc điểm riêng và có nhiều khác biệt so với các nhóm khác. Muốn can thiệp, hỗ trợ hiệu quả cho nhóm người này, địi hỏi nhân viên xã hội phải thấu hiểu những đặc điểm đó và phải được trang bị những kỹ năng làm việc với họ mới có thể giải quyết vấn đề của họ một cách hiệu quả được

Từ những kết quả lượng giá ở trên, có thể thấy sự tham gia của các thành viên trong nhóm thay đổi qua từng buổi. Nếu như ở buổi đầu tiên và buổi thứ 2, sự gắn kết giữa các thành viên cịn lỏng lẻo thì ở buổi thứ ba, thứ tư, đã có sự giao lưu giữa các thành viên trong nhóm. Nếu như ở buổi đầu tiên, các thành viên còn chưa biết cách nhận diện nguy cơ bị bạo lực thì sau 3 buổi các thành viên đã thấy được lợi ích khi tham gia nhóm và hào hứng hơn. Mọi người đã trang bị được các kiến thức và kỹ năng cần thiết khi ứng phó với bạo lực gia đình và kỹ năng tự thốt hiểm trong các trường hợp khẩn cấp.

Qua đó, có thể thấy rằng các thành viên trong nhóm tham gia vào các hoạt động nhóm khá tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình (nghiên cứu tại xã hiệp hòa, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh) (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)