Thông tin về nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình (nghiên cứu tại xã hiệp hòa, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh) (Trang 59 - 69)

3.1. Ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hạ

3.1.1. Thông tin về nhóm

- Các nạn nhân bị bạo lực gia đình tại địa bàn xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (05 người):

+ Chị Vũ Thị L: 28 tuổi, thôn 3, xã Hiệp Hòa, có chồng và 1 con nhỏ 1 tuổi, nạn nhân của bạo lực tình dục.

+ Chị Dương Ngọc H: 32 tuổi, thôn 6, xã Hiệp Hòa, có chồng và 2 con nhỏ dưới 6 tuổi, nạn nhân của bạo lực tinh thần

+ Chị Lê Thị V: 24 tuổi, thôn 5, xã Hiệp Hòa, có chồng và 01 con nhỏ, nạn nhân của bạo lực thể chất.

+ Chị Vũ Việt A: 53 tuổi, thôn 9, xã Hiệp Hòa, có chồng, 01 con lớn đã lập gia đình và 2 con đang học đại học, nạn nhân của bạo lực xã hội

+ Chị Trần Thị H: 41 tuổi, thôn 2, xã Hiệp Hòa, có chồng và 02 con dưới 9 tuổi, nạn nhân của bạo lực kinh tế.

Nhóm thống nhất và bầu chị Vũ Việt A, 53 tuổi làm trưởng nhóm. Một số cán bộ đoàn thể, chính quyền xã Hiệp Hòa như: cán bộ văn hóa - xã hội xã, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, Công an xã, ....

3.1.2. Tiến trình công tác xã hội nhóm

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị

Chọn nhóm viên và chuẩn bị môi trường hoạt động

Dựa trên nhu cầu và tình hình thực tế, nhân viên CTXH lựa chọn 05 người là phụ nữ đã từng bị bạo lực gia đình tham gia vào nhóm can thiệp. 05

người với độ tuổi khác nhau nhưng có chung đặc điểm là cùng cư trú trên một địa bàn (xã Hiệp Hòa), đã lập gia đình, có con và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của nhóm. Cụ thể:

- Chị Vũ Thị L: 28 tuổi, trú tại thôn 3, xã Hiệp Hòa, có chồng và một con nhỏ 1 tuổi.

- Chị Dương Ngọc H: 32 tuổi, thôn 6, xã Hiệp Hòa, có chồng và hai con nhỏ dưới 6 tuổi.

- Chị Lê Thị V: 24 tuổi, thôn 5, xã Hiệp Hòa, có chồng và một con nhỏ. - Chị Vũ Việt A: 53 tuổi, thôn 9, xã Hiệp Hòa, có chồng, một con lớn đã lập gia đình và hai con đang học đại học.

- Chị Trần Thị H: 41 tuổi, thôn 2, xã Hiệp Hòa, có chồng và hai con dưới 9 tuổi. Nhóm thống nhất và bầu chị Vũ Việt A, 53 tuổi làm trưởng nhóm.

Xác định mục đích của nhóm

Sau khi được tạo điều kiện và chia sẻ ý kiến, các thành viên trong nhóm đã cùng thống nhất mục đích chung của nhóm hướng tới việc chia sẻ các vấn đề về bạo lực gia đình mà họ gặp phải để từ đó trang bị cho mình các kiến thức và kỹ năng cần thiết để tự nhận diện được các dấu hiệu, biểu hiện của nguy cơ bạo lực. Từ đó, có các giải pháp, kỹ năng tự thoát khỏi nguy cơ bạo lực, giảm hậu quả của bạo lực gia đình gây ra, góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình tại địa bàn nghiên cứu.

Xây dựng kế hoạch hoạt động nhóm

Thời gian Hoạt động Nội dung

công việc Mục đích Ghi chú

Buổi 1 Thành lập nhóm

- Làm quen (tự giới thiệu, văn nghệ). - Xác định mục tiêu, mục đích của nhóm - Bầu nhóm trưởng - Xây dựng nội quy nhóm. - Thành lập nhóm - Các thành viên làm quen với nhau Nhân viên xã hội chủ yếu điều hành nhóm Buổi 2 Câu chuyện cuộc đời mình và cách ứng phó khi gặp phải những trường hợp đó - Nhóm trưởng dẫn dắt các thành viên kể về những trường hợp bị bạo lực mà các thành viên đã gặp phải. - Lượng giá - Các thành viên chia sẻ về các tình huống bạo lực khác nhau và cách ứng phó trong các trường hợp đó. - Các thành viên cùng nhau trao đổi, thảo luận về cách ứng xử của họ khi - Nhân viên xã hội thảo luận cùng nhóm để đưa ra những giải pháp phù hợp.

gặp bạo lực xem đúng hay sai? Buổi 3 Chia sẻ về cách nhận diện, các kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình và giảm tác hại của BLGĐ - Các thành viên trong nhóm trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về cách nhận diện nguy cơ bạo lực. - Từ đó, trao đổi các kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực. - Lượng giá lại buổi hoạt động.

- Giúp thành viên chia sẻ về cách nhận diện nguy cơ bị bạo lực. - Giúp thành viện trang bị thêm các kiến thức về xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc Nhân viên xã hội hướng các thành viên đến cách ứng phó phù hợp nhất để giảm hậu quả do bạo lực gây ra. Buổi 4 - Thảo luận về nhu cầu của người phụ nữ bị bạo lực gia đình: tình cảm, được tôn trọng, bình đẳng - Các thành viên cho ý kiến về nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình - Nhân viên xã hội ghi lại tất cả các ý kiên lên tờ giấy a0 - Cho nhóm xem một số clip với nội dung phòng, chống bạo lực gia đình - Giúp các thành viên tự tin hơn trong giao tiếp, quan hệ với mọi người để bày tỏ ý kiến của mình - Hiểu hơn về nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình - Nhóm trưởng điều hành nhóm và nhân viên xã hội trợ giúp nếu có xung đột, mâu thuẫn.

- Cùng thảo luận lại và tổng kết Buổi 5 Diễn tiểu phẩm về phòng, chống bạo lực gia đình - Các thành viên tập luyện và diễn tiểu phẩm với nội dung cách nhận diện và đương đầu của phụ nữ khi có nguy cơ bị bạo lực

- Lượng giá lại buổi sinh hoạt

- Giúp thành viên nhìn nhận đúng về cách nhận diện nguy cơ bạo lực và cách ứng phó trước nguy cơ bi bạo lực. - Nhân viên xã hội khuyến khích thành viên thể hiện khả năng, giải quyết vấn đề nhóm(nếu có) Buổi 6 Tổng kết - Tuyên bố lý do. - Các thành viên phát biểu cảm nghĩ khi tham gia nhóm.

- Lượng giá quá trình hoạt động nhóm.

- Liên hoan chia tay, tặng quà - Chuyển giao hoạt động cho lãnh đạo địa phương - Các thành viên đã có các kiến thức cần thiết để ứng phó và phòng ngừa bạo lực gia đình. Nhân viên xã hội chuẩn bị báo cáo với lãnh đạo địa phương cùng tham gia buổi tổng kết.

Giai đoạn 2: Tiến hành sinh hoạt nhóm

Dựa trên kế hoạch - dự thảo chương trình hoạt động của nhóm, nhân viên CTXH tiến hành các buổi sinh hoạt nhóm với những nội dung cụ thể theo kế hoạch đề ra ở trên:

* Buổi 1:

- Các thành viên trong nhóm tự giới thiệu về bản thân:

+ Chị Vũ Thị L: 28 tuổi, trú tại thôn 3, xã Hiệp Hòa, có chồng và một con nhỏ 1 tuổi.

+ Chị Dương Ngọc H: 32 tuổi, thôn 6, xã Hiệp Hòa, có chồng và hai con nhỏ dưới 6 tuổi.

+ Chị Lê Thị V: 24 tuổi, thôn 5, xã Hiệp Hòa, có chồng và một con nhỏ. + Chị Vũ Việt A: 53 tuổi, thôn 9, xã Hiệp Hòa, có chồng, một con lớn đã lập gia đình và hai con đang học đại học.

+ Chị Trần Thị H: 41 tuổi, thôn 2, xã Hiệp Hòa, có chồng và hai con dưới 9 tuổi.

- Xác định mục tiêu, mục đích của nhóm: chia sẻ những tình huống bạo lực gặp phải, từ đó cùng thảo luận các kiến thức, kỹ năng nhận diện và ứng phó với bạo lực phù hợp để giảm nguy cơ bị bạo lực và thoát khỏi bạo lực gia đình.

- Bầu nhóm trưởng: nhóm thống nhất và bầu chị Vũ Việt A, 53 tuổi làm trưởng nhóm.

- Xây dựng nội quy nhóm:

+ Thời gian, địa điểm: Các thành viên tham gia sinh hoạt nhóm từ 19h00 đến 20h00 hàng ngày, bắt đầu từ ngày 10/9/2016 đến ngày 15/9/2018 tại nhà văn hóa thôn 1, xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

+ Các thành viên tham gia sinh hoạt phải tuân thủ thời gian, thành phần quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường sinh hoạt. Trường hợp vắng mặt phải báo cáo lại trưởng nhóm.

* Buổi 2: Câu chuyện cuộc đời mình và cách ứng phó khi gặp phải những trường hợp đó.

+ Nhóm trưởng dẫn dắt các thành viên kể về những trường hợp bị bạo lực mà các thành viên đã gặp phải trong cuộc sống thường ngày của mình, những nguyên nhân gây nên tình trạng bạo lực gia đình (do áp lực công việc, do nghiện rượu, do tính cách gia trưởng, ít có thời gian chia sẻ, trò chuyện,….) và hậu quả (cuộc sống gia đình trầm lắng, ai làm việc người đó, không tình cảm với con,..).

- Các thành viên cùng nhau trao đổi, thảo luận về cách ứng xử của họ khi gặp bạo lực. Đa phần mọi người đều chưa biết nhận diện nguy cơ bị bạo lực, dẫn đến gặp phải các trường hợp bạo lực không mong muốn.

- Lượng giá: Các thành viên trong nhóm sinh hoạt rất sôi nổi, chia sẻ về các tình huống bạo lực khác nhau và trang bị được thêm các kiến thức và kỹ năng ứng phó phù hợp hơn nếu bị rơi vào tình huống bạo lực đó.

- Nhân viên xã hội thảo luận cùng nhóm để đưa ra những giải ứng phó với bạo lực cho phù hợp.

* Buổi 3: Chia sẻ về cách nhận diện, các kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình và giảm tác hại của BLGĐ.

- Cách nhận diện nguy cơ bị bạo lực gia đình: nhìn hành vi, thái độ, cách nói chuyện của người chồng để phán đoán tâm trạng họ đang gặp phải.

- Cách ứng xử khi đương đầu với bạo lực gia đình:

+ Chị H: Ứng xử mềm mỏng, nhẹ nhàng khi chồng to tiếng.

+ Chị V: Tạm lánh đến nơi khác khi thấy chồng có biểu hiện bạo hành. + Chị T: Không nên tranh cãi, to tiếng lại khi không khí đang căng thẳng, đợi không khí lắng xuống nhẹ nhàng trao đổi, phân tích cho đối phương hiểu mọi vấn đề và cảm giác của bản thân.

- Nhân viên xã hội hướng các thành viên đến cách ứng phó phù hợp nhất với từng tình huống để giảm hậu quả do bạo lực gây ra.

- Lượng giá: kết thúc buổi sinh hoạt, các thành viên đã có cái nhìn rộng hơn về cách nhận diện và ứng phó với bạo lực trong mọi tình huống. Tiêu chí là luôn phải ứng xử mềm mỏng, không hiếu thắng, khi gặp phải các trường hợp khẩn cấp phải tìm đến địa điểm an toàn để tạm trú, giảm thiểu tối đa nguy cơ bị bạo lực.

* Buổi 4: Thảo luận về nhu cầu của người phụ nữ bị bạo lực gia đình: được yêu thương, được tôn trọng, được bình đẳng.

- Các thành viên cho ý kiến về nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình: ai cũng có nhu cầu được chồng yêu thương, tôn trọng, được bình đẳng giữa nam và nữ giới trong gia đình và xã hội, được trợ giúp từ chính quyền địa phương.

- Nhân viên xã hội ghi lại tất cả các ý kiên lên tờ giấy a0

- Cho nhóm xem một số clip với nội dung phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó có thực trạng bạo lực gia đình tại một số địa phương và hậu quả nghiêm trọng của nó.

- Cùng thảo luận lại và tổng kết: Các nhu cầu của người phụ nữ bị bạo lực gia đình cần được đáp ứng, muốn đáp ứng được cần có sự phối hợp từ cả phía nạn nhân và người có hành vi bạo lực gia đình. Bởi vậy, người phụ nữ cần bình tĩnh xử lý và ứng xử tỉnh táo trong các tình huống xay ra xung đột, mâu thuẫn.

* Buổi 5:

- Các thành viên tập luyện và diễn tiểu phẩm với nội dung cách nhận diện và đương đầu của phụ nữ khi có nguy cơ bị bạo lực. Các thành viên tập luyện hăng say trong 2 tiếng đồng hồ, trưởng nhóm phân vai cụ thể cho từng thành viên với nội dung ứng phó với người chồng đang say rượu.

- Lượng giá lại buổi sinh hoạt: các thành viên đã thể hiện mình trong từng vai diễn khá tốt và khả năng giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình: với tiểu phẩm ứng phó với người

chồng say rượu, các diễn viên đều xử lý khéo léo, không to tiếng với người chồng, để người chồng hết say rồi mới phân tích về các hành vi không đúng của anh ta để anh ta nhận thức được mình đã làm gì đúng và sai.

* Buổi 6:

- Tuyên bố lý do: sau khi sinh hoạt nhóm một thời gian, các thành viên trong nhóm đã tự tháo gỡ được những khó khăn mà họ đang gặp phải. Từ đó, có các giải pháp và ứng xử hợp lý trong những tình huống xảy ra xung đột.

- Các thành viên phát biểu cảm nghĩ khi tham gia nhóm: các thành viên rất phấn khởi và muốn tiếp tục duy trì hoạt động của nhóm để trợ giúp cho những nạn nhân bạo lực gia đình.

- Lượng giá quá trình hoạt động nhóm: nhóm hoạt động rất hiệu quả và đạt được mục đích đề ra.

- Liên hoan chia tay, tặng quà.

- Chuyển giao hoạt động cho lãnh đạo địa phương

Qua đây, nhóm can thiệp đã có sự gắn kết hơn để họ chia sẻ những kinh nghiệm cũng như bài học để cùng tháo gỡ cho nhau những khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, đưa ra các tình huống về xung đột, mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình để họ có phương án xử lý của riêng mình. Từ đó, nhân viên xã hội hướng họ đi đến phương án hòa giải để tránh xung đột gia đình hoặc tăng khả năng tự bảo vệ bản thân trước những rủi ro, tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của nhóm trong tương lai.

Giai đoạn 3: Đánh giá và Kết thúc

*Lượng giá

Cụ thể những thay đổi của nhóm được thể hiện thông qua bảng sau:

Vấn đề của nhóm trước khi can thiêp

Những thay đổi của nhóm và các thành viên sau khi tham gia nhóm

Các thành viên chưa biêt nhận diện nguy cơ bị bạo lực.

Các thành viên đã trang bị cho mình các kiến thức cần thiết để nhận diện nguy cơ bị bạo lực.

Một số thành viên thấy mình không có quyền lực, không được tôn trọng trong gia đình.

Cảm thấy vui vẻ hơn, có tiếng nói và tin tưởng hơn vào những quyết định của mình. Dám phát biểu ý kiến và cảm tưởng của mình trước đám đông.

Không thích tham gia các hoạt động xã hội vì không có thời gian.

Chủ động bố trí sắp xếp thời gian để tha m gia sinh hoạt nhóm cũng như các hoạt động tập thể khác.

Cam chịu số phận, coi việc bạo lực gia đình là bình thường.

Chia sẻ các kinh nghiệm cho nhau để vượt qua khó khăn của bản thân. Tăng khả năng tự bảo vệ mình và ứng xử phù hợp để không xảy ra xung đột và mâu thuẫn trong gia đình.

Một số thành viên có ý định ly hôn, không muốn gần gũi chồng, sợ người chồng của mình.

Nhờ học hỏi được một số kinh nghiệm trong cách giao tiếp ứng xử với chồng trong gia đình nên họ gắn kết tình cảm với người chồng hơn, cuộc sống gia đình cũng hạn chế các cuộc tranh cãi. Các thành viên chưa biết các kỹ

năng tự thoát khỏi nguy hiểm khi có nguy cơ bị bạo lực.

Các thành viên đã biết cách ứng phó khi có nguy cơ bị bạo lực để giảm hậu quả của bạo lực gây ra.

Các thành viên chưa có kiến thức về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình.

Các thành viên đã có các kiến thức để đương đầu với bạo lực và tự bảo vệ bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình (nghiên cứu tại xã hiệp hòa, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh) (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)