Các hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình (nghiên cứu tại xã hiệp hòa, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh) (Trang 53)

với phụ nữ tại xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Công tác phối hợp triển khai, chỉ đạo

Trong thời gian qua, lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Hiệp Hòa xác định việc thực hiện tốt bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ, bảo đảm cân bằng giới tính hợp lý là nội dung trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội; có các giải pháp cụ thể đảm bảo tỷ lệ cân bằng giới tính khi sinh; làm tốt cơng tác chăm

sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình; nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; các quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái được đảm bảo; thực hiện tốt các chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trị của mình; kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.

Nhằm đẩy mạnh cơng tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và thực hiện Bình đẳng giới trên địa bàn, hàng năm UBND xã xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện cơng tác Bình đẳng giới và hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ xã Hiệp Hòa; xây dựng và ban hành kế hoạch hành động số 12/ KH - UBND ngày 10/03/2017 vì bình đẳng giới và phịng, ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, giai đoạn 2016- 2020. Tổ chức các hội nghị gặp gỡ các cán bộ nữ nhân ngày kỷ niệm 8/3 và ngày 20/10 để động viên, khích lệ chị em trong cơng việc. Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng nội dung chuyên đề về Luật Bình đẳng giới, tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống loa truyền thanh của xã.

Hội phụ nữ xã tổ chức cho hội viên phụ nữ học tập 3 tiêu chuẩn phong trào thi đua “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, gắn với cuộc vận động Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Kết quả số cán bộ hội viên phụ nữ đạt tiêu chuẩn là 93%. Tập trung tuyên truyền phổ biến và vận động hội viên đăng ký xây dựng gia đình theo 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, lồng ghép cuộc vận động xây dựng mơ hình gia đình 5 khơng 3 sạch”, “Gia đình văn hố”, có 86% hộ gia đăng ký.

Hội phụ nữ xã phối hợp với Trạm Y tế triển khai tháng chiến dịch dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, vận động bà mẹ mang thai khám dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Phối hợp tư vấn, tuyên truyền và khám sức khoẻ

cho phụ nữ cao tuổi và cấp thuốc miễn phí. Tư vấn kế hoạch hố gia đình và vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ không sinh con thứ 3, tham gia mơ hình Kiểm tra sức khoẻ và tư vấn tiền hôn nhân. Tổ chức hội nghị tuyên truyền “Cân bằng dinh dưỡng, xu hướng chăm sóc sức khỏe thời đại mới” nhằm cung cấp kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình, kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, tư vấn cho các bà mẹ mang thai về chế độ ăn uống, lịch tiêm chủng trước và sau sinh. Tuyên truyền các chính sách dân số và cân bằng giới tính cho hội viên phụ nữ.

Cấp uỷ cùng chính quyền, các ngành đã quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nữ được tham gia vào hầu hết các lĩnh vực xã hội, phát huy mọi tiềm năng, nâng cao vai trò, tăng cường sự tham gia của cán bộ, công chức nữ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đội ngũ cán bộ nữ cũng như tạo điều kiện cần thiết để cán bộ nữ được hưởng các quyền cơ bản của mình một cách bình đẳng.

2.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình bạo lực gia đình

Trong những năm qua các ngành, đồn thể, địa phương tích cực đẩy mạnh hoạt động tun truyền về Luật Bình đẳng giới, Luật Phịng chống bạo lực gia đình, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm từng bước nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, cán bộ, công chức, và nhân dân về cơng tác bình đẳng giới. Hình thức tun truyền đa dạng và phong phú. Luật bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh tiếp tục được phát hành rộng rãi. Nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước như: ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đón Tết nguyên đán; ngày quốc tế phụ nữ 8/3; Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 ; Ngày Quốc tế lao động 1/5 ; kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; trước trong và sau thời điểm diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, XII của Đảng và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, UBND xã tổ chức tốt việc tuyên truyền đến hội viên phụ nữ và nhân dân về truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng, tuyên truyền về cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, truyền thống phụ nữ Quốc tế và Việt Nam, tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày thống nhất đất nước, ngày sinh nhật Bác bằng các hình thức sinh hoạt chi hội, tọa đàm, gặp mặt kỷ niệm, giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ xã chủ động phối hợp với Đài Truyền thanh - truyền hình (nay là Trung tâm truyền thơng và văn hóa) của thị xã xây dựng các phóng sự đưa tin về các vấn đề liên quan đến phụ nữ phát sóng trước, trong và sau các đợt kỷ niệm.

Thực hiện Nghị quyết Liên tịch 01 giữa Bộ Công an và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về quản lý con em trong gia đình khơng phạm tội và tệ nạn xã hội, Hội phụ nữ xã đã làm tốt công tác tuyên truyền đến hội viên phụ nữ về đề cao cảnh giác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, hướng dẫn kỹ năng quản lý con em trong gia đình. Phát huy có hiệu quả mơ hình Câu lạc bộ phụ nữ ni dạy con tốt theo Đề án 704/CP Giáo dục “5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” để quản lý và giáo dục con em trong gia đình. Tun truyền phịng, chống các tệ nạn xã hội, phịng, chống bn bán phụ nữ và trẻ em đến hội viên phụ nữ trên địa bàn. Phối hợp với Công an xã tuyên truyền đến hội viên phụ nữ về việc không tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng và đốt các loại pháo, đèn trời, chấp hành luật khi tham gia giao thông.

Thơng qua các hoạt động tun truyền về bình đẳng giới, phịng, chống bạo lực gia đình, đã có sự chuyển biến quan trọng ở các lớp tập huấn và các buổi sinh hoạt về bình đẳng giới. Nếu trước đây cịn có quan niệm vấn đề giới, bình đẳng giới là của chị em nên hầu hết chỉ có cán bộ nữ tham dự thì nay đối tượng tham dự đã có cả sự tham gia của nam giới, đặc biệt là các cấp lãnh đạo, ban, ngành, đoàn thể. Việc cử đại biểu nam giới tham dự đã giúp cho các buổi tập huấn về giới, bình đẳng giới thu được những thành công

bước đầu. Thông qua các hội nghị, tầm quan trọng của vấn đề thực hiện bình đẳng giới đã được thừa nhận và quan tâm triển khai thực hiện.

2.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình và phát triển phụ nữ tại địa phương về phòng, chống bạo lực gia đình và phát triển phụ nữ tại địa phương

Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, giám sát về tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, chính sách đối với lao động nữ tại các đơn vị, doanh nghiệp có tỷ lệ lao động nữ cao. Giám sát các nội dung triển khai hoạt động trong năm, trong đó quan tâm tới việc triển khai thực hiện mơ hình “Ngăn ngừa giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới” tại các xã, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ theo quy định.

Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ xã đã xây dựng kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra triển khai đến 100% cơ sở. Nội dung: Tình hình triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban VSTBPN hàng năm; triển khai thực hiện cơng tác bình đẳng giới; công tác phối hợp trong giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ; tham mưu lồng ghép giới trong công tác chuyên môn của địa phương và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tình hình triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới và việc thực hiện Nghị 11/NQ-TW của Bộ Chính trị về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, trong đó chú trọng kiểm tra công tác tham mưu đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch để tăng và đạt tỷ lệ cán bộ nữ theo quy định.

Phối hợp với Liên đoàn lao động thị xã tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách đối với phụ nữ, trẻ em để nắm tình hình sử dụng lao động nữ ở các doanh nghiệp có tỷ lệ nữ cao. Quan tâm đến vấn đề thai sản, trợ cấp cho lao động nữ, trang bị bảo hộ lao động, chi trả bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ, hỗ trợ việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho lao động nữ. Qua giám sát cho thấy, các chế độ chính sách của lao động nữ cơ bản được bảo đảm, tạo điều kiện cho lao động nữ yên tâm cơng tác.

Như vậy có thể thấy các hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại bạo lực gia đình hiện nay tại địa bàn nghiên cứu cịn mang nặng về tính hành chính, tình trạng bạo lực gia đình vẫn chưa thuyên giảm. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, học viên lựa chọn phương pháp ứng dụng CTXH nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình tại xã Hiệp Hịa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

CHƢƠNG 3. ỨNG DỤNG CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM TRONG VIỆC NGĂN NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH

ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI XÃ HIỆP HÕA, THỊ XÃ QUẢNG N 3.1. Ứng dụng cơng tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Hiệp Hịa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Thông tin về nhóm

- Các nạn nhân bị bạo lực gia đình tại địa bàn xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (05 người):

+ Chị Vũ Thị L: 28 tuổi, thơn 3, xã Hiệp Hịa, có chồng và 1 con nhỏ 1 tuổi, nạn nhân của bạo lực tình dục.

+ Chị Dương Ngọc H: 32 tuổi, thơn 6, xã Hiệp Hịa, có chồng và 2 con nhỏ dưới 6 tuổi, nạn nhân của bạo lực tinh thần

+ Chị Lê Thị V: 24 tuổi, thơn 5, xã Hiệp Hịa, có chồng và 01 con nhỏ, nạn nhân của bạo lực thể chất.

+ Chị Vũ Việt A: 53 tuổi, thơn 9, xã Hiệp Hịa, có chồng, 01 con lớn đã lập gia đình và 2 con đang học đại học, nạn nhân của bạo lực xã hội

+ Chị Trần Thị H: 41 tuổi, thơn 2, xã Hiệp Hịa, có chồng và 02 con dưới 9 tuổi, nạn nhân của bạo lực kinh tế.

Nhóm thống nhất và bầu chị Vũ Việt A, 53 tuổi làm trưởng nhóm. Một số cán bộ đồn thể, chính quyền xã Hiệp Hịa như: cán bộ văn hóa - xã hội xã, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, Công an xã, ....

3.1.2. Tiến trình cơng tác xã hội nhóm

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị

Chọn nhóm viên và chuẩn bị môi trường hoạt động

Dựa trên nhu cầu và tình hình thực tế, nhân viên CTXH lựa chọn 05 người là phụ nữ đã từng bị bạo lực gia đình tham gia vào nhóm can thiệp. 05

người với độ tuổi khác nhau nhưng có chung đặc điểm là cùng cư trú trên một địa bàn (xã Hiệp Hịa), đã lập gia đình, có con và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của nhóm. Cụ thể:

- Chị Vũ Thị L: 28 tuổi, trú tại thơn 3, xã Hiệp Hịa, có chồng và một con nhỏ 1 tuổi.

- Chị Dương Ngọc H: 32 tuổi, thơn 6, xã Hiệp Hịa, có chồng và hai con nhỏ dưới 6 tuổi.

- Chị Lê Thị V: 24 tuổi, thơn 5, xã Hiệp Hịa, có chồng và một con nhỏ. - Chị Vũ Việt A: 53 tuổi, thơn 9, xã Hiệp Hịa, có chồng, một con lớn đã lập gia đình và hai con đang học đại học.

- Chị Trần Thị H: 41 tuổi, thơn 2, xã Hiệp Hịa, có chồng và hai con dưới 9 tuổi. Nhóm thống nhất và bầu chị Vũ Việt A, 53 tuổi làm trưởng nhóm.

Xác định mục đích của nhóm

Sau khi được tạo điều kiện và chia sẻ ý kiến, các thành viên trong nhóm đã cùng thống nhất mục đích chung của nhóm hướng tới việc chia sẻ các vấn đề về bạo lực gia đình mà họ gặp phải để từ đó trang bị cho mình các kiến thức và kỹ năng cần thiết để tự nhận diện được các dấu hiệu, biểu hiện của nguy cơ bạo lực. Từ đó, có các giải pháp, kỹ năng tự thoát khỏi nguy cơ bạo lực, giảm hậu quả của bạo lực gia đình gây ra, góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình tại địa bàn nghiên cứu.

Xây dựng kế hoạch hoạt động nhóm

Thời gian Hoạt động Nội dung

cơng việc Mục đích Ghi chú

Buổi 1 Thành lập nhóm

- Làm quen (tự giới thiệu, văn nghệ). - Xác định mục tiêu, mục đích của nhóm - Bầu nhóm trưởng - Xây dựng nội quy nhóm. - Thành lập nhóm - Các thành viên làm quen với nhau Nhân viên xã hội chủ yếu điều hành nhóm Buổi 2 Câu chuyện cuộc đời mình và cách ứng phó khi gặp phải những trường hợp đó - Nhóm trưởng dẫn dắt các thành viên kể về những trường hợp bị bạo lực mà các thành viên đã gặp phải. - Lượng giá - Các thành viên chia sẻ về các tình huống bạo lực khác nhau và cách ứng phó trong các trường hợp đó. - Các thành viên cùng nhau trao đổi, thảo luận về cách ứng xử của họ khi - Nhân viên xã hội thảo luận cùng nhóm để đưa ra những giải pháp phù hợp.

gặp bạo lực xem đúng hay sai? Buổi 3 Chia sẻ về cách nhận diện, các kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình và giảm tác hại của BLGĐ - Các thành viên trong nhóm trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về cách nhận diện nguy cơ bạo lực. - Từ đó, trao đổi các kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực. - Lượng giá lại buổi hoạt động.

- Giúp thành viên chia sẻ về cách nhận diện nguy cơ bị bạo lực. - Giúp thành viện trang bị thêm các kiến thức về xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc Nhân viên xã hội hướng các thành viên đến cách ứng phó phù hợp nhất để giảm hậu quả do bạo lực gây ra. Buổi 4 - Thảo luận về nhu cầu của người phụ nữ bị bạo lực gia đình: tình cảm, được tơn trọng, bình đẳng - Các thành viên cho ý kiến về nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình - Nhân viên xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình (nghiên cứu tại xã hiệp hòa, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh) (Trang 53)