Ở một số nước có hệ thống chống rửa tiền nghiêm khắc và hoàn chỉnh như Mỹ và cộng đồng Châu Âu thì đối tượng hoạt động rửa tiền khá rộng. Ngoài những cá nhân, pháp nhân có hành vi rửa tiền một cách trực tiếp, nhân viên ngân hàng vô ý hay cố ý tiếp tay cho hành vi rửa tiền qua ngân hàng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vì vậy, luật ngân hàng các nước này quy định: Mọi nhân viên ngân hàng khi tiếp nhận các khoản tiền gửi lớn đều phải có nghĩa vụ yêu cầu khách hàng khai báo nguồn gốc tiền, chủ sở hữu thực … phục vụ thơng tin phịng chống rửa tiền. Nhân viên nào khơng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên, nếu phát hiện ra các khoản tiền bất hợp pháp, cơ quan pháp luật hồn tồn có thể truy tố họ về một trong các tội rửa tiền vì mất cảnh giác, không thực hiện nghĩa vụ quy định cho dù họ cho rằng họ không biết đây là tiền có nguồn gốc tội phạm và như vậy, họ cũng bị quy kết tham gia vào quá trình rửa tiền.
Do đặc thù của các nước khác nhau, cơ sở vật chất và hạ tầng không giống nhau ở các nước nên ngoài những điểm cơ bản trong luật phịng chống rửa tiền thì chúng cũng có những điểm riêng biệt ở các nước khác nhau. Chúng ta sẽ tìm hiểu luật phòng chống rửa tiền ở một số nước từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong cơng tác này ở Việt Nam.
(1) Luật phòng chống rửa tiền ở Mỹ và hiệu quả đạt được
Luật phịng chống rửa tiền ở Mỹ
Mỹ là nước có luật pháp về phịng chống rửa tiền tồn diện và khắc khe nhất trên thế giới mà tất cả các định chế tài chính và nhân viên của họ đều phải tuân theo. Một trong những đạo luật quan trọng nhất liên quan đến phịng chống rửa tiền là luật bí mật ngân hàng (BSA) năm 1970 và những quy tắc của nó. Mục đích của BSA là tạo ra một văn bản pháp lý tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều tra tội phạm rửa tiền, trốn thuế… Bằng cách yên cầu các tổ chức tài chính phải lưu giữ những chứng từ liên quan đến giao dịch trên 10.000 USD.
là khi phát hiện có sự tham gia của bất kì các hoạt động rửa tiền nào và là căn cứ để tịch thu, sung quỹ tiền và tài sản liên quan đến hoạt động rửa tiền. Việc không tuân thủ những quy tắc và luật lệ liên quan đến hoạt động phòng chống rửa tiền của các nhân viên, các tổ chức tín dụng có thể dẫn tới bị phạt dân sự. Về mặt dân sự, nhân viên ngân hàng có thể bị phạt với 100.000 USD cho việc cố tình vi phạm những quy định về báo cáo và lưu giữ chứng từ của BSA. Về mặt hình sự, người vi phạm có thể bị phạt tới 250.000 USD, hoặc 5 năm tù hoặc cả hai.
Hiệu quả đạt được luật phòng chống rửa tiền
Số trường hợp kết án về tội rửa tiền hàng năm ở Mỹ lên đến hàng nghìn trường hợp, con số này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của chính phủ trong cơng tác phịng, chống rửa tiền và hiệu quả của luật phòng chống rửa tiền ở Mỹ.
Biểu đồ 1.1: Số Trường hợp bị kết án về tội rửa tiền từ năm 2006 –2011
1010 1115 817 711 656 615 0 200 400 600 800 1000 1200 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Nguồn: FATF, APG (2012), Mutual Evaluation Report on Anti-money Laundering and combating the financing of terrotirsm in USA
Với luật pháp khắc khe, các ngân hàng và các tổ chức liên quan phải có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ, giao dịch vượt ngưỡng….cho mạng lưới chống tội phạm tài chính (FinCEN). Năm 2011, tổ chức này nhận gần 14 triệu báo cáo trong đó
giao dịch đáng ngờ chiếm khoảng 5% trong tổng số báo cáo nhận được.
Biểu đồ 1.2: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ (SAR) nhận được từ năm 2006 - 2011 699226 596493 531761 530518 496400 578439 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Nguồn: FATF, APG (2012), Mutual Evaluation Report on Anti-money Laundering and combating the financing of terrotirsm in USA
Mỹ rất mạnh tay trong việc xử phạt các ngân hàng vi phạm các quy định về phòng chống rửa tiền
Một trong những vụ lớn nhất và nổi tiếng nhất có liên quan đến việc ngân hàng bị do vi phạm các quy định và luật lệ liên quan đến hoạt động rửa tiền tại Mỹ là trường hợp ngân hàng Boston. Mặc dù đã được yêu cầu phải tuân thủ chặt chẽ hơn trong việc lưu giữ các chứng từ giao dịch vào năm 1980, song ngân hàng Boston vẫn tiếp tục giao dịch với các ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả ngân hàng đại lý mà không hề lưu giữ chứng từ đến tận năm 1984. Nghiêm trọng hơn, các chi nhánh của các ngân hàng Boston đã tiếp tục giao dịch với những tội phạm nổi tiếng qua nhiều năm. Những nhân vật này đã thực hiện những phi vụ kinh doanh bất động sản, những nhân viên ngân hàng Boston đã không báo cáo và lưu giữ chứng từ của những giao dịch này mặc dù chúng không được loại trừ theo quy định và luật lệ về tài chính. Khi sự việc bị phát hiện ngân hàng Boston đã bị kết án và còn bị phạt 500.000 USD.
Tuy nhiên vẫn có những khe hở trong cơng tác phòng chống rửa tiền ở Mỹ
Theo nghiên cứu của hai nhà kinh tế học tại đại học Andes trong năm 2008 cho rằng có khoảng 298 tỷ USD lợi nhuận buôn bán ma túy tại Columbia được rửa qua hệ thống ngân hàng Mỹ.
(2) Luật phòng chống rửa tiền ở Anh
Tương tự như ở Mỹ, 12/1990 Anh ban hành một loạt các văn bản liên quan đến việc phịng chống rửa tiền. Trong đó hướng dẫn các ngân hàng trong việc phát hiện và chấm dứt các hoạt động rửa tiền, tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ của ngân hàng trong việc cảnh báo cho các cơ quan quyền lực những hoạt động và giao dịch ngờ. Theo đó, các ngân hàng phải đích thân nhận dạng tất cả các khách hàng bằng mọi cách có thể, kể cả bằng cách gặp mặt trực tiếp. Hướng dẫn cũng chỉ rõ các cách thức xác nhận thông tin cá nhân, trong đó hộ chiếu là hình thức được ưu tiên, ngồi ra các hình thức khác cũng được chấp nhận như thẻ nhân viên, bằng lái xe… Hơn nữa, các ngân hàng phải lưu giữ tất cả các chứng từ giao dịch trong 6 năm để phục vụ điều tra. Hướng dẫn chỉ ra rằng các nhân viên của các định chế tài chính phải hợp tác một cách toàn diện với các cơ quan pháp luật và phải thông báo trước cho các cơ quan này các giao dịch đáng ngờ. Trong khi các ngân hàng là chủ thể chính, các tổ chức tài chính khác như cơng ty bảo hiểm, tổ chức môi giới ….cũng phải thực hiện theo đúng hướng dẫn này.
(3) Luật phòng chống rửa tiền ở Nga
Ngày 31/10/2002, Nga tiến hành sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền. Lần sửa đổi này chỉ tiến hành xử lý trên phương diện kỹ thuật lập pháp, thay đổi tên gọi của đạo luật thành Luật Phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, đưa thêm cụm từ “chống tài trợ khủng bố” vào tên các chương 2, chương 4 cũng như các điều, khoản cụ thể có liên quan. Ngoài ra, trong điều 5, có sửa đổi và mở rộng phạm vi của các tổ chức tài chính, cụ thể bao gồm 8 loại tổ chức sau đây: tổ chức tín dụng; cá nhân tổ chức chuyên môn trên thị trường chứng khốn; cơng ty bảo hiểm và các cơng ty cho thuê tài chính; đơn vị bưu chính và thơng tin liên bang; cơng ty cầm đồ, thế chấp; tổ chức mua bán kim loại quý, đá quý; các công ty tổ chức đua ngựa, xổ số và các loại trò chơi có thưởng
khác; các cơ quan quản lý các quỹ đầu tư và các quỹ trợ cấp phi chính phủ.
Tiếp theo, ngày 28/7/2004, nước Nga thơng qua Đạo luật số 88-FZ, tiếp tục sửa đổi lần thứ hai Luật Phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Tại Điều 5 đã quy định thêm loại tổ chức tài chính thứ 9 là tổ chức trung gian mơi giới mua bán bất động sản. Luật sửa đổi cũng bổ sung thêm quyền từ chối mở tài khoản của các tổ chức tài chính, đồng thời bổ sung Khoản 7.1 quy định “quyền và nghĩa vụ của một số cá nhân khác”. Theo đó, những người hành nghề luật sư, công chứng viên, những nhân viên cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán và các dịch vụ pháp lý khác, khi họ đại diện danh nghĩa của khách hàng, hoặc vì quyền lợi của khách hàng mà tiến hành các hoạt động liên quan đến tiền, tài sản, cũng phải thực hiện các nghĩa vụ nhận biết khách hàng, thiết lập cơ chế kiểm soát nội bộ, nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ... như quy định tại Điều 7 đối với các tổ chức tài chính.
Lần sửa đổi cuối cùng gần đây nhất (năm 2008, Luật số 275-FZ) đã bổ sung thêm quy định về nhận biết khách hàng là những người có ảnh hưởng chính trị vào trong các quy định về nhận biết và cập nhật thơng tin khách hàng.
Có thể thấy, trải qua một quá trình hơn 10 năm trong lịch sử lập pháp về chống rửa tiền, các quy định về PCRT của Liên bang Nga không ngừng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước, đồng thời đưa hệ thống pháp luật của nước Nga về chống rửa tiền đạt tới các chuẩn mực quốc tế.
(4) Luật phòng chống rửa tiền ở một số nước
Nước Úc cũng thực hiện hệ thống báo cáo giao dịch tiền tệ tương tự như tại Mỹ. Bất cứ một giao dịch tiền tệ nào tương đương hoặc lớn hơn 10.000 USD đều phải báo cáo. Những dữ liệu này sau đó được truyền tự động tới các cơ quan báo cáo giao dịch tiền tệ.
Tại Nhật, các ngân hàng được yêu cầu phải báo cáo tất cả các giao dịch tiền tệ trong nước vượt quá 30 triệu Yên và các giao dịch tiền tệ quốc tế vượt quá 5 triệu yên. Hơn nữa, trong trường hợp liên quan đến ma túy, tịa án có thể kết án ngân hàng và các tổ chức tín dụng về tội rửa tiền.
Các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Myanma, Indonesia, Philipin đều có các văn bản về phịng chống rửa tiền với những phạm vi và mức độ khác nhau. Các nước này cũng thành lập những cơ quan chuyên trách, chuyên xử lý các vấn đề liên quan đến phòng, chống rửa tiền như AMLO hay AMLC. Các cơ quan này có chức năng chủ yếu là thu thập và sử lý thông tin liên quan đến tài sản, liên quan đến buôn bán ma túy và rửa tiền. Có quốc gia chỉ rõ những hành vi phạm tội cụ thể như: pháp luật Malaixia liệt kê 18 tội danh, Thái Lan 24 tội danh, Ôtxtraylia 180 tội danh… Có quốc gia (như ở Việt Nam) khơng xác định rõ nguồn tiền được sinh ra từ hành vi phạm tội nào cụ thể, miễm đó là thu nhập từ hành vi phạm tội.