Ứng dụng và đặc điểm của hàm Cobb-Douglas

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình chăn nuôi lợn thịt tại tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 29)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.2.4. Ứng dụng và đặc điểm của hàm Cobb-Douglas

Mơ hình hàm sản xuất Cobb - Douglas được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế sản xuất nơng nghiệp bởi vì những đặc tính đơn giản về tốn học, và diễn giải kết quả ước lượng. Dạng hàm số này thường sử dụng như một trường hợp cơ bản để so sánh với các dạng hàm số khác. Khi kiểm định về đặc tính của nó khơng được thỏa (ví dụ: thu nhập không đổi theo qui mô - constant return to scale) thì nhà nghiên cứu sẽ tìm kiếm một dạng khác thích hợp hơn. Đây là hàm số ln tăng nhưng có độ dốc giảm dần, đặc tính này phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu là khi tăng thêm một lượng đầu vào cố định thì đầu ra ln tăng nhưng với tỉ lệ giảm dần (tức là đơn vị đầu vào sử dụng trước có tác động lớn hơn đơn vị sử dụng sau). Tuy nhiên, dạng hàm này không thể mô tả đúng 3 giai đoạn của một hàm sản xuất nông nghiệp (Debertin, 1986). Từ những điểm trên, hàm sản xuất Cobb - Douglas được sử dụng làm mơ hình tốn trong các ước lượng của nghiên cứu này. Mơ hình tổng quát như sau: Y = aXiαi ; i = 1, 2,...n là biến số đầu vào, a, α là những thông số chưa biết, i là thứ tự các quan sát. Lấy logarit thập phân hai vế và thêm vào số hạng sai số, chúng ta có được hàm kinh tế lượng:

LnYj = Bj + α1lnX1j + α2lnX2j +....+ αnlnXnj + Uj (với Bj = lna)

Qua chuyển đổi này, hàm Cobb - Douglas là hàm tuyến tính theo hệ số ước lượng. Nói cách khác là LnY là hàm quan hệ tuyến tính với LnX; và có thể ước lượng các hệ số bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS). Trong các ứng dụng hàm Cobb - Douglas (C - D) hiện nay, không phải là hàm C - D nguyên thủy, mà chỉ là một dạng của hàm C - D (Debertin, 1986). Hàm C - D nguyên thủy chỉ có hai biến số là lao động và vốn, và tổng giá trị cửa hai hệ số co giãn sản lượng là bằng 1. Các hàm C - D khác có nhiều hơn 2 biến số và tổng giá trị của các hệ số co giãn sản lượng là một con số khác 1.

Dạng hàm số C - D có trên hai biến số được sử dụng hiện nay có đặc điểm như sau: Y = f(X1,X2,X3,X4,..Xn).

Hiệu quả thu nhập theo qui mô (return to scale): bằng tổng giá trị các hệ số ước lượng của từng yếu tố đầu vào.

Hệ số co giãn sản lượng riêng: trong mơ hình này các hệ số a có ý nghĩa là hệ số co giãn năng suất (nghĩa là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong năng suất so với phần trăm thay đổi trong yếu tố đầu vào).

Sản phẩm trung bình (AP): sản phẩm trung bình là lượng sản phẩm được tạo ra trên một đơn vị yếu tố đầu vào thay đổi, giữ nguyên giá trị của các yếu tố khác. Giá trị sản phẩm trung bình được tính bằng cách lấy sản lượng chia cho lượng yếu tố đầu vào. Giá trị này được tính riêng cho từng yếu tố đầu vào. Giá trị sản phẩm trung bình đạt mức tối đa (cực đại) khi giá trị của nó bằng với giá trị sản phẩm biên (MPP)

Sản phẩm biên (MPP): sản phẩm biên của một yếu tố đầu vào là lượng sản phẩm tăng thêm khi gia tăng thêm một đơn vị yếu tố đầu đó. Đạo hàm của Y theo từng yếu tố đầu vào Xj, ta có được hoặc cịn gọi là sản phẩm biên (MPPi) của hàm số trên:

MPPi = dLnY/dLnXi = αi(Y/Xi)

Giá trị sản phẩm biên: Hàm sản suất Cobb - Douglas có quy luật năng suất cận biên giảm dần. VMP= MPPi x PY được gọi là giá trị của sản phẩm và nó bằng với chi phí biên của yếu tố đầu vào thứ i. Trong đó: MPPilà giá trị sản phẩm biên; Pxi là giá nhân tố đầu vào thứ i, Py là giá sản phẩm đầu ra.

Tối đa hóa lợi nhuận và lượng yếu tố đầu vào tối ưu: phân tích kinh tế trong thị trường cạnh tranh hồn hảo, với giả định là người nơng dân có hành vi tối đa hóa lợi nhuận và giá cả của nơng sản, giá cả của các yếu tố đầu vào là do

thị trường quyết định (nghĩa là nơng dân là người chấp nhận giá). Ta có điều kiện bậc nhất của bài tốn tối đa hóa lợi nhuận là: VMPi = Pxi. Trong đó PXilà giá của yếu tố đầu vào. VMPi=MPPixPY=Pxi

Thay thế giá trị của MPPi vào cơng thức trên ta có: αi(Xi(Y/Xi) x PY = Pxi. Từ đây có thể tìm ra được mức độ tối ưu của một yếu tố đầu vào để đạt được lợi nhuận tối đa, giữ nguyên các yếu tố khác không thay đổi như sau: Xi = αi Y x PY/Pxi)

1.3. Các nghiên cứu trƣớc đây về hiệu quả kinh tế của mơ hình chăn ni 1.3.1. Nghiên cứu“Phân tích hiệu quả kinh tế của mơ hình chăn nuôi lợn thịt tại huyện Củ Chi-Thành phố Hồ Chí Minh”

Nhuận Đức và Tận An Hội là hai xã điển hình về chăn ni lợn thịt của huyện Củ Chi. Nhìn chung, đa số có các hộ chăn ni có quy mơ đàn lợn thịt nhỏ, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt tại các xã điều tra là khơng cao. Hộ có quy mơ càng lớn thì hiệu quả càng cao, các hộ có quy mơ ≥ 50 con thì lợi nhuận cao hơn hộ nhỏ hơn khoảng 103.000 đồng/con, nhưng tính cơng lao động gia đình thì các hộ chăn ni đều lỗ vốn. Kết quả từ mơ hình hồi quy tuyến tính cho thấy sản lượng chăn nuôi lợn thịt phụ thuộc chặt chẽ vào 7 yếu tố: thức ăn, trọng lượng lợn con giống, lao động, quy mô đàn, thời gian ni, diện tích chuồng trại và nguồn gốc con giống. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối chưa được sử dụng một cách tối ưu nhất tại các hộ chăn nuôi. Theo kết quả mơ hình nghiên cứu cho thấy nếu dựa theo hệ số co giãn sản lượng thì cần tăng 27,27% lượng thức ăn, giảm trọng lượng con giống khoảng 6,93 kg và giảm khoảng 2,81% công lao động trong chăn nuôi 1 con lợn để đạt được mức lợi nhuận cao nhất.

1.3.2. Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ vùng đồng bằng sông hồng” nông hộ vùng đồng bằng sông hồng”

Vùng đồng bằng sông Hồng được xem là một trong hai vùng phát triển mạnh hoạt động chăn nuôi theo hướng thâm canh so với cả nước (sau vùng Đông Nam Bộ), nhưng với phương thức chăn nuôi tận dụng trong các nông hộ nên hiệu quả chăn ni khơng cao. Để tìm hiểu về hiệu quả chăn nuôi cũng như các phương thức tự chủ trong chăn nuôi tại khu vực này, nhóm tác giả Võ Trọng Thành và Vũ Đình Tơn đã chọn ngẫu nhiên 399 hộ chăn nuôi lợn thịt thuộc 4 huyện thuộc 4 tỉnh ĐBSH: Trực Ninh - Nam Định; Hoài Đức - Hà Tây; Văn Giang - Hưng Yên và An Dương - Hải Phòng để khảo sát một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2004. Nghiên cứu không đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đầu vào đến kết quả kinh doanh của nơng hộ, khơng phân tích được hiệu quả về kỹ thuật và phân phối khi sử dụng các yếu tố đầu ra - đầu vào mà nghiên cứu này chỉ ở mức đánh giá mức lời hoặc lỗ trong chăn nuôi lợn thịt.

1.4. Các chính sách phát triển chăn ni lợn của Nhà nƣớc Lào

Chính sách phát triển chăn nuôi lợn trang trại theo Nghị quyết 9/5/2013 chiến lược nông nghiệp đến năm 2020 của Bộ nông nghiệp và lâm nghiệp, hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được Nhà nước giao đất cho người dân 3 ha đất/một người và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của Pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa để trồng rừng, sản xuất, trồng cây lâu năm và thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nơng, lâm ngư nghiệp. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin và tập huấn kỹ thuật để khuyến khích các hộ gia

đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng, được ưu tiên vay vốn thuộc Chương trình giải quyết việc làm, được hỗ trợ đào tạo tay nghề cho lao động làm trong trang trại.

Chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu theo Quyết định 9/5/2013 chiến lược nông nghiệp đến năm 2020 của Bộ nông nghiệp và lâm nghiệp, chính sách này nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu. Tuy nhiên, những tác động của cảc yếu tố khách quan về miễn thuế nhập khẩu và xuất khẩu mặt hàng nông sản. Sự thay đổi thị trường thịt lợn của các nước thuộc Liên Xơ cũ, vấn đề dịch bệnh và an tồn vệ sinh thực phẩm trong nước và trên thế giới diễn biến phức tạp,...dẫn đến những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu không thể đi vào thực tiễn. Vấn đề quan trọng nhất vẫn là xuất phát điểm của ngành chăn ni nước ta nói chung và chăn ni lợn nói riêng cịn thấp, chúng ta chưa thực sự có được một ngành chăn ni lợn mang tính chun nghiệp cao, chăn ni nhỏ phân tán chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi trang trại mới được hình thành phần nhiều mang tính tự phát, thiếu quy hoạch; các chính sách chưa đủ mạnh và đồng bộ, nhất là đất đai, tín dụng và thị trường; năng suất chăn nuôi thấp, giá thành cao, quản lý chất lượng và ATVSTP kém.

Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 theo Quyết định định 9/5/2013 chiến lược nông nghiệp đến năm 2020 của Bộ nông nghiệp và lâm nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc phát triển chăn nuôi công nghiệp trong nơng thơn, nhằm góp phần giải quyết vấn đề an ninh lương thực, sự ổn định của thực phẩm, sản xuất mặt hàng nông sản, phát triển bền vững và sản xuất theo hướng cơng nghiệp hóa . Tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Đến năm 2020, tổng sản lượng thịt sản xuất đạt

2412,76 triệu tấn, trong đó thịt lợn chiếm 51%. Tỷ lệ tiêu thụ thịt 51,9 kg /người/năm, trong đó thịt lợn 6kg/người/năm.

Đề án Chiến lược phát triển chăn nuôi truyền thống trở thành sản xuất mặt hàng nơng sản tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá. Mục tiêu sản xuất thực phẩm đến năm 2015 để an ninh lương thực, thực phẩm cho đầy đủ như:

Gạo 180kg/người/năm

Thịt và cá 51,9 kg/người/năm, trong đó thịt lợn 6 kg/người/năm, gà 9,9 kg/người/năm, bò và trâu 9,6kg/người/năm và cá 26,4 kg/người/năm.

Trứng 2,8 kg/người/năm Rau 37,4 kg/người/năm Bắp 1,6 kg/người/năm Khoai 1,5 kg/người/năm Trái cây 6,9 kg/người/năm Sữa 1 kg/người/năm

Mục tiêu sản xuất thực phẩm đến năm 2020 để đảm bảo an ninh, sự ổn định thực phẩm cho đầy đủ như:

Gạo 167kg/người/năm

Thịt và cá 61 kg/người/năm, trong đó thịt lợn 7 kg/người/năm, gà 11,6 kg/người/năm, bò và trâu 11,3kg/người/năm và cá 31,1 kg/người/năm.

Trứng 3,3 kg/người/năm Rau 44 kg/người/năm Bắp 1.5 kg/người/năm Khoai 1,8 kg/người/năm

Trái cây 8,1 kg/người/năm Sữa 1,1 kg/người/năm

Như vậy, lợn là một trong những động vật đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp thịt cho người dân Lào. Mục tiêu đến năm 2015 sẽ sản xuất thịt lợn đến 79.000 tấn và mục tiêu đến năm 2020 sẽ sản xuất thịt lợn đến 133.000 tấn. Trong năm 2012 sản lượng thịt lợn cả nước khoảng 93% là lợn nuôi truyền thống của nhân dân. Trong tương lai sẽ chăn nuôi lợn trở nên mặt hàng nông phẩm để đạt được mục tiêu khuyến khích người dân nơng thơn theo hướng chăn nuôi là trọng tâm và ni lợn lai có hiệu quả sản xuất cao.

Hiện nay, có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi như: Các bệnh của động vật, thiên tai và vấn đề khác nhưng ngành chăn nuôi đã dùng tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội và liên hệ trong chăn nuôi của nhân dân để đề ra các biện pháp và phương pháptừ Sở nông nghiệp và Cục chăn nuôi cũng như sự hỗ trợ hợp tác từ các nước bạn bè. Ngành chăn ni có sự hỗ trợ của gia súc lớn ở miền núi và bán miền núi để sản xuất nông sản xuất khẩu, tạo ra thu nhập của các gia đình và giải quyết nghèo đói đã khuyến khích chăn ni gia súc nhỏ và cá theo trang trại ở các nội thành. Ngành chăn ni đã có vật liệu xây dựng và kỹ thuật cơ bản phù hợp với các tiêu chuẩn của vật nuôi trang trại để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đáp ứng con giống, thức ăn và kỹ thuật chăn ni cho người dân. Có mục tiêu sản xuất thịt và cá đến 75.360 tấn, trong đó: thịt 53.360 tấn, trứng 4.000 tấn và cá 18.000 tấn.

Tóm lược chương 1: trong sản xuất nơng nghiệp, các nhà kinh tế học cho rằng nhà sản xuất có thể thay đổi tỷ lệ các yếu tố đầu vào khi có những thay đổi về sản lượng sản xuất. Các lý thuyết về sản xuất nông nghiệp, lý thuyết về kinh tế hộ,...đặc biệt là lý thuyết và các ứng dụng của hàm sản xuất Cobb - Douglas được sử dụng làm cơ sở lý thuyết của đề tài: các hệ số co giãn, sản phẩm biên,

giá trị sản phẩm biên để tối đa hóa lợi nhuận và lượng yếu tố đầu vào. Một số chính sách phát triển chăn ni lợn của Trung ương, chính quyền tỉnh bên cạnh một số cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài, đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề tài này kế thừa.

CHƢƠNG II:

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Kinh doanh trong chăn nuôi lợn thịt dựa trên việc khai thác các tiềm năng về đất đai, lao động, vốn, kinh nghiệm sản xuất của nông dân để làm giàu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt là không giống nhau .Việc đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nói trên đến việc tăng thu nhập của nơng hộ có một ý nghĩa rất lớn trong việc đề ra các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi lợn trên địa bàn cũng như các chính sách nhằm tạo mơi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy ngành chăn ni lợn phát triển. Mục đích của chương này là trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu để tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Phần thứ nhất trình bày nguồn số liệu. Phần thứ hai mơ tả trình tự phân tích số liệu; phân tích hàm sản xuất để xây dụng mơ hình nghiên cứu với các biến tác động đến năng suất xuất chuồng của lợn. Phương pháp ưóc lượng OLS, thử nghiệm thống kê F và t, để suy diễn giá trị của mơ hình, hệ số phóng đại phương sai (VIF) để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến, và các thử nghiệm về hiện tượng phương sai của sai số không đồng nhất cũng được nêu trong chương này.

2.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu từ các báo cáo về tình hình chăn ni lợn của ngành chăn ni Sở nơng nghiệp tỉnh Savannakhet, Cục chăn nuôi, Bộ nông nghiệp và một số tài liệu từ các nguồn khác như:

- Các báo cáo khoa học, tài liệu, tạp chí đã được cơng bố.

- Các số liệu thống kê từ các cơ quan thống kê và ngành chăn nuôi của Sở nông nghiệp.

2.2. Số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi để điều tra khảo sát hiện trạng thực tế tình hình chăn ni của các hộ nơng dân thuộc 3 huyện điển hình về chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Savannakhet trong năm 2013.

Bảng câu hỏi chủ yếu tập trung điều tra các đặc điểm kinh tế xã hội của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình chăn nuôi lợn thịt tại tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)