PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình chăn nuôi lợn thịt tại tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 37)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Kinh doanh trong chăn nuôi lợn thịt dựa trên việc khai thác các tiềm năng về đất đai, lao động, vốn, kinh nghiệm sản xuất của nông dân để làm giàu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt là không giống nhau .Việc đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nói trên đến việc tăng thu nhập của nơng hộ có một ý nghĩa rất lớn trong việc đề ra các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi lợn trên địa bàn cũng như các chính sách nhằm tạo mơi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy ngành chăn ni lợn phát triển. Mục đích của chương này là trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu để tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Phần thứ nhất trình bày nguồn số liệu. Phần thứ hai mơ tả trình tự phân tích số liệu; phân tích hàm sản xuất để xây dụng mơ hình nghiên cứu với các biến tác động đến năng suất xuất chuồng của lợn. Phương pháp ưóc lượng OLS, thử nghiệm thống kê F và t, để suy diễn giá trị của mơ hình, hệ số phóng đại phương sai (VIF) để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến, và các thử nghiệm về hiện tượng phương sai của sai số không đồng nhất cũng được nêu trong chương này.

2.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu từ các báo cáo về tình hình chăn ni lợn của ngành chăn nuôi Sở nông nghiệp tỉnh Savannakhet, Cục chăn nuôi, Bộ nông nghiệp và một số tài liệu từ các nguồn khác như:

- Các báo cáo khoa học, tài liệu, tạp chí đã được cơng bố.

- Các số liệu thống kê từ các cơ quan thống kê và ngành chăn nuôi của Sở nông nghiệp.

2.2. Số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi để điều tra khảo sát hiện trạng thực tế tình hình chăn ni của các hộ nơng dân thuộc 3 huyện điển hình về chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Savannakhet trong năm 2013.

Bảng câu hỏi chủ yếu tập trung điều tra các đặc điểm kinh tế xã hội của hộ: giới tính người chăn ni, trình độ học vấn, số năm chăn nuôi lợn thịt, các lớp tập huấn đã được tham gia, chăm sóc quản lý đàn; thơng tin về sản xuất: các thông tin về đàn lợn nuôi tại hộ, giá và lượng của các yếu tố đầu vào, năng suất và giá thịt lợn, và tình hình đầu tư và sản xuất kinh doanh của hộ.

Mẫu nghiên cứu:

Trên địa bàn 3 huyện Kaisonephomvihan,Outhumphone và Xaibouly của tỉnh Savannakhet. Đây là 3 địa phương điển hình về chăn ni lợn thịt đã được chọn để tiến hành điều tra với tổng số hộ chăn nuôi lợn thịt được điều tra là 90 hộ: trong đó, huyện Kaisonephomvihan 35 hộ, Outhumphone 20 hộ và Xaibouly 35 hộ

Thực hiện điều tra và xử lý số liệu: tiến hành điều tra tình hình chăn ni lợn thịt tại 3 huyện Kaisonephomvihan, Outhumphone và Xaibouly của tỉnh Savannakhet. Tác giả cũng là một thành viên tham gia thực hiện điều tra cùng các cán bộ kỹ thuật ngành chăn nuôi của Sở nông nnghiệp (đơn vị công tác của tác giả) và một số cán bộ thuộc hội nông dân tại địa phương.

Số liệu sau khi đã tiến hành điều tra được xử lý bằng cách kiểm tra tính phù hợp, đơn vị tính, tính đồng nhất, mức độ chính xác. Sau đó mã hóa số liệu và nhập vào máy tính bằng phần mềm Access, kết hợp với truy xuất dữ liệu ra Excel và sử dụng SPSS để phân tích.

Các số liệu được phân tích bằng thống kê mơ tả thơng qua việc tính tốn các giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Std. Dev), sai số của các giá trị trung bình (SE), giá trị lớn nhất (Max), nhỏ nhất (Min), tỷ lệ (%) và các giá trị thống kê khác, để mô tả các đặc điểm của vùng nghiên cứu, mô tả các thông tin về nông hộ và chủ hộ, các đặc điểm của chăn nuôi lợn thịt.

2.2. Phƣơng pháp phân tích hạch tốn từng phần

Người chăn nuôi phải căn cứ vào yếu tố đầu vào và đầu ra qui thành giá trị tiền hiện hành (kíp). Tùy từng loại lợn, mỗi loại có một nhóm đầu vào và đầu ra khác nhau, đối với lợn thịt: Đầu vào bao gồm các chi phí con giống, khấu hao chuồng trại, thức ăn, công lao động, điện nước, vật liệu rẻ tiền mau hỏng, chi phí thuốc thú y.

Mỗi trại lợn hàng năm vẫn thường tổng kết các khoản chi phí trên để có cái nhìn tổng qt về tình hình sản xuất trong năm và từ đó dự tính được các khoản chi trong năm tới. Thơng thường người ta dự tính chi phí thức ăn trong năm và từ đó ước tính tổng chi phí nếu biết tỉ trọng chi phí thức ăn trong tổng chi phí năm qua là bao nhiêu (cơ cấu hiện tại chiếm 80 - 85% tổng chi phí).

Theo kết quả điều tra tình hình chăn nuôi lợn thịt tại 3 huyện chăn nuôi điển hình trên địa bàn tỉnh Savannakhet, nghiên cứu được tiến hành tính tốn các chỉ tiêu sản xuất, hiệu quả lợi nhuận theo phương pháp hạch toán từng phần (partial budgeting).

Tổng chi phí sản xuất (TC - Total Cost): là tồn bộ chi phí bằng tiền mà nhà sản xuất đã chi ra để mua các yếu tố đầu vào, chi phí sản xuất cịn bao gồm cả chi phí cơ hội của mọi nguồn lực trong sản xuất là số tiền mà khoản đầu tư có thể thu được nếu sử dụng nó vào việc khác với mức trả cao hơn. Chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí bất biến (cố định) và chi phí khả biến (thay đổi).

Chi phí bất biến/cố định (FC - Fixed Cost): là tồn bộ chi phí mà nhà sản xuất không phải chi ra trong mỗi đơn vị thời gian cho các yếu tố đầu vào cố định cho dù khơng sản xuất ra một sản phẩm nào, ví dụ như: tiền thuê hoặc khấu hao trang thiết bị, nhà xưởng, tiền lương cho bộ phận quản lý và lãi suất vốn vay, chi phí bất biến khơng thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi phí bất biến trong sản xuất nông nghiệp bao gồm: tiền mua và thuê đất, khấu hao tài sản (máy móc, nhà xưởng, vườn cây lâu năm, gia súc làm việc), lãi vốn vay.

Chi phí khả biến (VC - Variable Cost): là tồn bộ chi phí khi mua các yếu tố đầu vào biến đổi như: nguyên vật liệu, tiền công lao động trực tiếp, chi phí khả biến thay đổi cùng với sự thay đổi sản lượng đầu ra trong ngắn hạn. Trong sản xuất chăn nuôi những chi phí này là các khoản tiền chi cho thức ăn, con giống, thuốc thú y, lao động các nguyên vật liệu khác, lãi vốn vay trong giai đoạn thu hoạch.

Những chi phí trong phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: chi phí thức ăn = Tổng khối lượng thức ăn cho 1 con lợn x giá thức ăn; Chi phí điện, nước, thú y, khấu hao chuồng trại, hầm biogas và công cụ chăn nuôi lợn; Chi phí cơng lao động (áp dụng cả với lao động gia đình và th mướn); Chi phí mua con giống phục vụ chăn nuôi trong 1 vịng chăn ni.

Tổng thu gồm:

+ Giá bán lợn thực tế tại hộ (kip/kg) x khối lượng lợn (kg/con). + Giá bán phân lợn (nếu có): sổ lượng con x giá bán 1 con.

+ Lợi ích từ việc xây dựng hầm biogas (nếu có) để sản xuất gas và điện phục vụ sinh hoạt gia đình và chăn ni.

Tổng lợi nhuận: Lãi được tính từ tổng thu nhập của nơng hộ về tất cả các hoạt động sản xuất theo công thức:

Tổng lãi = Tổng thu - Tổng chi (TC)

Lợi nhuận rịng: Dùng cho phân tích kinh tế để xác định lợi nhuận của các hoạt động sản xuất chăn ni lợn thịt, được tính theo cơng thức sau:

Lãi rịng - Tổng thu - Tổng chi phí khả biến.

2.3. Phân tích hàm sản xuất

2.3.1. Mơ hình hàm sản xuất Cobb - Douglas:

Dựa theo mơ hình lý thuyết về hàm sản xuất Cobb - Douglas trình bày trong Chương 1 và tình hình số liệu sẵn có, mơ hình nghiên cứu thực nghiệm với các biến số cụ thể được xác định để phân tích như sau:Ln(Y) = Ln(A) + 1.Ln(THUCAN) + 2.Ln(TRONGLUONGGIONG) + 3.Ln(LAODONG) + 4.Ln(THOIGIANNUOI)+5.Ln(DIENTICHCHUONG)+6.Ln(QUYMODA N) + 7.Ln(TAPHUAN) + 8.Ln(NGUONGOCGIONG) + j

Trong đó : Y là biến năng suất trong một chu kỳ (số kg khi lợn thịt xuất chuồng); THUCAN là biến về lượng thức ăn (kg); TRONGLUONGGIONG là biến trọng lượng con giống (kg); LAODONG là biến về số công lao động (người); THOIGIANNUOI là biến thời gian nuôi (ngày); DIENTICH CHUONG là biến diện tích chuồng trại (mét vuông); QUYMODAN là biến dummy về số lượng đàn lợn thịt (quy mô < 50 = 1, quy mô > 50 con = 2); TAPHUAN là biến dummy về tập huấn kỹ thuật chăn ni (có = 1, khơng = 0); NGUONGOC GIONG là biến dummy về nguồn gốc con giống (tự lấy giống = 1, mua con giống = 2). i là các hệ số ước lượng tương ứng cho từng yếu tố đầu vào. Ln (A) hay 0 là hằng số; và j là sai số ước lượng đại diện cho các yếu tố khác khơng có trong mơ hình.

2.3.2. Mơ tả các biến trong mơ hình

Các biến độc lập trong mơ hình được mơ tả chi tiết và kỳ vọng về ảnh hưởng của chúng đến trọng lượng xuất chuồng (biến độc lập) như sau:

THUCAN: là lượng thức ăn (cám hỗn hợp) cho 1 con lợn thịt trong 1 vịng, đơn vị tính: kg. Kỳ vọng biến THUCAN mang dấu (+), lượng thức ăn càng nhiều thì trọng lượng thịt xuất chuồng càng cao.

TRONGLUONGGIONG: là biến đại diện số kg con giống khi bắt đầu nuôi. Kỳ vọng biến TRONGLUONGGIONG mang dấu (+), trọng lượng con giống càng cao thì trọng lượng xuất chuồng càng cao.

LAODONG: Là biến số lượng lao động, bao gồm lao động của hộ và thuê mướn để phục vụ chăn ni lợn trong 1 vịng. Kỳ vọng biến này mang dấu (+), số lao động càng cao thì năng suất lợn thịt càng cao.

THOIGIANNUOI: Là biến số lượng lao động, bao gồm lao động của hộ và thuê mướn để phục vụ chăn ni lợn trong 1 vịng biến mang dấu (- ), số ngày ni càng nhỏ thì trọng lượng xuất chuồng càng cao, chủ hộ áp dụng được các biện pháp kỹ thuật nên rút ngắn được thời gian ni và tiết kiệm được chi phí.

DIENTICHCHUONG: là biến về diện tích chuồng trại chăn ni. Kỳ vọng biến mang đấu (+), có nghĩa là diện tích chuồng trại càng lớn, trọng lượng xuất chuồng càng cao.

QUYMODAN; là biến về số lượng lợn thịt được nuôi tại hộ. Kỳ vọng biến mang dấu (+), nghĩa là nếu quy mô đàn càng lớn thì trọng lượng xuất chuồng của lợn thịt càng cao.

TAPHUAN: là biến tập huấn kỹ thuật chăn nuôi Kỳ vọng biến mang dấu (+), nghĩa là hộ được tập huấn càng nhiều về kỹ thuật chăn ni sẽ giúp chăm sóc tốt đàn lợn làm năng suất chăn nuôi cao.

NGUONGOCGIONG: là biến về nguồn gốc con giống được nuôi. Kỳ vọng biến này mang dấu ( - ), nghĩa là con giống được chọn từ đàn sẵn có trọng lượng xuất chuồng thấp hơn những con giống nhập từ các trại chăn nuôi lớn chuyên sản xuất con giống phục vụ chăn nuôi lợn thịt.

2.3.3. Xác định mức tối ƣu của các yếu tố đầu vào:

Trong mơ hình, các hệ số ước lượng αi còn gọi là hệ số co giãn của năng suất thịt lợn đầu ra khi sử dụng một lượng tương ứng đầu vào Xi [αi = dLn(Y) dLn(Xj)]. Trong điều kiện các nhân tố đầu vào khác không đổi khi yếu tố Xi tăng lên 1% đơn vị thì năng suất đầu ra sẽ tăng lên một lượng đúng bằng giá trị αi %.

Như trình bày ở Chương 1, với giả định là nơng dân có hành vi tối đa hóa lợi nhuận, trong điều kiện giá cả thị trường và trình độ sản xuất hiện tại, cần phải tìm ra mức sử dụng tối ưu cho từng yếu tố đầu vào (thức ăn, con giống, quy mô đàn, số lượng lao động, diện tích chuồng trại, thời gian xuất chuồng, trình độ người chăn ni, tham gia tập huấn kỹ thuật chăn nuôi) để năng suất đầu ra khi nuôi một con lợn trong 1 vòng đạt giá trị cao nhất. Các hệ số αi, giá thịt lợn, giá yếu tố đầu vào, trọng lượng xuất chuồng sẽ được sử dụng để tính tốn các mức tối ưu theo cơng thức đã trình bày ở Chương 1, ví dụ với yếu tố đầu vào là thức ăn ta có: dLnY/dLnX1= MPPx1 = Px1/PY. Trong đó:

MPPx1 là sản phẩm biên cúa nhân tố thức ăn.

Px1 là giá của thức ăn (cám hỗn hợp) tại thời điểm điều tra. PY là giá bán lợn thịt tại thời điểm điều tra

Để tối đa hóa lợi nhuận cần có điều kiện: MPPx1 x PY = Px1= α1 (Y/X1) Vậy, lượng tối ưu của X1 là: X1* = α1 (Y x PY/ Px1)

Tính tốn tương tự đối với các nhân tố khác như số lượng lao động, trọng lượng con giống,...việc tính tốn này sẽ giúp chúng ta xem xét một yếu tố đầu vào đã được sử dụng tối ưu hay chưa hoặc cao hơn hay thấp hơn.

Khi một người nơng dân sử dụng có hiệu quả các nhân tố đầu vào họ sẽ đạt được sản lượng thịt lợn ở mức cao nhất khi xuất chuồng/con (Y1), một số người nông dân khác không sử dụng tốt được các yếu tố đầu vào thì họ đạt được một năng suất đầu ra Y2 thấp hơn Y1. Vậy mức tổn thất của người nông dân khi sử dụng không hiệu quả các nhân tố đầu vào để đạt được năng suất đầu ra ở mức cao nhất khi sản xuất chăn ni một con lợn trong một vịng là ∆Y= Y1 - Y2 và tổng mức thu nhập thực tế người nơng dân đó bị lỗ là ∆I = (Y1 - Y2) x PY (PY là giá thịt lợn đầu ra). Cũng dựa trên cách suy luận và tính tốn trên, ta có thể tính tổng chi phí thực tế mà người nông dân bị tổn thất khi không sử dụng một cách hiệu quả nhất các nhân tố đầu vào là ∆C = (TC1 - TC2), trong đó: TC1 là tổng chi phí khi sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào TC1 = ∑F1 x Pfi + ∑ Lf1 X P1 và TC2 là tổng chi phí khi sử dụng khơng tối ưu các nguồn lực đầu vào TC2 = ∑ F2x Pfi + ∑Lf2x P1. Với F = Xi(i = 1, 10), Pfi là giá của nhân tố thứ i, Lf là lao động cho nhân tố F và P1 là giá thuê lao động. Tổng tổn thất của người nông dân khi sử dụng không hiệu quả các nhân tố đầu vào F là [∆I] + [∆C].

2.3.4. Kiểm định ý nghĩa thống kê của mơ hình

Phương pháp để ước lượng hệ số hồi qui trong mơ hình là phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Squared - OLS). Phần mềm được sử dụng là SPSS 20.0 (Statistical Package for Social Science) Ý nghĩa thống kê của các

biến hồi quy trong mơ hình hồi quy đa biến được thực hiện theo các bước cơ bản toong kinh tế lượng (Gujarati, 1995):

Kiểm định F để kiểm định giả thuyết H0: là các hệ số ước lượng đều bằng zero, nghĩa là các biến giải thích khơng có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc,và mơ hình khơng có khả năng giải thích được sự biến động đến trọng lượng lợn xuất chuồng. Các giá trị của từng biến phụ thuộc được kiểm định bằng thử nghiệm t. Sử dụng giá trị thống kê F và t, hoặc p - value để suy diễn giá trị của mơ hình và từng yếu tố. Nếu giá trị F, t hoặc p - value được tính nhỏ F, t - bảng hoặc lớn hơn mức ý nghĩa 0,05 thì bác bỏ giả thiết H0.

Kiểm định đa cộng tuyến: Xác định hệ số phóng đại phương sai (VIF) của mỗi biến để xác định đa cộng tuyến. Nếu giá trị VIF > 10 thì biến đó cộng tuyến cao và sẽ loại bỏ hoặc điều chỉnh lại ngay từ đầu. Sử dụng thử nghiệm... để xác định hiện tượng phương sai của sai số có đồng nhất hay khơng.

Tóm lƣợc chƣơng 2: Hàm sản xuất Cobb - Douglass được ứng dụng để

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Savannakhet. Số liệu thứ cấp bao gồm báo cáo của Sở Nông nghiệp và Lâm nghiệp tỉnh Savannakhet và các nguồn khác như: các báo cáo khóa học, tài liệu, tạp chí đã được cơng bố, các số liệu thống kê từ các cơ quan thống kê, quản lý địa phương. Số liệu sơ cấp là bộ số liệu điều tra 90 hộ tại 3 Huyện chăn ni lợn thịt điển hình trên địa bàn Tỉnh Savannakhet là Huyện Kaisonephom vihan, Outhumphone và Xaibouly. Các số liệu được điều tra được xử lý, nhập liệu và phân tích bằng thống kê mơ tả bằng Excel, SPSS 16.0 và STATA. Cách thức tính toán các chi tiêu kinh tế liên quan theo phương pháp hạch tốn từng phần đã được trình bày cụ thể. Phương pháp hồi quy đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình chăn nuôi lợn thịt tại tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)