Tăng trưởng huy độn g:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 37)

1.2 Các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng

1.2.2.5 Tăng trưởng huy độn g:

Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ

chức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt

động của ngân hàng. (Dương Thị Bình Minh và Sử Đình Thành, 2004)

Các sản phẩm huy động vốn của NHTM:

- Nguồn vốn huy động tiền gửi:

 Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào.

Để tăng nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn, ngân hàng phải đa dạng hóa và phục vụ tốt

các dịch vụ trung gian, huy động nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn sẽ làm cho mức dư tiền gửi bình quân tại các ngân hàng luôn cao và ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng lượng tiền này để cho vay mà không làm ảnh hưởng

đến khả năng thanh toán của ngân hàng.

 Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khách hàng được rút ra sau một thời gian

nhất định theo kỳ hạn đã được thỏa thuận khi gửi tiền. Để mở rộng khoản vốn này,

ngoài biện pháp lãi suất, ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp nhằm tạo nên tính lỏng cho loại tiền gửi có kỳ hạn như cho phép khách hàng rút trước hạn hoặc sổ xố trúng thưởng…

 Tiền gửi tiết kiệm: Là loại tiền gửi để dành của các tầng lớp dân cư, được gửi vào

ngân hàng để được hưởng lãi, hình thức phổ biến của loại tiền gửi này là tiết kiệm

có sổ. Là loại tiết kiệm người gửi tiền được ngân hàng cấp cho một sổ dùng để gửi tiền vào và rút tiền ra, đồng thời nó cịn xác nhận số tiền đã gửi.

- Nguồn vốn vay:

Các ngân hàng thương mại có thể vay vốn từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại hoặc các trung gian tài chính khác và vay từ cơng chúng, dưới các hình

thức:

 Phát hành chứng từ có giá: Ngân hàng chủ động phát hành kỳ phiếu ngân hàng để

huy động vốn nhằm thực hiện những những dự án đầu tư đã định. Có hai phương

thức huy động vốn dưới hình thức này: Phát hành theo mệnh giá và phát hành bằng hình thức chiết khấu.

 Vay của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác: Vay qua thị trường liên ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu vốn khả dụng trong thời gian ngắn, ngân hàng có thể khai thác các khoản vốn nhàn rỗi từ các ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng khác. Hoạt động vay mượn này nhằm mục đích điều hịa nhu cầu vốn khả dụng và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển thông suốt liên tục trong hệ thống ngân hàng.

Tác động của tăng trưởng huy động đến tăng trưởng tín dụng:

Một ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn. Hai nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng là vốn tự có và vốn huy động.

Ngân hàng thương mại nằm trong hệ thống ngân hàng chịu sự tác động của

chính sách tiền tệ, chịu sự quản lý của ngân hàng trung ương và tuân thủ các quy

định của Luật ngân hàng. Nếu vốn tự có càng lớn, khả năng được phép huy động

vốn càng cao, và ngân hàng càng dễ dàng hơn trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.

Đặc điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của NHTM và các doanh nghiệp

phi tài chính là các NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế còn các doanh nghiệp khác hoạt động bằng nguồn vốn tự có là chính. Bản chất của ngân hàng là huy động để cho vay. Hoạt động cho vay của ngân

hàng ngày càng được tăng cường, số lượng và chất lượng cho vay càng lớn khi mà

nguồn vốn của ngân hàng càng lớn mạnh. Khi nguồn vốn của ngân hàng tăng

trưởng đều đặn, hợp lý thì ngân hàng có thêm nhiều tiền cho khách hàng vay, điều đó cũng có nghĩa là hoạt động cho vay của ngân hàng được mở rộng, lượng cung

tiền cho nền kinh tế tăng. Ngược lại khi lượng vốn huy động ít thì các NHTM

khơng có nhiều tiền để cho khách hàng vay, lượng cung tiền trên thị trường giảm. Nếu xét về họat động kinh doanh của bản thân các NHTM, nếu vốn quá nhiều, các

ngân hàng cho vay ít hơn so với lượng vốn huy động (hệ số sử dụng vốn thấp) thì sẽ

gây ra hiện tượng tồn đọng vốn. Lúc bấy giờ để lo cho an nguy lợi nhuận của ngân

hàng bạn – các ngân hàng thiếu vốn (cho vay trên thị trường liên ngân hàng). Nếu kéo dài tình trạng này sẽ tạo ra hiện tượng mất khả năng thanh khoản trong tương lai, ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ của một quốc gia. Do đó, việc nghiên cứu tình hình huy động vốn vơ cùng quan trọng. Như vậy hai yếu tố tăng trưởng huy động và

tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ cùng chiều.

Kết luận chương 1:

Trong Chương 1 tác giả đã hệ thống một số khái niệm cơ bản về tín dụng ngân hàng, tăng trưởng tín dụng và các vấn đề liên quan đến tăng trưởng tín dụng. Ngồi

ra, tác giả cũng đã hệ thống lại một số khái niệm về các nhân tố kinh tế vĩ mô như lãi suất, tỷ giá hối đoái, GDP, lạm phát, tăng trưởng huy động và chỉ ra được mối

tương quan giữa các nhân tố này với tăng trưởng tín dụng. Theo đó, giữa:

Lãi suất và tăng trưởng tín dụng có mối tương quan nghịch. Một sự tăng lên trong lãi suất sẽ tạo ra một sự sụt giảm trong mức tăng trưởng tín dụng và ngược lại. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tăng trưởng tín dụng trong dài hạn có mối

tương quan thuận. Nghĩa là khi GDP tăng sẽ dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng và ngược lại.

Lạm phát và tăng trưởng tín dụng có mối tương quan nghịch, khi lạm phát tăng sẽ làm cho tăng trưởng tín dụng giảm và ngược lại.

Riêng về tỷ giá hối đoái, mối tương quan với tăng trưởng tín dụng là thuận hay nghịch tùy thuộc vào đặc thù của các quốc gia khác nhau. Theo đó, trong một giai

đoạn nào đó đối với một đất nước nhập siêu và không thu hút được nhiều dịng vốn đầu tư nước ngồi thì mối tương quan này là nghịch; còn đối với một đất nước xuất siêu và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngồi thì mối tương quan này

là thuận.

Đối với nhân tố tăng trưởng huy động là biến có tác động mạnh đến sự tăng

giảm của tăng trưởng tín dụng. Và mối quan hệ này là mối quan hệ thuận, nghĩa là

khi tăng trưởng huy động tăng so với cùng kỳ năm trước sẽ tạo nên một sự tăng trưởng trong dư nợ tín dụng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MƠ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG

TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)