Thực trạng tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam trong năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 53)

2.1 Thực trạng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.1 Thực trạng tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam trong năm

Trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính tồn

cầu diễn ra vào năm 2007, bắt đầu bành trướng vào cuối năm 2007 và kéo dài đến nửa năm 2008, nền kinh tế Việt Nam không những đối mặt với những diễn biến khó

lường của kinh tế thế giới mà cịn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại: lạm phát tăng mạnh. So với năm 2007 tốc độ tăng giá tiêu dùng là 19,89%, thâm hụt cán cân thương mại ở mức kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên tục giảm, kế

hoạch tăng trưởng GDP 9% nhưng đã giảm còn 6,5%; biên độ giá của các mặt hàng

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 2008 2009 2010 2011 2012

BIẾN ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG (CG), LÃI SUẤT CHO VAY (LR), TỶ GIÁ (ER), GDP, CPI, TĂNG TRƯỞNG TIỀN GỬI (DG)

CG LR GDP CPI DG ER

dao động mạnh, lãi suất ngân hàng liên tục thay đổi, giá dầu giảm ở mức thấp nhất

trong vòng 3 năm qua. (Xem đồ thị 2.2)

Đồ thị 2.2: Biến động tăng trưởng tín dụng, lạm phát, GDP và lãi suất cho vay bình quân từ quý 1 đến quý 4 năm 2008

Đơn vị tính: %

Nguồn: IFS; Báo cáo thường niên NHNN, các NHTM; Tổng cục thống kê

Nhằm hạn chế đà tăng giá thời điểm đó, ngay từ những tháng đầu năm 2008, Chính phủ đã ban hành các văn bản: số 75/TTg-KTTH ngày 15/01/2008 về biện

pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá năm 2008, số 319/TTg-KTTH ngày 03/3/2008 về tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008 và đặc biệt là Nghị quyết 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 về tám giải pháp đồng bộ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững,

trong đó nhấn mạnh các định hướng chủ đạo trong hoạt động kiềm chế lạm phát là

“… Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT) một cách chặt chẽ, thận trọng và chủ động; sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các công cụ CSTT theo nguyên tắc thị

trường để kiểm sốt quy mơ, tốc độ tăng tín dụng và tăng tổng phương tiện thanh toán một cách hợp lý nhằm đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, góp phần thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức cao, nhưng đồng thời đảm bảo

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Q1/2008 Q2/2008 Q3/2008 Q4/2008 BIẾN ĐỘNG CG, CPI, GDP, LR CG CPI GDP LR

mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới mức tăng trưởng kinh tế… và điều tiết có hiệu quả vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) và kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh tốn và tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm”.

Thực hiện chỉ đạo này, NHNN đã điều hành CSTT theo hướng thắt chặt để

kiềm chế tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng nhằm đảm bảo mức tăng tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng

không vượt quá 30%. Để thực hiện mục tiêu này, NHNN đề ra những biện pháp

sau:

- Chỉ đạo các TCTD kiểm soát chặt chẽ những lĩnh vực cho vay có rủi ro cao như đầu

tư kinh doanh chứng khốn, bất động sản thơng qua việc:

 Siết chặt lại các điều kiện được cho vay và khống chế tổng dư nợ cho vay, chiết

khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khốn khơng được vượt q

20% vốn điều lệ của TCTD.

 Yêu cầu các TCTD khống chế tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bất

động sản ở mức hợp lý so với tổng dư nợ và nguồn vốn cho vay.

 Ban hành mới cơ chế cho vay bằng ngoại tệ của TCTD theo hướng chặt chẽ hơn

nhằm hạn chế cho vay đối với nhu cầu không nhất thiết phải sử dụng vốn ngoại

tệ.

- Sử dụng các công cụ của CSTT như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc (DTBB), thị

trường mở để điều tiết lượng vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM)

và từ đó tác động lên khả năng cung vốn ngân hàng ra thị trường theo mục đích đặt ra và thu hút mạnh tiền từ lưu thông về, cụ thể:

 Tăng tỷ lệ DTBB (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các

TCTD hoạt động trên địa bàn nông thôn).

 Tăng khối lượng bán tín phiếu trên nghiệp vụ thị trường mở và phát hành 20.300

tỷ đồng tín phiếu bắt buộc đối với các TCTD có quy mơ vốn huy động bằng

VND trên 1.000 tỷ đồng (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương).

 Trong 6 tháng đầu năm 2008, NHNN đã hai lần thay đổi các lãi suất cơ bản, lãi

suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu theo hướng tăng lên. Điều này được thực hiện nhằm tạo hành lang lãi suất phù hợp với định hướng kiểm sốt tốc độ tăng

trưởng tín dụng và từng bước đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền,

cụ thể :

 Tăng lần 1: lãi suất cơ bản lên 12%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên 13%/năm,

lãi suất chiết khấu lên 11%/năm.

 Tăng lần 2: Lãi suất cơ bản lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên 15%/năm,

lãi suất chiết khấu lên 13%/năm.

Trước tình hình đó, các ngân hàng đã có những cuộc đua về lãi suất. Lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5

và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy

động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm.

Trong báo cáo kinh tế xã hội 12 tháng năm 2008, Cục thống kê TP.HCM cho biết, vốn huy động đến cuối năm 2008 đạt 561.500 tỉ đồng, tăng 15,3% so cùng kỳ (năm

2007 tăng 70,6%). Trong đó, khối ngân hàng quốc doanh huy động đạt 165.198 tỉ đồng, chiếm 29,4% tổng vốn huy động; khối ngân hàng thương mại cổ phần huy động đạt 289.293 tỉ đồng, chiếm 53,1%, tăng 24,6%. Vốn huy động bằng ngoại tệ

chiếm 29,2% tổng vốn huy động, tăng 34,5% so cùng kỳ. Vốn huy động tiền đồng

tăng 8,9%, trong đó tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu đạt 292.150 tỷ đồng, tăng 35,3%,

chiếm 52% tổng vốn huy động. Điều đó cũng khiến lãi suất cho vay tăng nhằm bù

đắp các khỏan tiền gửi với lãi suất cao. Song song đó là triển vọng xấu về nền kinh

tế trong tương lai khiến cho tâm lý ngại đầu tư bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế vào

lúc đó, các nhà sản xuất thu hẹp hoạt động, và đây cũng là thời điểm mà hoạt động

cho vay của nhiều ngân hàng thương mại cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó

khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, các ngân hàng lo ngại nợ xấu nên đã hạn chế cho vay và tích cực thu hồi các khoản nợ, đẩy nhiều doanh nghiệp sản

kinh tế khơng tăng, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín

dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng; cả năm chỉ

tăng khoảng 25,43% thay vì mức dự kiến khống chế 30%). Chính từ những yếu tố đó đã góp phần làm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2008 giảm mạnh.

2.1.2 Thực trạng tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam trong năm 2009:

Với cuộc chạy đua lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại diễn ra sôi

động trong năm 2008 đã thu hút lượng tiền gửi trong dân cư và doanh nghiệp tăng cao, trong khi đó nhu cầu vốn tín dụng đầu ra bị tắc nghẽn do hệ lụy của cuộc

khủng hoảng tài chính tồn cầu kéo dài, các doanh nghiệp không mở rộng sản xuất kinh doanh, khơng có nhu cầu vay vốn, nguồn vốn trở nên ứ đọng. Lúc bấy giờ,

NHNN chuyển sang hướng điều hành CSTT nới lỏng thận trọng, vừa kiềm chế lạm phát vừa không để tăng trưởng tín dụng q nóng, hỗ trợ thanh khoản cho các tổ

chức tín dụng. Trong năm 2009, Chính phủ tung ra gói kích cầu thơng qua hỗ trợ lãi suất 4% đối với các doanh nghiệp, các chương trình miễn giảm và giãn thuế, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn tại các NHTM… có giá trị 143.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD) của Chính phủ, sau đó tăng lên 160 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD). Có thể nói, gói kích cầu có hiệu ứng tâm lý tích cực, làm tăng tức thời lòng tin của các doanh nghiệp, các ngân hàng và các nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào trách nhiệm của nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp

khó khăn, cũng như tin vào triển vọng thị trường và môi trường đầu tư Việt Nam.

Gói kích cầu đã trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn ngân hàng với chi phí rẻ hơn, từ đó giảm bớt chi phí kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ kịp thời của gói kích cầu đã có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất, từ đó góp phần giảm bớt áp lực thất nghiệp và

đảm bảo ổn định xã hội. Bên cạnh đó, lãi suất cơ bản được hạ từ mức 14% xuống

cịn 7% do đó lãi suất cho vay cũng hạ và được duy trì trong hầu như cả năm 2009. Sự kết hợp cả hai nhân tố đó tạo cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận khoản vay với lãi suất chỉ 6,5%/năm (sau hỗ trợ lãi suất). Hệ quả chung là tín dụng tiền đồng tăng

nhanh hơn so với dự đoán và vượt chỉ tiêu kiểm soát của NHNN, từ mức tăng trưởng tín dụng thấp trong những tháng đầu năm 2009, thì cuối quý II trở đi, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng cao. Cho đến cuối năm 2009, tăng trưởng tín dụng đã vượt quá mức 25% theo kế hoạch (sau này được điều chỉnh lại thành 30%), vào

khoảng 37,73% so với cuối năm 2008. GDP tăng 4,5% trong quý II và 5,8% trong quý III, nâng tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2009 lên 4,6% so với cùng kỳ năm 2008. (Xem đồ thị 2.3).

Đồ thị 2.3: Biến động tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tiền gửi, lãi suất cho vay, GDP từ quý 1 đến quý 4 năm 2009

Đơn vị tính: %

Nguồn: IFS; Báo cáo thường niên NHNN, các NHTM; Tổng cục thống kê

Gói kích cầu này là một bước ngoặt lớn của thị trường tài chính Việt Nam

trong những năm qua và qua đó cùng đã làm nảy sinh các tiêu cực sau:

- Các doanh nghiệp tận dụng mức lãi suất thấp để vay đảo nợ cũ với lãi suất cao hơn.

- Ngân hàng thương mại rất khó khăn trong việc kiểm sốt sử dụng đúng mục đích

của đồng vốn, tạo ra sự bất bình đẳng, cạnh tranh không lành mạnh giữa các Doanh nghiệp do khả năng tiếp cận nguồn vốn được hỗ trợ lãi suất của các Doanh nghiệp

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% Q1/2009 Q2/2009 Q3/2009 Q4/2009 BIẾN ĐỘNG CG, DG, LR, GDP CG DG LR GDP

không đồng đều. Theo Báo cáo của NHNN cho thấy, tính đến cuối năm 2009, chỉ có

khoảng trên 20% trong tổng số doanh nghiệp, tức khoảng 78.000 trong tổng số khoảng 390.000 doanh nghiệp tiếp cận được vốn hỗ trợ. Lý do là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ thường gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để được nhận vốn.

- Dòng vốn kích cầu có thể bị lái vào đầu cơ bong bóng chứng khốn hoặc bất động

sản, điều này có thể là một nguy cơ dễ xảy ra, cũng bởi do tình trạng bất cân xứng về thơng tin và cũng có thể là bởi chính hành vi trục lợi có thể xảy ra ở ngay tại các tổ chức tài chính, do thiếu sự giám sát chặt chẽ, chính sách kích cầu khơng trực tiếp

giúp giải quyết khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là thiếu nhu cầu thị

trường.

Như vậy, việc tăng trưởng tín dụng trong năm 2009 ở mức cao là do tác động

của các yếu tố kinh tế vĩ mô cụ thể bằng gói kích cầu chưa từng có trong tiền lệ.

Tăng trưởng tín dụng tăng gấp 7 lần tăng trưởng GDP, lượng tiền đưa vào lưu thông cao hơn rất nhiều so với lượng hàng hóa sản xuất ra là một nguy cơ đối với lạm phát trong tương lai.

2.1.3 Thực trạng tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam trong năm 2010:

Ngày 30/10/2009, Quốc hội khóa XII đã tán thành và thơng qua gói kích cầu kinh tế thứ hai. Gói kích cầu này chỉ dành cho các nhu cầu vay đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thuộc 5 nhóm ngành của hệ thống kinh tế quốc dân, bao gồm nông, lâm nghiệp; thủy sản; công nghiệp chế biến; hoạt động khoa học công nghệ; hoạt động thu mua và kinh doanh các mặt hàng nông sản, lâm sản, muối... Mức hỗ trợ lãi suất được áp dụng kể từ ngày 1/1/2010 cho khách hàng vay là 2% một năm, tính trên số tiền vay và thời gian vay thực tế. Các khoản vay được hỗ trợ lãi suất là những hợp đồng tín dụng được ký kết trước và sau ngày 1/1/2010 nhưng phải có thời hạn giải ngân (một hoặc nhiều lần) trước ngày 31/12/2010. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng, tính từ thời điểm giải ngân. Trong khi gói kích cầu thứ nhất tung ra, các doanh nghiệp đã tranh thủ mua ngun liệu để dự trữ hàng nên gói kích cầu thứ hai này không phát huy hết tác dụng của nó. Do đó, trong thời gian

đầu của năm 2010, lượng tín dụng tồn đọng. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2010 tín

dụng tăng khoảng 10,52%, tín dụng bằng VNĐ chỉ tăng 4,6%, tín dụng ngoại tệ tăng 27%. Tuy nhiên, đến hết năm 2010, tín dụng tăng 27,65% (đã loại trừ hư số tăng của tỷ giá vàng), tín dụng bằng VND tăng 25,34%, bằng ngoại tệ tăng 37,76% (Xem đồ thị 2.4).

Đồ thị 2.4: Biến động tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tiền gửi, lãi suất cho vay, tỷ giá từ quý 1 đến quý 4 năm 2010

Đơn vị tính: %, đồng

Nguồn: IFS; Báo cáo thường niên NHNN, các NHTM; Tổng cục thống kê

Từ quý 1 đến quý 4 năm 2010, tăng trưởng tín dụng trải qua các giai đoạn thăng trầm vì tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô bằng các công cụ điều hành chính

sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. Cụ thể như sau:

Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn

dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng; linh hoạt nghiệp vụ

thị trường mở với khối lượng và lãi suất hợp lý và giảm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngoại tệ cũng như tái cấp vốn trực tiếp cho NHTM có quy mơ

18,300 18,400 18,500 18,600 18,700 18,800 18,900 19,000 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% Q1/2010 Q2/2010 Q3/2010 Q4/2010 BIẾN ĐỘNG CG, DG, LR, ER CG DG LR ER

nhỏ nhằm ổn định thị trường tiền tệ. Điều này đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các NHTM và nền kinh tế, tác động làm giảm mặt bằng lãi suất thị trường.

Điều hành tỷ giá và thực hiện các biện pháp quản lý ngoại hối chống suy

giảm dự trữ ngoại hối Nhà nước, kiểm soát nhập siêu và ngăn ngừa nguy cơ rủi ro về thanh khoản ngoại tệ và tỉ giá. Trong năm 2010, NHNN có 2 đợt điều chỉnh tỷ giá. Lần đầu vào ngày 10/2/2010, NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 17.941 đồng lên 18.544 đồng/USD,tăng 3,3%, trần mua bán USD tại các

NHTM là 19.100 đồng/USD. Lần thứ 2, NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng lên 18.932 đồng/USD, áp dụng từ ngày 18/8/2010, mức tăng 2,09%,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 53)