Tăng trưởng kinh tế bền vững, gia tăng tổng cầu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 83)

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô vớ

3.2.2 Tăng trưởng kinh tế bền vững, gia tăng tổng cầu:

Đối với Chính phủ, NHNN:

Trong các năm qua tình trạng thừa tiền trong ngân hàng đã diễn ra trên diện rộng do

các doanh nghiệp có "sức khoẻ tốt" khơng dám vay để mở rộng sản xuất kinh doanh vì tổng cầu yếu, doanh nghiệp "sức khoẻ kém" thì khơng đủ điều kiện để ngân hàng cho vay tiếp; người dân cũng không dám vay tiêu dùng vì họ cũng khơng có nhu cầu chi tiêu trong bối cảnh lãi suất cho vay cao mà thu nhập vẫn khơng tăng. Vì vậy, giải pháp trước mắt để hoàn thiện mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô với tăng trưởng tín dụng là phải gia tăng tổng cầu vì tổng cầu có tác động trực tiếp

đến các biến số kinh tế vĩ mơ trong mơ hình đã phân tích ở chương 2 và cơ sở lý

thuyết ở chương 1. Mà để tăng tổng cầu đầu tiên là Chính phủ phải đẩy mạnh đầu tư cơng nhằm vào những mục tiêu lớn như xây dựng cơ sở hạ tầng, bệnh viện, trường học...Đặc biệt, phát hành trái phiếu để lấy tiền làm vốn đối ứng để giải ngân ODA. Cụ thể:

- Đối với tái cơ cấu đầu tư cơng:

 Hồn thiện pháp luật, cơ chế chính sách phân cấp, quản lý đầu tư công.

 Xây dựng khung pháp lý, phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn 2013 – 2015. Chú trọng tập trung vốn ngân sách cho các dự án, cơng

trình trọng điểm, quan trọng quốc gia.

 Tăng cường huy động vốn phục vụ nâng cấp mở rộng các đường quốc lộ trọng

yếu.

 Thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư, đồng thời

bảo đảm chất lượng, hiệu quả cơng trình. Áp dụng nghiêm ngặt các chế tài trong giám sát thi công, nghiệm thu, thanh quyết tốn cơng trình nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời việc thi công không đúng thiết kế, không đảm bảo chất lượng vật liệu theo quy định, không đảm bảo khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt.

- Về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ:

 Đẩy nhanh tiến độ đối với các cơng trình đầu tư dở dang đang bị giãn, chậm thi

công cũng như đẩy nhanh việc thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, tập trung

đầu tư hoàn thiện các dự án trọng yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát

triển kinh tế xã hội của cả nước.

 Kiên quyết khắc phục có hiệu quả tình trạng dàn trải, kém hiệu quả trong phân

bổ và sử dụng vốn đầu tư.

Đối với các NHTM Việt Nam:

Khi Chính phủ có những chính sách kích cầu chẳng hạn như tung ra gói hỗ trợ kích thích kinh tế thì khi nguồn vốn của NHNN rót về nhằm hỗ trợ kích thích kinh tế thì các NHTM cần hấp thụ nguồn vốn ấy và có kế hoạch phân bổ nguồn vốn hợp lý, tập trung giải ngân vào các lĩnh vực ưu tiên. Đối với các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện, NHTM thẩm định doanh nghiệp kỹ, tránh để xảy ra tình trạng dòng vốn chảy vào lĩnh vực tiêu dùng, mà cần tìm cách đưa dịng vốn chảy nhiều vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông qua kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, đảm bảo các doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích, tránh để diễn cảnh năm 2009 tái lập, duy trì sự ổn định, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế bền vững, hướng đến mục tiêu hoàn thiện mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô với tăng trưởng tín dụng. Muốn vậy các NHTM Việt Nam cần phải:

- Có các phương án đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay của

khách hàng, sẵn sàng đối thoại cùng doanh nghiệp để hai bên tìm ra giải pháp tốt nhất cho việc vay vốn an toàn, kinh doanh hiệu quả, trả nợ khả thi.

- Bên cạnh việc chuyển tải các cơ chế, chính sách cho vay, hỗ trợ lãi suất tới tận khách hàng và mỗi cán bộ ngân hàng thấm nhuần quan điểm tận tâm hỗ trợ doanh nghiệp, thì vấn đề cốt lõi nữa là tiếp tục tiết kiệm chi phí, chia sẻ lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay, đặc biệt là đối với các lĩnh vực ưu tiên.

Khơng một tổ chức tín dụng nào lại không muốn bơm tiền cho doanh nghiệp. Bởi lẽ

huy động vốn về thì họ phải cho vay. Song, điểm mấu chốt của các NHTM là “bơm” vốn cho doanh nghiệp nào để thu hồi vốn an toàn, hiệu quả. Hiện nay các

doanh nghiệp không vay được vốn không phải là do ngân hàng không muốn cho vay mà các doanh nghiệp cần phải xem lại mình. Nếu cơ cấu vốn khơng minh bạch, không rõ ràng, “bức tranh” đầu ra không sáng sủa, phương án trả nợ ngân hàng khơng khả thi… thì ngân hàng có tồn đọng, thừa tiền thì họ cũng khơng dám cho doanh nghiệp vay. Vì vậy, muốn vay được vốn, doanh nghiệp phải nâng cao khả

năng quản trị, điều hành, phát triển bền vững, có phương án kinh doanh hiệu quả, sử

dụng vốn thận trọng, có phương án trả nợ khả thi hoặc tiến hành cơ cấu lại hoạt động khi cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần hạn chế các cú sốc gây ra đối với nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)