2.3 Đo lường tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mơ đến tăng trưởng tín dụng
2.3.4 Hạn chế của mơ hình:
Do giới hạn về nguồn số liệu và kỳ nghiên cứu, nên mặc dù mơ hình thể hiện mối tương quan giữa các biến nhưng mức độ giải thích của các biến vẫn chưa đạt mức tối đa (xấp xỉ 60%). Số liệu đầu vào còn thiếu nhiều biến số kinh tế vĩ mơ lẫn vi mơ và có thể chưa phản ánh được thực tế hoạt động các ngân hàng hiện nay do
thực trạng ở Việt Nam thông tin vẫn chưa được minh bạch hóa và cịn bị che giấu
bởi nhiều mục đích khác nhau. Chính vì thế, kết quả hồi quy của mơ hình chưa thực sự phản ánh sát sao thực trạng tăng trưởng tín dụng hiện nay của các NHTM tại Việt Nam.
Kết luận chương 2:
Trong chương 2 tác giả đã phân tích các giai đoạn tăng trưởng tín dụng của
các NHTM Việt Nam qua từng năm. Bên cạnh đó đã minh họa bằng đồ thị mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô với tăng trưởng tín dụng để thấy được cái nhìn trực quan hơn về mối tương quan này. Cuối cùng, bằng mơ hình ước lượng và các phép kiểm định, tác giả khẳng định lại một lần nữa có mối quan hệ dài hạn giữa các biến kinh tế vĩ mơ với tăng trưởng tín dụng với 3 biến kinh tế vĩ mô gồm lãi suất cho vay, tổng sản phẩm quốc nội và tăng trưởng tiền gửi. Bằng phương pháp
định tính kết hợp với định lượng sử dụng thống kê mô tả và phương pháp hồi quy
OLS, tác giả đã đánh giá và kiểm chứng một cách xác đáng về các nhân tố vĩ mô tác
động đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM hiện nay, để từ đó có những giải
pháp phù hợp hơn. Cụ thể những giải pháp đó như thế nào thì hãy cùng tác giả một lần nữa xem xét trong chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MỐI QUAN
HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MƠ VỚI
TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các biến kinh tế vĩ mô như lãi
suất cho vay, tỷ giá hối đoái, tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát, tăng trưởng tiền gửi
đã giải thích được 59,73% biến động của tăng trưởng tín dụng. Phần trăm còn lại
của sự biến động tăng trưởng tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam còn phụ thuộc vào những nhân tố khác. Do đó, việc dự báo các nhân tố kinh tế vĩ mô là một trong những việc đầu tiên cần thực hiện trước khi quyết định đặt ra một mức tăng trưởng tín dụng hợp lý. Muốn vậy, cần có nhiều giải pháp nhằm giúp cho việc dự báo các nhân tố kinh tế vĩ mơ được chính xác và hồn thiện hơn mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mơ với tăng trưởng tín dụng.
Các nhân tố kinh tế vĩ mô là các nhân tố kinh tế cơ bản của một nền kinh tế và chịu sự chi phối chủ yếu bởi các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng như là
các chính sách liên quan đến tỷ giá hối đối. Do đó, để đảm bảo được tính ổn định
của các nhân tố kinh tế vĩ mơ thì các chính sách tài khóa, tiền tệ, tỷ giá hối đoái cũng cần phải ổn định và nhất quán. Để tránh gây ra những cú sốc bất ngờ, các chính sách kinh tế vĩ mô cần phải được điều hành theo nguyên tắc cân bằng thị
trường tài chính thay vì các biện pháp hành chính. Cân bằng thị trường tài chính ở đây là sự phát triển đồng bộ, hiệu quả thị trường tài chính dựa trên ba trụ cột là thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối trên nền tảng là sự
phối hợp hài hòa giữa mục tiêu chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế khác,
đặc biệt là chính sách tài khóa và ổn định cán cân thanh tốn. Bên cạnh đó, để thực
hiện mục tiêu nghiên cứu này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa ba khu vực, cụ thể: Chính phủ, ngân hàng Nhà nước; các ngân hàng thương mại; và các doanh nghiệp tại Việt Nam. Với mục tiêu nghiên cứu của bài luận, tác giả có một số đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô với tăng
trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong dài hạn và ngắn hạn như sau: