Mô tả thống kê nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 65)

2.3 Đo lường tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mơ đến tăng trưởng tín dụng

2.3.3.2 Mô tả thống kê nghiên cứu:

Bảng 2.3: Bảng mô tả thống kê các biến tăng trưởng tín dụng, lãi suất cho vay, tỷ giá hối đoái, tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát và tăng trưởng tiền gửi

CG LR ER GDP CPI DG

Mean 0.054215 0.137220 18765.40 0.054825 0.134840 0.053845

Maximum 0.140500 0.201000 20828.00 0.074000 0.229700 0.110300

Minimum -0.011000 0.090000 16004.00 0.031000 0.068800 0.010400

Nguồn: Phần mềm Eviews 6.0, phụ lục 2

Từ bảng mô tả thống kê các biến ta thấy:

- Tăng trưởng tín dụng đạt mức trung bình 5,42%, cao nhất là 14,05%, thấp nhất là -

1,1%.

- Lãi suất cho vay có mức trung bình là 13,72%, cao nhất là 20,1%, thấp nhất là 9%.

- Tỷ giá hối đối bình qn liên ngân hàng trung bình là 1USD = 18.765VND, cao

nhất là 1USD=20.828VND, thấp nhất là 1USD=16.004VND.

- Chỉ số giá tiêu dùng trung bình là 13,48%, cao nhất là 22,97%, thấp nhất là 6,88%. - Tăng trưởng tiền gửi trung bình đạt, 5,38%, cao nhất đạt 11,03%, thấp nhất đạt

1,04%.

Kiểm định Jarque – Bera:

H0: Dữ liệu tuân theo phân phối chuẩn

H1: Dữ liệu không tuân theo phân phối chuẩn

Giá trị p_value của các biến CG, LR, ER, GDP, CPI, DG lớn hơn mức ý nghĩa 10% nên các biến này tuân theo phân phối chuẩn.

Ma trận hệ số tương quan:

Bảng 2.4: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình

CG LR ER GDP CPI DG CG 1.000000 -0.538776 -0.087436 0.173908 -0.335741 0.591118 LR -0.538776 1.000000 0.024537 0.447747 0.681948 -0.347842 ER -0.087436 0.024537 1.000000 0.002192 -0.155353 -0.343465 GDP 0.173908 0.447747 0.002192 1.000000 0.265859 0.101976 CPI -0.335741 0.681948 -0.155353 0.265859 1.000000 -0.254447 DG 0.591118 -0.347842 -0.343465 0.101976 -0.254447 1.000000 Nguồn: Phần mềm Eviews 6.0

Theo lý thuyết tốn, ta có hệ số tương quan r :

 r│<0.4: tương quan lỏng lẻo

0.4 <│r│< 0.8: tương quan trung bình

r│>0.8: tương quan chặt chẽ

 r<0: tương quan nghịch

 r>0: tương quan thuận

Căn cứ vào lý thuyết trên ta có thể thấy:

- Xét về mối tương quan cộng tuyến, ta thấy:

Tương quan trung bình gồm các biến: DG và CG, CPI và LR. Các biến còn lại là tương quan lỏng lẻo. Vì vậy hiện tượng đa cộng tuyến là khó xảy ra.

- Xét về mối quan hệ tỷ lệ giữa biến ta thấy:

 Lãi suất cho vay tương quan nghịch với tăng trưởng tín dụng, nghĩa là khi lãi suất

cho vay tăng thì tăng trưởng tín dụng giảm và ngược lại.

 Tỷ giá hối đối có tương quan đến tăng trưởng tín dụng nhưng với mức độ rất yếu (-

0,08) nhỏ hơn 0,4 rất nhiều. Điều này cho thấy mức độ tác động đến tăng trưởng tín dụng là không nhiều.

 Tổng sản phẩm quốc nội có mối tương quan thuận với tăng trưởng tín dụng, nghĩa

là khi GDP tăng thì CG tăng và ngược lại.

 Chỉ số giá tiêu dùng có mối tương quan nghịch với tăng trưởng tín dụng, nghĩa là

khi CPI tăng thì CG giảm và ngược lại.

 Tăng trưởng tiền gửi tương quan thuận với tăng trưởng tín dụng, nghĩa là khi tăng trưởng tiền gửi tăng thì tăng trưởng tín dụng cũng tăng và ngược lại.

Từ bảng ma trận tương quan giữa các biến số kinh tế vĩ mô cho ta thấy mối tương quan của từng biến độc lập so với biến phụ thuộc là trùng khớp với giả thuyết mà tác giả đã nêu trong chương 1. Các mối tương quan giữa các biến ở mức trung bình

và lỏng lẻo nên hiện tượng đa cộng tuyến là khó xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)