Những khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bao thanh toán trong nước tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 78)

Qua hơn 5 năm triển khai hoạt động, mặc dù có những dấu hiệu tích cực nhưng bao thanh tốn trong nước ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển và chưa thể hiện hết những ưu điểm vốn có, bởi vì khi sử dụng sản phẩm này đã gặp một số khó khăn từ phía Nhà nước với những bất cập mơi trường pháp lý, từ chính bản thân các đơn vị thực hiện bao thanh toán và thái độ của các doanh nghiệp.

Về khung pháp lý

Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 và Quyết định số

30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Thống đốc ngân hàng nhà nước đã quy

định những vấn đề cơ bản trong hoạt động bao thanh tốn. Tuy nhiên, Quy chế này vẫn cịn nhiều bất cập và hạn chế. Chính vì thế, các ngân hàng thương mại, cơng ty tài chính vẫn chưa mạnh dạn triển khai rộng rãi hoạt động này.

- Theo Quy chế này, bao thanh toán được định nghĩa “là một hình thức cấp tín

dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thơng qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ”.

Chính định nghĩa bao thanh tốn này đã làm cho tồn bộ nội dung của quy chế bao thanh toán tại Việt Nam lệch ra khỏi bản chất của nghiệp vụ bao thanh toán trên thế giới. Bên cạnh chức năng tài trợ, đơn vị bao thanh tốn cịn cung cấp chức năng theo dõi sổ sách, thu nợ tiền hàng và bảo hiểm rủi ro. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản của bao thanh toán so với việc cấp tín dụng thơng thường. Cũng chính định nghĩa này đã tạo sự nhập nhằng, khó hiểu vì quan hệ tín dụng và quan hệ mua bán là hai mối quan hệ tách biệt nhau. Pháp luật hiện nay vẫn khơng có quy định liên quan đến việc xác lập mối quan hệ này.

- Theo mục c, d, đ, e, khoản 1, điều 13 của Quy chế 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 quy định:

“c. Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán.

d. Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng đồng ký gửi văn bản thơng báo về hợp đồng bao thanh tốn cho bên mua hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho đơn vị bao thanh toán.

đ. Bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán và đơn vị bao thanh toán xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán.

e. Bên bán hàng chuyển giao bản gốc hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên quan đến khoản phải thu cho đơn vị bao thanh tốn”.

Điều này đã gây khó khăn cho các Tổ chức tín dụng Việt Nam khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Khi bên bán và đơn vị bao thanh toán đồng ký gửi văn bản thơng báo về hợp đồng bao thanh tốn cho bên mua hàng, mà bên mua hàng không đồng ý, không gửi văn bản xác nhận về việc đã nhận thơng báo thì sẽ gây khó khăn cho cả bên bán và đơn vị bao thanh tốn. Bởi vì, pháp luật sẽ khơng thừa nhận nghiệp vụ bao thanh tốn nếu khơng có sự chấp nhận bằng văn bản của bên mua phải trả tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán.

Theo các mục trên, khi bên bán và đơn vị bao thanh tốn thỏa thuận, kí kết hợp đồng bao thanh toán, sẽ phải đồng ký gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng. Như vậy, chưa đủ cơ sở để xác định thơng báo có hiệu lực thi hành cho tất cả các bên.

- Cũng theo Quy chế 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 và Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008, chỉ các tổ chức tín dụng mới được thực hiện nghiệp vụ bao thanh tốn. Quy định trên đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp có uy tín, có năng lực về tài chính và thẩm định khách hàng muốn cung cấp dịch vụ này.

xem như là cơ sở pháp lý để trong trường hợp có tranh chấp, sẽ được đưa ra trọng tài kinh tế hoặc tòa án thương mại để xét xử. Nhưng vấn đề ở đây là, ở Việt Nam, hiệu lực hợp đồng và thậm chí là hiệu lực kết quả xét xử của trọng tài kinh tế hay tòa án thương mại vẫn còn bị xem nhẹ.

- Mặt khác, khởi kiện tại tòa án được xem là cứu cánh cuối cùng và hiệu quả nhất của ngân hàng để thu hồi các khoản nợ khi con nợ cố tình lẫn tránh nghĩa vụ khi đến hạn. Nhưng thực tế cho thấy việc khởi kiện tại tòa án chưa thực sự là phương thức hiệu quả để bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ. Thủ tục tố tụng kinh tế và dân sự cịn q phức tạp, chi phí kiện tụng tốn kém, cơng tác thi hành án còn nhiều bất cập… Sau một chặng đường dài tốn kém thời gian và tiền bạc, kết quả là ngân hàng vẫn đứng trước nguy cơ không thu hồi được nợ.

Sản phẩm bao thanh toán trong nƣớc còn khá mới đối với các ngân hàng và doanh nghiệp

Quy chế hoạt động bao thanh tốn của các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/2004, nhưng các ngân hàng triển khai hoạt động bao thanh tốn khơng nhiều, trong số 19 ngân hàng thương mại Việt Nam được cấp phép hoạt động, chỉ có khoảng 6 ngân hàng có doanh số tương đối đáng kể, 13 ngân hàng cịn lại thì hoạt động với doanh số rất thấp hoặc không triển khai hoạt động như Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Các ngân hàng Việt Nam đã quen với các phương thức cho vay truyền thống có tài sản đảm bảo, mà bao thanh toán trong nước mang lại rủi nhiều hơn do khơng có tài sản đảm bảo, nên các ngân hàng đều hết sức thận trọng để tránh rủi ro.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết về bao thanh tốn cịn hạn chế. Các doanh nghiệp lớn có một chút am hiểu về sản phẩm bao thanh toán do được các ngân hàng tiếp thị hoặc thông qua các diễn đàn doanh nghiệp, diễn đàn phát triển kinh tế còn đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn rất mơ hồ khi nghe nhắc đến nghiệp vụ bao thanh tốn. Do đó, khơng các doanh nghiệp không mạnh dạn sử dụng sản phẩm này nhằm bổ sung vốn lưu động để phát triển kinh doanh.

Chi phí khi sử dụng bao thanh toán trong nƣớc khá cao

Bao thanh toán là một nghiệp vụ có nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro từ phía bên mua. Vì vậy, nghiệp vụ bao thanh tốn trong nước có chi phí tương đối cao. Tại ACB, phí bao thanh tốn trong nước tính trên hạn mức cấp cho doanh nghiệp khoảng 0,2 đến 1%năm vào năm 2007, năm 2008 là từ 1,8 đến 2,8%/năm, năm 2009 là 6%/năm và năm 2010 là 3,5%/năm. Tại Vietcombank, mức phí từ 0,5 đến 1,5%/năm tính trên doanh số. Và tại VIB, mức phí này từ 0,3 đến 1,2% giá trị khoản phải thu. Chi phí cao bởi vì ngồi chi phí để gánh chịu rủi ro, cịn bao gồm chi phí quản lý sổ sách, chi phí chuyển phát nhanh và các chi phí phụ khác. Điều này gây tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp khi sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán trong nước.

Nghiệp vụ bao thanh toán trong nƣớc chƣa có sức hấp dẫn đối với khách hàng

Xét về mặt lý thuyết, bao thanh toán trong nước khắc phục được tình trạng cho vay dựa trên tài sản thế chấp của ngân hàng. Nhưng thực tế ở Việt Nam, tài sản đảm bảo vẫn là vấn đề tiên quyết để nhận được nguồn tài trợ từ các tổ chức tín dụng. Tại Việt Nam, tài sản đảm bảo không những được các ngân hàng Việt Nam mà còn được các ngân hàng nước ngoài xem trọng. Điều này cũng là tất yếu, bởi vì, đặc điểm thị trường Việt Nam đầy rủi ro, không cho phép ngân hàng mạo hiểm. Các ngân hàng không thể xét duyệt hạn mức tín dụng đơn thuần sau khi nghe các doanh nghiệp chứng minh tình trạng tài chính của mình là lành mạnh trong khi những lý lẽ đó có được từ việc phân tích các báo cáo tài chính khơng thể tin tưởng được. Chính việc ngân hàng địi hỏi bên bán phải có tài sản đảm bảo đã làm giảm đi ưu thế của nghiệp vụ bao thanh toán trong nước, đồng thời cũng đã làm mất đi bản chất của dịch vụ này.

Mặt khác, bao thanh toán trong nước tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam thường chỉ chú trọng tới các doanh nghiệp lớn. Nghiệp vụ bao thanh toán trong nước của ngân hàng chưa thật tiện lợi, hệ thống thơng tin tín dụng cịn thiếu nên để tránh rủi ro, ngân hàng đưa ra những điều kiện rất khó đáp ứng, có

địi hỏi cao đối với khách hàng như phải chứng minh uy tín của bên mua hàng, các khoản phải thu phải thật sự an tồn hay phải có sự bảo lãnh của định chế tài chính khác. Đây thật sự là điều kiện khó khăn đối với doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với các quốc gia trên thế giới, bao thanh toán thường là miễn truy địi. Sau khi kí hợp đồng bao thanh tốn và nhận tiền đầy đủ từ phía tổ chức bao thanh toán, bên bán sẽ hết nghĩa vụ đối với hợp đồng đã kí với bên mua. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật làm bao thanh toán trở nên hấp dẫn vì bên bán khơng cịn lo lắng, bận tâm với hợp đồng mua bán nữa. Tuy nhiên, vì nghiệp vụ bao thanh tốn trong nước cịn khá mới mẻ và để đảm bảo an toàn, ngân hàng chỉ thực hiện bao thanh tốn trong nước có quyền truy địi. Điều này cũng được xem là một cản trở lớn đối với sự phát triển nghiêp vụ này tại Việt Nam, làm cho các doanh nghiệp có tâm lý khơng muốn sử dụng.

Ngoài ra, bên bán hàng muốn được ngân hàng thực hiện bao thanh toán trong nước thì bên mua hàng phải được đơn vị bao thanh toán cấp hạn mức bao thanh toán. Nhưng việc thẩm định bên mua hàng gặp rất nhiều khó khăn do hiện tại ngân hàng hướng đến bên mua hàng là những công ty lớn, những tập đoàn xuyên quốc gia, và những bên bán hàng cho những cơng ty này sẵn lịng bán hàng trả chậm, do đó những bên mua hàng này có thể mua hàng trả chậm của bất kỳ nhà cung cấp nào do bên bán khơng địi hỏi bất cứ điều kiện gì trong việc bán hàng. Vì vậy khi ngân hàng tiến hành thẩm định doanh nghiệp là bên mua để cấp hạn mức bao thanh tốn là một điều vơ lý vì thực chất những bên mua này khơng cần điều đó cũng mua được hàng theo nhu cầu. Trong thực tế, khi ngân hàng cấp hạn mức cho bên mua đa số là không thể tiếp cận được mà chỉ tự thu thập thông tin rồi đưa ra hạn mức để ứng tiền cho bên bán hàng. Và như vậy, có những cơng ty là bên mua hàng không chấp nhận ký thông báo chấp nhận thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh tốn, điều này đã gây khó khăn cho bên bán khi sử dụng bao thanh toán trong nước.

các bên tham gia, nhưng điều kiện để nó phát huy hết những tiện ích đó là phải được sự hỗ trợ bởi một hành lang pháp lý minh bạch, đầy đủ... Chính vì điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng những yêu cầu đó nên bao thanh tốn trong nước vẫn chưa thực sự hữu ích cho các bên tham gia, vẫn còn tiềm ẩn một số trở ngại và rủi ro trong quá trình sử dụng nghiệp vụ này.

2.6 Những nguyên nhân cản trở việc phát triển hoạt động bao thanh toán trong nƣớc tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

2.6.1 Những nguyên nhân từ phía nhà nƣớc

- Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 và Quyết định số

30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Một số quy định trong quy chế có những điểm khơng phù hợp như theo Điều 2, bao thanh toán được định nghĩa: “bao thanh tốn là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thơng qua việc mua lại các khoản phải thu….”. Trong khi đó quan hệ tín dụng là một quan hệ riêng, tách bạch hẳn với quan hệ mua bán, việc định nghĩa như vậy gây khó khăn cho người đọc và các đối tượng vận dụng. Bởi vì theo như định nghĩa trên, bao thanh tốn là một hình thức cấp tín dụng, nên khoản ứng trước đơn thuần chỉ là khoản cho vay, còn khoản phải thu vẫn là tài sản thuộc sở hữu của bên bán. Bên cho vay là đơn vị bao thanh toán, bên bán hàng là người đi vay trên danh nghĩa nhưng người sử dụng vốn lại là bên mua hàng. Chính sự khơng phù hợp trong việc định nghĩa nghiệp vụ bao thanh toán đã dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn đối với đơn vị bao thanh toán trong việc chuyển giao quyền đòi nợ từ bên bán sang đơn vị bao thanh toán.

- Việc “chuyển giao quyền đòi nợ” từ bên bán hàng sang đơn vị bao thanh toán trong nghiệp vụ bao thanh toán trong nước hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp lý nào xác lập mối quan hệ, như vậy việc chuyển giao này vẫn chưa được thừa nhận về mặt pháp luật, và trong trường hợp bên bán không thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh tốn, thì rủi ro sẽ thuộc về đơn vị bao thanh toán mà

khơng được pháp luật bảo vệ. Chính vì quyền địi nợ khơng được quy định chặt chẽ nên đã gây khơng ít trở ngại cho các ngân hàng trong việc thu nợ từ bên mua. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện nay chưa có Luật điều chỉnh việc chuyển nhượng các khoản phải thu trong thương mại. Như vậy, pháp luật Việt Nam vẫn chưa tạo được hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi cho các ngân hàng để có thể thực hiện hiệu quả nghiệp vụ bao thanh toán trong nước.

- Theo thơng lệ quốc tế, bao thanh tốn đầy đủ là một gói dịch vụ bao gồm tài trợ, thu nợ, bảo đảm rủi ro tín dụng và theo dõi các khoản phải thu. Trong khi đó, tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, hoạt động bao thanh toán hầu như chưa tách ra khỏi hoạt động tín dụng và cách quản lý khoản tài trợ hầu như giống nhau hoàn tồn. Trong khi đó, tại các nước phát triển, các đơn vị bao thanh tốn có những tiêu chí riêng để lựa chọn và kiểm soát khách hàng chứ không giống như các tiêu chí của ngân hàng khi xét duyệt cho vay như: dựa vào việc thẩm định tình hình tài chính và kinh doanh của người bán hàng hoặc dựa vào tài sản đảm bảo. Có rất nhiều yếu tố thường được các đơn vị bao thanh toán xem xét trong khi những yếu tố đó thường khơng được các ngân hàng chú ý như: rủi ro của đơn vị bao thanh tốn khơng nằm ở chỗ bên bán mà là ở chỗ khả năng thanh toán tiền của những bên mua cũng như mức độ phân tán giữa các bên mua. Do đó, quy định về an tồn tín dụng “tổng số dư bao thanh tốn của một khách hàng khơng được vượt q 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bao thanh toán trong nước tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)