Những nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bao thanh toán trong nước tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 87 - 90)

2.6 Những nguyên nhân cản trở việc phát triển bao thanh toán trong nƣớc

2.6.3 Những nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp

- Trình độ hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về nghiệp vụ bao thanh tốn trong nước cịn hạn chế. Do các doanh nghiệp đã quen sử dụng các sản phẩm tín dụng truyền thống tại ngân hàng và không quan tâm đến các sản phẩm mới như bao thanh toán trong nước.

- Hệ thống thông tin doanh nghiệp chưa được minh bạch, các quy định về công bố thông tin của doanh nghiệp đã được pháp luật quy định nhưng chưa có chế tài đủ mạnh và khả thi. Do đó, cơ sở dữ liệu thơng tin tài chính của doanh nghiệp vừa thiếu vừa khơng chính xác. Hiện nay, mới chỉ có Trung tâm thơng tin tín dụng là đầu mối tập trung thơng tin nhiều nhất phục vụ cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, vì một số lý do khách quan, những thông tin này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu doanh nghiệp của ngân hàng.

- Mặt khác, văn hóa kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chưa cao do thói quen sản xuất kinh doanh nhỏ đã tồn tại từ khá lâu. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt chưa được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến trong các giao dịch thương mại. Thực trạng mua bán khơng xuất hóa đơn, chứng từ xảy ra phổ biến ở nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này là một sự cản trở các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ tín dụng cũng như dịch vụ bao thanh toán cho doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp chưa đủ năng lực, uy tín để đáp ứng các điều kiện tham gia nghiệp vụ bao thanh toán: Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh còn yếu kém và thiếu uy tín. Việc người mua thanh tốn khơng đúng hạn gần như là tập quán trong kinh doanh của khơng ít doanh nghiệp Việt Nam, càng trì hỗn nợ được càng lâu càng tốt vì đó là một cách chiếm dụng vốn không chịu lãi. Nếu bên mua khơng

thanh tốn khoản phải thu, việc ngân hàng truy đòi số tiền ứng trước và tiền lãi từ bên bán cũng sẽ gặp khó khăn. Bởi vì, khoản ứng trước trong bao thanh tốn của bên bán là khoản vay mà tài sản đảm bảo chính là các khoản phải thu, nên khơng có gì đảm bảo để làm áp lực thu nợ, việc kiện ra tịa thủ tục phức tạp, mất thời gian, có khi khơng thu được nợ. Mặt khác, khi có nợ quá hạn, ngân hàng phải tiến hành trích dự phịng rủi ro, ảnh hưởng đến xếp hạng của ngân hàng. Do đó, ngân hàng chưa chú trọng đến phát triển hoạt động bao thanh toán trong nước.

Kết luận chƣơng 2

Chương 2 đã trình bày thực trạng hoạt động bao thanh toán trên thế giới và thực trạng hoạt động bao thanh toán trong nước tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, bên cạnh đó cũng trình bày về các quy định pháp luật chi phối hoạt động này và những khó khăn, thuận lợi khi phát triển bao thanh toán. Qua kết quả hoạt động bao thanh tốn trong nước tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy kết quả hoạt động nghiệp vụ này tại Việt Nam còn rất khiêm tốn và đến năm 2010 đã sụt giảm nghiêm trọng. Những khó khăn khi thực hiện bao thanh toán trong nước do nhiều nguyên nhân khác nhau từ phía nhà nước, các đơn vị bao thanh toán và doanh nghiệp như: hệ thống pháp lý chưa hồn chỉnh, thơng tin tài chính thiếu minh bạch, thói quen của các doanh nghiệp, kiến thức và trình độ nghiệp vụ của nhân viên các ngân hàng. Từ thực trạng bao thanh toán trong nước tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, tìm ra những nguyên nhân cản trở hoạt động này phát triển và từ đó đề xuất các giải pháp phát triển.

CHƢƠNG 3:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TRONG NƢỚC TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bao thanh toán trong nước tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)