hàng thƣơng mại Việt Nam
Việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đặc biệt quan trọng vì một khi ngân hàng càng có nhiều sản phẩm dịch vụ thì khơng những có nhiều nguồn thu mà cịn nâng cao hình ảnh, thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đối tượng khách hàng của các ngân hàng rất phong phú và đa dạng, do đó nhu cầu về sản phẩm dịch vụ cũng rất đa dạng, đòi hỏi các ngân hàng phải thường xuyên phát triển những sản phẩm mới để đáp ứng.
Các số liệu thống kê hiện nay cho thấy trung bình ở các nước phát triển, các ngân hàng thương mại cung cấp bình quân 2.000 sản phẩm dịch vụ trong khi tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại chỉ cung cấp được khoảng 300 sản phẩm dịch vụ. Điều đó cho thấy hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay cần phải tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới để làm phong phú hơn, đa dạng hơn cho chuỗi dịch vụ tài chính cung cấp cho thị trường.
Ngoài ra, với xu thế hội nhập nền kinh tế vào khu vực và thế giới theo lộ trình gia nhập WTO, việc mở cửa thị trường trong lĩnh vực ngân hàng là tất yếu. Mở cửa thị trường sẽ làm cho các tổ chức tín dụng trong nước phải đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn hơn, nguồn thu sẽ giảm và những rủi ro của thị trường mới ngày càng nhiều hơn. Các ngân hàng thương mại trong nước sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng nước ngoài trong khi các ngân hàng nước ngồi có nhiều lợi thế hơn về mặt tài chính, kinh nghiệm quản lý, công nghệ tiên tiến, sản phẩm dịch vụ đa dạng, có thể chịu rủi ro cao hơn để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Với thực trạng sản phẩm của các ngân hàng trong nước cịn rất ít so với các ngân hàng nước ngồi, để có thể đứng vững và phát
triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các Ngân hàng thương mại Việt Nam buộc phải nhanh chóng bổ sung sản phẩm, đặc biệt là bao thanh toán trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp thiếu hoặc khơng có tài sản đảm bảo nhưng có nhu cầu vay vốn ngân hàng.
Hiện nay, các Ngân hàng thương mại Việt Nam hầu như cho vay dựa vào tài sản đảm bảo của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhu cầu phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp đòi hỏi vốn ngày càng cao, mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô vốn thấp và thiếu tài sản đảm bảo cho việc cấp tín dụng thơng thường. Trước bối cảnh như vậy, bao thanh tốn trong nước chính là một giải pháp hữu hiệu cho cả ngân hàng và doanh nghiệp vì vừa giải quyết được vấn đề cho vay khơng có tài sản đảm bảo của ngân hàng, vừa giúp doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động để gia tăng các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về ứng dụng thực tế, bao thanh toán phát triển từ rất lâu trên thế giới và đã được áp dụng rộng rãi ở khắp các châu lục thông qua các cơng ty tài chính và đặc biệt là hệ thống ngân hàng. Là một cơng cụ tài chính thể hiện những ưu điểm nổi bật, đặc biệt trong điều kiện gia tăng cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập đặt ra những yêu cầu về gia tăng nhu cầu vốn lưu động, các dịch vụ hỗ trợ và quản lý rủi ro. Nghiệp vụ này không chỉ đem lại lợi ích cho các cơng ty lớn mà cịn cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến cuối năm 2010, cả nước có trên 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp. Mặc dù với những đóng góp tích cực cho nền kinh tế nhưng các doanh nghiệp này khó tiếp cận vốn ngân hàng do quy mơ vốn ít và thường thiếu tài sản đảm bảo. Bao thanh tốn trong nước sẽ giúp cho cả phía ngân hàng và doanh nghiệp giải quyết được những vướng mắc, khó khăn mà hình thức cho vay truyền thống không thể thực hiện được. Phát triển tốt nghiệp vụ bao thanh toán trong nước tại Việt Nam giúp doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động để mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời các ngân hàng cũng tăng được lợi nhận từ nghiệp vụ này.
Đối với các doanh nghiệp bán hàng, để phát triển kinh doanh và mở rộng thị phần, phải ln tìm mọi cách để nâng cao khả năng cạnh tranh. Một trong những yếu tố để cạnh tranh giữa các nhà sản xuất là điều kiện thanh toán. Nếu như một doanh nghiệp có thể bán hàng với phương thức thanh toán trả chậm thì doanh nghiệp đó sẽ bán hàng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bán hàng với phương thức này thì rủi ro thanh tốn sẽ tăng lên, đồng thời có thể thiếu vốn để duy trì sản xuất trong thời gian chờ thanh tốn. Trong tình huống đó, bao thanh toán trong nước được xem như một cứu cánh có thể giúp doanh nghiệp vừa bán được hàng cho khách hàng theo điều kiện thanh toán trả chậm vừa ứng được tiền từ ngân hàng ngay sau khi giao hàng.
Với sự sụt giảm nghiêm trọng về doanh số bao thanh toán trong nước tại Việt Nam năm 2010, đã cho thấy bao thanh toán tại Việt Nam chưa được chú trọng đúng mức trong khi sản phẩm này đang phát triển mạnh trên thế giới. Ở cả các nước phát triển ở khu vực Châu Âu và các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á đều ngày càng mở rộng nghiệp vụ này với doanh số đạt được ngày càng cao. Việt Nam đang phát triển và nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh ngày càng cao, việc đưa ra các giải pháp nhằm giúp các Ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển hoạt động bao thanh toán trong nước là hết sức cần thiết.