3.2 Giải pháp phát triển bao thanh toán trong nƣớc
3.2.3.2 Nâng cao năng lực, uy tín và chuyên nghiệp trong kinh doanh
Bao thanh toán trong nước thực sự là một sản phẩm rất tiện ích đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này vừa thiếu vốn vừa thiếu tài sản đảm bảo và thường xuyên bị chiếm dụng vốn bởi đối tác trong việc bán hàng trả chậm.
Một trong những nguyên nhân làm cho ngân hàng chưa chú trọng đẩy mạnh cung ứng bao thanh toán trong nước cho các doanh nghiệp là việc thiếu thông tin về doanh nghiệp. Do hiện nay việc kiểm toán đối với các doanh nghiệp không phải của nhà nước và các doanh nghiệp có từ 50% vốn nhà nước trở xuống là không bắt buộc, một số doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh lỗ nhằm trốn thuế, trong khi thực tế thì có lãi, nhưng như vậy ngân hàng sẽ đánh giá doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả và không thể tài trợ. Ngược lại, những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả nhưng muốn vay vốn ngân hàng thì phải tìm cách làm sai lệch sổ sách để ngân hàng đánh giá tốt và tài trợ vốn. Trước tình trạng đó, các ngân hàng khơng thể tin tưởng hoàn toàn vào các báo cáo theo sổ sách của các doanh nghiệp, điều đó gây khó khăn cho các ngân hàng khi đánh giá khách hàng, để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng phải đưa ra các điều kiện ràng buộc khắc khe đối với doanh nghiệp. Ngân hàng chỉ chấp nhận bao thanh toán trong nước đối với những bên bán có uy tín trong việc giao hàng, có khả năng đảm bảo hàng hóa cả về chất lượng và số lượng. Đối với bên mua, đơn vị bao thanh toán chỉ chấp nhận đối với những doanh nghiệp lớn, có uy tín, có tình hình kinh doanh ổn định, tình hình tài chính tốt và minh bạch để đảm bảo khả năng thanh toán. Chỉ khi đảm bảo được những điều trên, các ngân hàng mới đồng ý kí hợp đồng bao thanh tốn. Nhưng việc đánh giá khách hàng trong khi thông tin về khách hàng không minh bạch là một vấn đề gây khó khăn cho ngân hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ bao
thanh toán cần phải nỗ lực trong việc nâng cao năng lực tài chính, uy tín và phải chuyên nghiệp trong kinh doanh. Để thực hiện được điều đó, các doanh nghiệp nên tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh một cách khoa học và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, áp dụng phong cách và chuẩn mực kinh doanh quốc tế. Đối với lãnh đạo các doanh nghiệp, phải ngày càng nâng cao năng lực điều hành, trình độ chun mơn và cần có đạo đức nghề nghiệp. Về thị phần kinh doanh, cần xây dựng chiến lược giữ vững thị phần và ngày càng mở rộng hơn nữa để nâng cao uy tín, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng đã đăng ký với cơ quan nhà nước và có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch; báo cáo tài chính cần phải được kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm tốn có uy tín. Có như vậy hoạt động bao thanh toán trong nước sẽ được triển khai rộng rãi, bất cứ doanh nghiệp nào có tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính lành mạnh cũng có thể tiếp cận bao thanh tốn trong nước để bổ sung vốn thiếu hụt.
3.2.3.3 Cải tiến công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh
Về công nghệ, các doanh nghiệp nên từng bước nâng cao công nghệ trên cơ sở phù hợp với trình độ nhân viên và năng lực tài chính. Mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến khả năng cạnh tranh yếu kém của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ hiện đại là một vấn đề quan trọng để gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Cùng với việc cải tiến cơng nghệ, doanh nghiệp phải có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ để đáp ứng sự phát triển của khoa học và công nghệ. Việc ứng dụng khoa học công nghệ phải gắn với việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ khả năng làm chủ khoa học công nghệ mới.
Để tiếp cận được vốn tài trợ từ ngân hàng, bản thân các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quản lý và sử dụng vốn vay, đồng thời phải trả nợ ngân hàng đúng hạn để tạo lịng tin và uy tín đối với ngân hàng. Các doanh nghiệp
cần chú trọng nâng cao trình độ quản lý, tác phong làm việc chuyên nghiệp, cải tiến công nghệ sản xuất để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, như vậy sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao và được tiêu thụ tốt.
Kết luận chƣơng 3
Việt Nam đang ngày càng nổ lực để phát triển kinh tế đất nước sánh ngang tầm các quốc gia trên thế giới, trong đó hoạt động của hệ thống ngân hàng đóng vai trị rất quan trọng. Vì vậy, ngành ngân hàng cũng phải nổ lực phát triển để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm ưu việt nhất, đặc biệt là các sản phẩm mới mang nhiều lợi ích cho các bên tham gia như bao thanh toán trong nước. Tuy nhiên, phát triển sản phẩm này tại các ngân hàng thương mại Việt Nam đang gặp phải một số khó khăn mà nguyên nhân là do sự chưa phù hợp trong các quy định của nhà nước, các ngân hàng và các doanh nghiệp cũng chưa chú trọng đến sản phẩm này. Các ngân hàng chưa có các cơng nghệ hiện đại để phục vụ cho triển khai bao thanh toán trong nước một cách tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Trong chương 3 đã nêu các giải pháp để phát triển hoạt động này, bao gồm các giải pháp từ phía nhà nước, từ phía các ngân hàng và từ phía các doanh nghiệp. Như vậy, nếu như các biện pháp phát triển đã trình bày được ứng dụng vào thực tiễn, tin rằng trong tương lai hoạt động bao thanh toán trong nước tại các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phát triển vượt bậc, ngang tầm với bạn bè quốc tế.
KẾT LUẬN
Chúng ta thấy rằng bao thanh toán trong nước là một nghiệp vụ có lịch sử phát triển lâu đời và nó có những điểm ưu việt mang đến nhiều lợi ích cho các bên tham gia. Tuy nhiên ở Việt Nam, bao thanh toán trong nước mới được các ngân hàng thương mại cung cấp từ năm 2004. Và trong đề tài này chỉ nghiên cứu bao thanh tốn trong nước có truy địi. Đối với các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp Việt Nam, bao thanh toán trong nước quá mới mẽ nên họ không mấy quan tâm và vì vậy mà hơn năm năm đi vào hoạt động, doanh số bao thanh toán trong nước tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn là một con số rất nhỏ. Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế và việc mở cửa thị trường, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ngày càng nhiều, tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Đây là một thực trạng tất yếu để các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Và cùng với đặc thù của Việt nam là các doanh nghiệp đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn hoạt động của họ cịn yếu kém và khơng có hoặc khơng đủ tài sản đảm bảo để đáp ứng cho các khoản cấp tín dụng thơng thường tại ngân hàng. Do đó, giải pháp hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp là sử dụng bao thanh toán trong nước. Vấn đề đặt ra là tại sao cả các ngân hàng và các doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đến nghiệp vụ này. Trong Chương 2, những nguyên nhân cản trở bao thanh toán trong nước phát triển đã được trình bày và các giải pháp để phát triển bao thanh toán trong nước cũng đã được đưa ra trong Chương 3. Hy vọng rằng với những nghiên cứu trong luận văn này sẽ đóng góp một phần nhỏ trong ứng dụng thực tế để ngiệp vụ bao thanh toán trong nước phát triển mạnh mẽ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quỳnh Lan (2006), “Nghiệp vụ bao thanh toán”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.
2. PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2007), “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản lao động xã hội.
3. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2004), “Tiền tệ ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê.
4. Quốc Hội (2010), “Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010”
5. Quy chế hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.
6. TS Đặng Thanh Nhàn (2007), “Cẩm nang về nghiệp vụ bao thanh toán -
factoring và forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tế”, Nhà xuất bản thống kê.
7. TS Nguyễn Văn Hà (2004), “Phát triển nghiệp vụ Factoring nhằm đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng ở Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, (166).
8. Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2001), “Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001”. 9. Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), “Quyết định số
127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 1627”.
10. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), “Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 ban hành Quy chế hoạt động bao thanh tốn của Tổ chức tín dụng”.
11. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), ”Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế hoạt động bao thanh toán theo Quyết định số 1096”.
Các Website: 12. www.acb.com.vn 13. www.factors-chain.com. 14. www.sbv.gov.vn 15. www.vcb.com.vn 16. www.vib.com.vn
PHỤ LỤC 1
Ô Nhng khon phi thu sau đây khơng đƣợc thực hiện bao thanh tốn:
1. Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có quy định việc cấm chuyển nhượng khoản phải thu;
2. Phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bị pháp luật cấm;
3. Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp; 4. Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp; 5. Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi;
6. Phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn thanh tốn cịn lại dài hơn 180 ngày;
7. Khoản phải thu đã được gán nợ, cầm cố, thế chấp;
8. Khoản phải thu được gia hạn hoặc quá hạn thanh tốn theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
9. Khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng; lĩnh vực tài chính, ngân hàng sau đây:
A. Dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm:
1. Bảo hiểm trực tiếp (kể cả đồng bảo hiểm): bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ;
2. Tái bảo hiểm và tái nhượng bảo hiểm;
3. Trung gian bảo hiểm như: môi giới và đại lý;
4. Dịch vụ phụ trợ cho bảo hiểm như: tư vấn, dịch vụ đánh giá xác suất và rủi ro và dịch vụ giải quyết khiếu nại.
B. Ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (trừ bảo hiểm)
1. Nhận tiền gửi hoặc đặt cọc và các khoản tiền có thể thanh tốn khác của cơng chúng;
2. Cho vay dưới các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp, bao tiêu nợ và tài trợ các giao dịch thương mại;
4. Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh tốn và báo nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng;
5. Bảo lãnh và cam kết;
6. Kinh doanh tài khoản của mình hoặc của khách hàng tại Sở giao dịch và trên thị trường khơng chính thức, hoặc các giao dịch khác về:
Công cụ thị trường tiền tệ (gồm séc, chứng chỉ tiền gửi); Ngoại hối;
các sản phẩm tài chính phái sinh, bao gồm nhưng khơng hạn chế các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn;
Các sản phẩm dựa trên tỷ giá hối đoái và lãi suất, gồm các sản phẩm như hoán đổi, hợp đồng tỷ giá kỳ hạn;
Chứng khốn có thể chuyển nhượng;
Các cơng cụ có thể chuyển nhượng khác bằng tài sản tài chính, kể cả kim khí quý.
7. Tham gia vào việc phát hành các loại chứng khoán, kể cả bảo lãnh phát hành và chào bán như đại lý (công khai hoặc theo thỏa thuận riêng) và cung cấp dịch vụ liên quan tới việc phát hành đó;
8. Mơi giới tiền tệ;
9. Quản lý tài sản, như tiền mặt hoặc quản lý danh mục đầu tư, các hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, dịch vụ bảo quản, lưu giữ và tín thác;
10. Các dịch vụ thanh tốn và quyết tốn tài sản tài chính, bao gồm chứng khốn, các sản phẩm tài chính phái sinh và các cơng cụ thanh toán khác; 11. Các dịch vụ về tư vấn, trung gian mơi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác liên quan đến các hoạt động nêu từ điểm (1) đến điểm (10), kể cả tham khảo và phân tích tín dụng, nghiên cứu, tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn mua sắm và về cơ cấu lại hoặc chiến lược doanh nghiệp. 12. Hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thỏa thuận khơng được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.
PHỤ LỤC 2
Tỷ giá bình quân EUR/VND được tham khảo tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào thời điểm 31/12 các năm từ 2005 đến 2010 như sau:
Năm EUR Tỷ giá
2005 1 EUR 19.000 VND 2006 1 EUR 21.200 VND 2007 1 EUR 23.100 VND 2008 1 EUR 23.800 VND 2009 1 EUR 26.000 VND 2010 1 EUR 25.000 VND