3.2 Giải pháp phát triển bao thanh toán trong nƣớc
3.2.2.2 Thiết lập mối quan hệ giữa các ngân hàng trong hoạt động bao thanh
thanh tốn trong nƣớc
Các ngân hàng có thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán nên chủ động liên hệ với nhau và thảo luận về những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động bao thanh tốn do thiếu thơng tin về khách hàng, phải nhìn nhận những khó khăn chung mà hầu hết các ngân hàng đều gặp phải, từ đó nhấn mạnh tính chất đơi bên cùng có lợi từ sự liên kết này. Sau đó các ngân hàng hợp tác và trao đổi thông tin về khách hàng để xác minh cả bên bán và bên mua hàng; hoặc có những hợp đồng tài trợ theo phương thức “đồng bao thanh toán”. Bên cạnh đó, để có thể sử dụng hệ thống hai đại lý bao thanh tốn nhằm khắc phục những khó khăn về thiếu thông tin để thẩm định bên mua cũng như để cung cấp dịch vụ thu hộ hiệu quả hơn, các ngân hàng nên thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý bao thanh toán cho nhau. Các ngân hàng phải đưa ra những quy định chặt chẽ về những ràng buộc giữa hai bên, nhất là về tính trung thực của thông tin về khách hàng mà ngân hàng đã cung cấp.
3.2.2.3 Thành lập phịng hoặc bộ phận bao thanh tốn
Ở các nước phát triển, các ngân hàng hay tổ chức tài chính thường thành lập một cơng ty con chuyên thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay chưa cho phép thành lập công ty con để hoạt động bao thanh tốn, tách khỏi hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì thế, để hoạt động bao thanh toán trong nước phát triển tốt, giải pháp thành lập phịng hoặc bộ phận bao thanh tốn là khả thi nhất.
Tại hội sở các ngân hàng, nhất thiết nên thành lập phịng bao thanh tốn độc lập với các nghiệp vụ khác. Tại các chi nhánh lớn có nhiều khách hàng tiềm năng, ngân hàng sẽ thành lập bộ phận phụ trách nghiệp vụ bao thanh toán riêng biệt. Bộ phận này khơng chịu sự kiểm sốt chung với bộ phận tín dụng và có những tiêu chuẩn thẩm định riêng của mình.
Tại Việt Nam, nghiệp vụ bao thanh tốn cịn khá mới mẻ nhưng với một thị trường tiềm năng và nhiều hứa hẹn, chắc chắn nghiệp vụ bao thanh toán
từng bước được cải thiện và trở thành một cơng cụ tài chính khơng thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.
3.2.2.4 Khuyến khích và tiếp thị bên mua hàng ký hợp đồng liên kết với các ngân hàng thƣơng mại các ngân hàng thƣơng mại
Để có thêm thơng tin về bên mua hàng, ngồi việc liên kết với các ngân hàng đại lý, các ngân hàng cũng có thể liên kết với chính bên mua hàng thơng qua việc thương lượng về việc ký kết hợp đồng liên kết. Và đương nhiên hai bên phải cùng có lợi qua sự liên kết này.
Về lợi ích từ sự liên kết này mang lại, phía bên mua sẽ có được khoản hoa hồng theo một tỷ lệ phần trăm giá trị khoản phải thu cho việc giao dịch bao thanh toán với ngân hàng và được thông báo về việc bao thanh toán. Khoản hoa hồng này bên mua chỉ có được khi có tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hoá với bên bán được ngân hàng bao thanh tốn. Ngồi ra, bên mua cịn có được khoản tín dụng thương mại, việc thanh tốn cũng thuận tiện hơn do tập trung thanh toán cho nhiều khách hàng về một mối là ngân hàng.
Lợi ích của ngân hàng chính là việc được bên mua cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động và khả năng tài chính ngay khi ký kết hợp đồng và trong suốt quá trình thu nợ khi ngân hàng có yêu cầu. Từ đó, ngân hàng có thể nắm được tình hình của bên mua để có biện pháp xử lý và thu nợ. Ngân hàng còn được bên mua cung cấp danh sách các bên bán hàng đang có giao dịch mua bán. Do đó, ngân hàng có thêm thơng tin của các bên bán để có chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.
3.2.2.5 Nâng cao hiệu quả thẩm định chất lƣợng khoản phải thu và hợp đồng thƣơng mại
Để nâng cao được hiệu quả thẩm định chất lượng khoản phải thu, ngân hàng phải thu thập được các số liệu báo cáo tài chính và các thơng tin về bên mua chính xác để phân tích khả năng tài chính của bên mua, từ đó có thể quyết định bao thanh tốn cho bên bán đảm bảo an toàn cao cho ngân hàng. Việc thẩm định các khoản phải thu được tiến hành thơng qua q trình xem xét về
khía cạnh pháp lý của các hợp đồng, các sổ phụ tài khoản, các hoá đơn chứng từ mua bán hàng của bên mua. Ngoài ra, ngân hàng cần phải phân tích có dự báo tình hình các đối tác, tình hình thị trường có ảnh hưởng đến mặt hàng liên quan đến khoản phải thu. Đồng thời phải tận dụng tối đa các kênh thông tin khác như CIC, các ngân hàng thương mại khác, thông tin qua các khách hàng là bạn hàng của nhau để phòng ngừa khách hàng lừa đảo. Một vấn đề không kém phần quan trọng nữa là các hố đơn bán hàng chính là chứng từ bên bán phát hành để địi bên mua thanh tốn những khoản nợ phát sinh từ việc mua bán hàng giữa hai bên. Do đó, ngân hàng nên quy định rõ những điều kiện của hoá đơn được chấp nhận bao thanh toán.
Các ngân hàng cũng cần phải sử dụng nhiều nguồn thơng tin chính thống và phi chính thống để tìm hiểu uy tín, tư cách và lịch sử tín dụng của bên mua. Quan trọng nhất là nguồn thơng tin từ các ngân hàng mà bên mua có quan hệ giao dịch thường xuyên; hoặc từ những thơng tin do chính bên mua cung cấp theo như những cam kết đã ký với ngân hàng trong hợp đồng liên kết.
Đối với các hợp đồng thương mại, khi thẩm định cần phải xem xét về khía cạnh pháp lý, một hợp đồng có giá trị pháp lý không những đảm bảo được quyền lợi cho bên mua và bên bán trong hợp đồng mà còn đảm bảo được quyền lợi của ngân hàng khi chấp nhận bao thanh tốn cho hợp đồng đó. Do đó, các ngân hàng phải hết sức thận trọng, tránh rơi vào tình trạng Hợp đồng kinh tế bị vơ hiệu hoặc gặp nhiều bất lợi khác khi có tranh chấp xảy ra. Phải xem xét từng điều khoản quy định trong hợp đồng, đặc biệt là những điều khoản về thanh tốn, phải đảm bảo được quyền địi nợ của ngân hàng đối với bên mua hàng.
3.2.2.6 Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp
Các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giúp nhân viên có đủ năng lực và trình độ chun môn để tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất. Có như vậy khách hàng sẽ dễ dàng hiểu rõ về bao thanh toán trong nước, hiểu được khi sử dụng bao thanh toán trong nước sẽ có được những lợi ích như thế nào, từ đó các
doanh nghiệp sẽ mạnh dạn sử dụng sản phẩm này. Các nhân viên nghiệp vụ này cần phải giỏi ngoại ngữ, am tường luật pháp và các công ước, thông lệ quốc tế trong lĩnh vực kinh tế thương mại, tài chính ngân hàng. Để có được đội ngũ nhân viên như vậy, ngoài việc tạo điều kiện cho nhân viện học tập các khóa học về nghiệp vụ trong nội bộ ngân hàng và trong nước, các ngân hàng cần phải cho nhân viên tham gia học tập ở nước ngoài để học hỏi về kiến thức nghiệp vụ và kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đồng thời cũng cần cho nhân viên tham gia vào các buổi hội thảo chuyên đề bao thanh tốn trong nước và quốc tế để trao đổi thơng tin và học hỏi kinh nghiệm thực tế. Đặc biệt các ngân hàng nên có chính sách đãi ngộ xứng đáng để nhân viên gắn bó lâu dài, cống hiến hết mình cho cơng việc để đạt được kết quả tốt.
3.2.2.7 Xây dựng mức phí hợp lý để thu hút khách hàng
Hiện nay tại mỗi ngân hàng thương mại Việt Nam có mức phí bao thanh toán khác nhau, tùy từng thời kỳ mà các mức phí này có thể dao động từ 0,2% đến 2,8%/năm tính trên hạn mức bao thanh tốn hoặc tính trên giá trị khoản phải thu, thậm chí có thời điểm các mức phí này tăng lên đến 6%/năm. Để xây dựng một mức phí xem là hợp lý là một việc hết sức khó khăn vì cịn phụ thuộc vào diễn biến của thì trường tài chính tiền tệ mỗi thời kỳ. Nhưng với chi phí sử dụng bao thanh tốn khá cao như vậy thì các doanh nghiệp thật sự rất e ngại. Do đó, các ngân hàng nên linh động hơn trong việc xây dựng biểu phí để thu hút khách hàng như có các chương trình miễn giảm phí cho khách hàng lâu năm, khách hàng tiềm năng có khả năng mang đến thu nhập cho ngân hàng trong tương lai. Đồng thời, tùy theo quy mơ hạn mức bao thanh tốn cấp cho khách hàng, ngân hàng sẽ có mức phí ưu đãi cho các khách hàng có hạn mức lớn. Tuy nhiên, để thông tin rộng rãi đến khách hàng về các mức phí ưu đãi kịp thời, các ngân hàng cần phải có nhiều chiến lược quảng cáo và có đội ngũ nhân viên chăm sóc và phát triển khách hàng đủ mạnh để các khách hàng nắm bắt được thông tin, và như vậy khách hàng sẽ quan tâm và sử dụng sản phẩm.
3.2.3.1 Nâng cao kiến thức về hoạt động bao thanh toán trong nƣớc
Bên cạnh sự nổ lực từ phía nhà nước cũng như từ phía ngân hàng để phát triển sản phẩm bao thanh toán trong nước, các doanh nghiệp là một thành phần quan trọng đóng góp cho sự phát triển này, bởi vì chính các doanh nghiệp là người sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán trong nước mà ngân hàng thực hiện. Do đó, các doanh nghiệp phải nâng cao trình độ hiểu biết để có thể sử dụng bao thanh tốn trong nước mà khơng phải lo ngại về các phát sinh gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp vì khơng nắm bắt được nghiệp vụ.
Trong hoạt động bao thanh toán trong nước tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, chi phí mà các doanh nghiệp phải trả tương đối cao. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp Việt Nam chưa sử dụng dịch vụ này nhiều so với các hình thức tài trợ truyền thống. Tuy nhiên, đây chính là cứu cánh hữu hiệu đối với các doanh nghiệp khơng có tài sản đảm bảo.
Tuy nhiên, những lợi ích mà bao thanh toán trong nước mang lại cho doanh nghiệp là khơng ít. Và cũng khơng có doanh nghiệp nào muốn phát triển kinh doanh lại khơng quan tâm đến những lợi ích như vậy. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải hiểu biết thấu đáo và chấp nhận sử dụng sản phẩm này để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong khi muốn được tài trợ vốn tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp thiếu vốn nhưng lại khơng có tài sản thế chấp. Từ thực trạng đó, các doanh nghiệp nên tìm hiểu hoạt động bao thanh tốn trong nước để có thể dễ dàng tìm được nguồn tài trợ bổ sung vốn sản xuất kinh doanh từ các ngân hàng. Một khi đã am tường về bao thanh toán trong nước, tin chắc rằng các doanh nghiệp sẽ không ngần ngại sử dụng dịch vụ này nhằm tăng thêm lợi ích, và vấn đề chi phí cao cho việc sử dụng bao thanh tốn trong nước sẽ khơng cịn là một trở ngại vì doanh nghiệp được sử dụng một dịch vụ nhiều tiện ích. Hơn nữa, một khi có nhiều doanh nghiệp sử
dụng dịch vụ bao thanh tốn trong nước thì các ngân hàng chắc chắn sẽ thu được lợi nhiều hơn hiện tại và sẽ tính tốn đến vấn đề giảm phí cho khách hàng.
3.2.3.2 Nâng cao năng lực, uy tín và chuyên nghiệp trong kinh doanh
Bao thanh toán trong nước thực sự là một sản phẩm rất tiện ích đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này vừa thiếu vốn vừa thiếu tài sản đảm bảo và thường xuyên bị chiếm dụng vốn bởi đối tác trong việc bán hàng trả chậm.
Một trong những nguyên nhân làm cho ngân hàng chưa chú trọng đẩy mạnh cung ứng bao thanh toán trong nước cho các doanh nghiệp là việc thiếu thông tin về doanh nghiệp. Do hiện nay việc kiểm toán đối với các doanh nghiệp không phải của nhà nước và các doanh nghiệp có từ 50% vốn nhà nước trở xuống là không bắt buộc, một số doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh lỗ nhằm trốn thuế, trong khi thực tế thì có lãi, nhưng như vậy ngân hàng sẽ đánh giá doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả và không thể tài trợ. Ngược lại, những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả nhưng muốn vay vốn ngân hàng thì phải tìm cách làm sai lệch sổ sách để ngân hàng đánh giá tốt và tài trợ vốn. Trước tình trạng đó, các ngân hàng khơng thể tin tưởng hoàn toàn vào các báo cáo theo sổ sách của các doanh nghiệp, điều đó gây khó khăn cho các ngân hàng khi đánh giá khách hàng, để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng phải đưa ra các điều kiện ràng buộc khắc khe đối với doanh nghiệp. Ngân hàng chỉ chấp nhận bao thanh toán trong nước đối với những bên bán có uy tín trong việc giao hàng, có khả năng đảm bảo hàng hóa cả về chất lượng và số lượng. Đối với bên mua, đơn vị bao thanh toán chỉ chấp nhận đối với những doanh nghiệp lớn, có uy tín, có tình hình kinh doanh ổn định, tình hình tài chính tốt và minh bạch để đảm bảo khả năng thanh toán. Chỉ khi đảm bảo được những điều trên, các ngân hàng mới đồng ý kí hợp đồng bao thanh tốn. Nhưng việc đánh giá khách hàng trong khi thông tin về khách hàng không minh bạch là một vấn đề gây khó khăn cho ngân hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ bao
thanh toán cần phải nỗ lực trong việc nâng cao năng lực tài chính, uy tín và phải chuyên nghiệp trong kinh doanh. Để thực hiện được điều đó, các doanh nghiệp nên tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh một cách khoa học và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, áp dụng phong cách và chuẩn mực kinh doanh quốc tế. Đối với lãnh đạo các doanh nghiệp, phải ngày càng nâng cao năng lực điều hành, trình độ chun mơn và cần có đạo đức nghề nghiệp. Về thị phần kinh doanh, cần xây dựng chiến lược giữ vững thị phần và ngày càng mở rộng hơn nữa để nâng cao uy tín, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng đã đăng ký với cơ quan nhà nước và có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch; báo cáo tài chính cần phải được kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm tốn có uy tín. Có như vậy hoạt động bao thanh toán trong nước sẽ được triển khai rộng rãi, bất cứ doanh nghiệp nào có tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính lành mạnh cũng có thể tiếp cận bao thanh tốn trong nước để bổ sung vốn thiếu hụt.
3.2.3.3 Cải tiến công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh
Về công nghệ, các doanh nghiệp nên từng bước nâng cao công nghệ trên cơ sở phù hợp với trình độ nhân viên và năng lực tài chính. Mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến khả năng cạnh tranh yếu kém của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ hiện đại là một vấn đề quan trọng để gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Cùng với việc cải tiến cơng nghệ, doanh nghiệp phải có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại