Đánh giá thực trạng tuyên truyền về chân dung con ngƣời trên báo in

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chân dung con người việt nam trên báo in hiện nay (khảo sát tin, bài về người tốt, việc tốt trên các báo tuổi trẻ, lao động, đại đoàn kết năm 2014 đến hết tháng 3 2015) (Trang 63 - 68)

2.3.1. Ưu điểm

2.3.1.1. Về nội dung

Qua khảo sát ở chương 2, mục 2.2.2 (Nội dung) cho thấy, những đặc trưng tiêu biểu của con người Việt Nam hiện nay đã được 3 báo phản ánh tương đối toàn diện. Mỗi tấm gương người tốt đều được “kể” bằng những việc làm tốt, thơng qua lăng kính của nhà báo trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi. Hầu hết họ đều làm những việc tốt của mình rất lặng lẽ, khơng ai địi hỏi được vinh danh, được đền đáp. Nhờ phát hiện của nhà báo, những việc làm lặng lẽ nhưng đầy ý nghĩa ấy được nhiều người biết đến, truyền đi cảm hứng làm việc tốt, sống tốt, để cái đẹp, cái tốt được lan tỏa ra cộng đồng.

Ba tờ nhật báo đã rất nhanh nhạy trong cập nhập thông tin, trước mỗi sự kiện xảy ra trong xã hội đều có những phản ánh kịp thời trên trang báo. Như khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển Việt Nam, ngay lập tức, chân dung những con người Việt Nam yêu nước, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc đã được 3 tờ báo nêu gương. Tất cả những suy nghĩ, việc làm của họ được nêu gương trên báo chí đã gây xúc động với người đọc, thức tỉnh lòng yêu nước, tinh thần

dân tộc trong mỗi con người. Rồi những tấm lòng nhân ái của biết bao con người trong cuộc sống, những người dốc sức mình vì lợi ích của cộng đồng đều đã được báo chí phản ánh. Sự “cho đi” khơng địi hỏi “nhận lại” của họ là những điều đáng trân quý trong cuộc đời, để mỗi người nhìn vào họ đều thấy mình phải làm gì đó có trách nhiệm hơn với cộng đồng. Bằng việc phát hiện, tôn vinh những tấm gương con người với nghị lực phi thường vượt lên số phận; những con người đam mê sáng tạo, dám nghĩ dám làm; những tấm gương dũng cảm đấu tranh với sai trái, tiêu cực, tệ nạn xã hội... báo in đã làm tốt vai trị của mình trong việc khắc họa chân dung con người

Việt Nam tiên tiến, tiêu biểu, xuất sắc hiện nay.

2.3.1.2. Về hình thức

Qua khảo sát cho thấy, 3 tờ báo in đã sử dụng linh hoạt, đa dạng các thể loại báo chí khi viết về con người, trong đó nổi trội hơn cả là ký chân dung và phóng sự chân dung. Việc sử dụng đa dạng các thể loại báo chí khi viết về NTVT đã tạo được sự hấp dẫn với độc giả. Nhân vật trong bài báo nổi lên với những chi tiết chân thực, sinh động, hấp dẫn, quan tâm theo dõi của độc giả. Qua lăng kính nhà báo, con người trong tác phẩm báo chí trở nên chân thực, gần gũi, quen thuộc đang hiển hiện xung quanh ta trong đời sống hàng ngày.

Dung lượng các bài viết ngắn, dài đan xen, với các kết cấu linh hoạt, bút pháp phong phú đã phần nào khắc phục được sự khô khan, sơ cứng theo dạng bài người tốt - việc tốt truyền thống gây nhàm chán với bạn đọc.

Việc sử dụng ảnh minh họa trong các tin, bài về NTVT cũng được 3 tờ báo quan tâm. Hầu hết các tin, bài đều sử dụng ảnh minh họa, ngồi việc tơ đậm thêm chủ đề tác phẩm báo chí, trình bày ảnh cũng làm cho trang báo sinh động, hấp dẫn hơn.

2.3.2. Hạn chế

2.3.2.1. Về nội dung

Về số lượng, có thể khẳng định lượng bài viết về NTVT cịn ít, chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số tin, bài của một tờ báo. Tần xuất xuất hiện tin, bài về NTVT cũng thấp. Tính định kỳ chưa cao, cịn tình trạng nhiều số báo liên tục khơng có tin, bài về NTVT. Trong tình hình hiện nay, thơng tin giật gân, “lá cải” xuất hiện trên

rộng nhanh hơn những thơng tin chính thống. Bởi vậy, báo chí chính thống nói chung, Tuổi trẻ, Lao động, Đại đồn kết nói riêng phải có nhiều hơn nữa những bài viết mang thơng tin tích cực, nhân văn về NTVT thay vì con số ít ỏi như hiện nay. Bởi việc xuất hiện thường xuyên hơn, mật độ dày hơn của những bài viết tích cực sẽ tăng khả năng chú ý của bạn đọc, để những thơng tin chính thống có sức mạnh lan truyền, lấn át những thơng tin tiêu cực.

Về nhân vật, tuy báo in đã phản ánh NTVT ở mọi ngành nghề, lĩnh vực, tuy nhiên chưa có sự đồng đều giữa các nhóm chân dung. Các bài viết chủ yếu tập trung vào nhóm chân dung văn nghệ sĩ, học sinh - sinh viên, những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, y tế, an ninh - quốc phịng mà ít có những bài viết về chân dung nhà lãnh đạo, quản lý, nhà báo, doanh nhân… Có những bài viết phản ánh NTVT chưa thật sự tiêu biểu, chưa thật sự là gương sáng để có tác dụng lan tỏa mạnh mẽ cho mọi người học tập, noi theo. Có những bài viết theo mơ-tip liệt kê cơng việc, ý tưởng gắn với thành tích của nhân vật, khơng có chi tiết điển hình làm nổi bật cá tính, lối sống hay quan niệm… của nhân vật, khơng gây ấn tượng với độc giả.

Về các nhóm tiêu chí của NTVT, chân dung con người yêu nước đã được 3 báo quan tâm, tuy nhiên nội dung chưa đậm, số lượng bài viết cịn ít. Trong bối cảnh hiện nay, 3 báo nên lưu tâm hơn đến những bài viết về chủ đề này, nêu nhiều những tấm gương sáng về lòng yêu nước để góp phần động viên, khích lệ, cổ vũ, khơi dậy lịng yêu nước của các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, báo in cịn hạn chế trong việc tiếp cận, nêu gương những con người dũng cảm, bản lĩnh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước, chống tham ô, tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực trong xã hội. Số bài viết về chân dung này cịn rất ít. Nguyên nhân một phần là do chính những nhân vật này ngại xuất hiện trên báo chí. Nhiều tấm gương dũng cảm, gan dạ, bản lĩnh trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới lãnh thổ quốc gia, nhưng do địa bàn ở những nơi xa xơi (biên giới, hải đảo), hoặc do tính bảo mật của cơng việc mà nhà báo chưa có điều kiện tiếp cận thường xuyên để nêu gương trên báo chí.

2.3.2.2. Về hình thức

Những bài viết về NTVT chưa được cơ quan báo chí quan tâm, chủ động tổ chức thành chun trang, chun mục định kỳ, có nền nếp, vì vậy chưa thấy rõ được vai trị, vị trí của loại bài này. Nhiều bài viết cịn q dài, gây tâm lý ngại đọc cho độc giả. Về thể loại, ký chân dung là thể loại tiêu biểu, đặc trưng và có hiệu quả khi viết về con người nhưng ít được sử dụng trên 3 tờ báo. Trong trình bày, vẫn có một số bài viết khơng có ảnh minh họa. Ảnh chủ yếu có kích cỡ nhỏ, chưa có đột phá trong trình bày ảnh để tăng tính hấp dẫn cho trang báo. Nhiều ảnh nhân vật thường ở trạng thái tĩnh khiến nhân vật trở nên thiếu sống động.

Theo khảo sát ý kiến độc giả, đa số độc giả đánh giá ảnh minh họa cả 3 tờ báo sử dụng trong các bài viết đều đã phản ánh đúng nội dung chủ đề, tuy nhiên ảnh chưa đẹp. Báo Tuổi trẻ được đánh giá khá tốt về ảnh minh họa, với 33,1% độc giả đánh giá “ảnh phản ánh đúng nội dung, đẹp, ý nghĩa”. Báo Lao động, Đại đoàn kết tỷ lệ này chỉ đạt 21-22%.

Một hạn chế nữa là hình thức thể hiện các tin, bài về NTVT chưa đẹp, chưa sinh động, bắt mắt. Theo khảo sát ý kiến độc giả, Báo Tuổi trẻ tuy được đánh giá cao nhất trong hình thức trình bày, nhưng cũng chỉ có 39,4% độc giả hài lòng. Trong khi đó Báo Lao động chỉ có 28,8%, Đại đồn kết là 31,6%. Trên thực tế cho thấy, các tờ báo chưa có nhiều cải tiến trong hình thức trình bày tờ báo nói chung, mỗi bài viết nói riêng. Trước hết là từ khổ báo. Trong khi phần lớn độc giả hiện nay ưa thích những tờ báo nhỏ, tiện lợi thì Báo Lao động vẫn duy trì báo khổ lớn (A2: 42 x 59,4cm); Báo Tuổi trẻ và Đại đoàn kết khổ vừa (A3: 29,7 x 42cm). Cả 3 tờ báo đều giữ nguyên khổ báo và cách thiết kế trang báo từ nhiều năm nay; sự thay đổi nếu có cũng khơng đáng kể, khơng để lại dấu ấn đậm nét.

Theo khảo sát cho thấy trên 3 tờ báo, đa số các bài viết về NTVT cịn trình bày theo mơ hình trang báo truyền thống khá đơn giản, theo lối mịn. Với mơi trường thông tin phong phú như hiện nay, sự cạnh tranh về hình thức của báo điện tử, sự sinh động của phát thanh, truyền hình thì trình bày theo lối truyền thống này phần nào gây nên sự nhàm chán đối với việc tiếp nhận thông tin của độc giả. Đây là một hạn chế đối với 3 tờ báo in của nói riêng (diện khảo sát) và đa số báo in của cả nước nói chung mà trong thời gian tới cần tìm hướng giải quyết thích hợp.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2 tác giả luận văn đã phân tích cụ thể thực trạng tuyên truyền về NTVT trên 3 báo Tuổi trẻ, Lao động, Đại đoàn kết về cả 2 mặt nội dung và hình thức. Căn cứ trên 2 phương pháp nghiên cứu: phân tích văn bản và khảo sát qua bảng hỏi với 200 độc giả, tác giả luận văn đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế trong nội dung, hình thức của các tác phẩm về NTVT.

Nhìn chung, nội dung tuyên truyền về NTVT cơ bản đã phản ánh tương đối đầy đủ chân dung con người Việt Nam với những đặc trưng tiêu biểu phù hợp với thời kỳ hiện nay. Con người được phản ánh đa dạng về độ tuổi, ngành nghề, lĩnh vực, vùng miền nên gần gũi với mọi đối tượng độc giả. Thông tin về NTVT khách quan, chân thực, có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, tin cậy, có tác động tích cực tới bạn đọc. Tuy nhiên số lượng bài viết cịn ít, chưa có tính định kỳ, nội dung chưa đồng đều ở các nhóm tiêu chí. Số lượng bài viết về chân dung con người yêu nước; tài năng, trí tuệ, dám nghĩ dám làm và con người dũng cảm, bản lĩnh cịn ít so với các nội dung khác. Mức độ thể hiện NTVT trên trang báo về cơ bản được độc giả đánh giá tốt, tuy nhiên vẫn có những nội dung chưa thể hiện tốt chân dung con người, đòi hỏi mỗi báo cần quan tâm hơn đến những nội dung này.

Về hình thức, hạn chế dễn nhận thấy là các tác phẩm về NTVT chưa được tổ chức thành các chuyên trang, chuyên mục cố định. Không báo nào lập chuyên trang riêng về NTVT. Các chuyên mục thường xuyên đăng bài về NTVT được mỗi báo đặt tên khá đa dạng, phong phú nhưng số lượng cịn ít, chưa mang tính ổn định, liên tục. Các báo đã có thành cơng nhất định trong việc sử dụng đa dạng các thể loại báo chí khi tuyên truyền NTVT và cơ bản đã phát huy ưu điểm của từng thể loại. Các thể loại thường xuyên được sử dụng như phản ánh, phóng sự, ký chân dung, ghi chép, phỏng vấn. Về cách trình bày, tỷ lệ sử dụng ảnh minh họa trong trình bày tác phẩm về NTVT khá cao, cơ bản đã phát huy được vai trò của ảnh minh họa. Các báo đều đã có những cố gắng trong việc thay đổi hình thức trình bày để tăng tính hấp dẫn, tuy nhiên vẫn chưa được độc giả đánh giá cao.

Những đánh giá về ưu điểm, hạn chế của báo in trong tuyên truyền về NTVT sẽ là cơ sở để tác giả luận văn đưa ra những giải pháp trong chương 3, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về NTVT trên báo in.

Chƣơng 3:

GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ TUYÊN TRUYỀN CHÂN DUNG CON NGƢỜI

TRÊN BÁO IN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chân dung con người việt nam trên báo in hiện nay (khảo sát tin, bài về người tốt, việc tốt trên các báo tuổi trẻ, lao động, đại đoàn kết năm 2014 đến hết tháng 3 2015) (Trang 63 - 68)