Một số tiêu chí của ngƣời tốt, việc tốt trên báo chí hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chân dung con người việt nam trên báo in hiện nay (khảo sát tin, bài về người tốt, việc tốt trên các báo tuổi trẻ, lao động, đại đoàn kết năm 2014 đến hết tháng 3 2015) (Trang 30)

1.3.1. Tiêu chí người tốt, việc tốt

Bác Hồ đã chỉ rõ: Cái đích nhắm đến của những người làm báo khi viết gương NTVT không phải là nêu gương để người khác học tập cách làm, hành động, hay phương pháp mới, phổ biến khoa học - kỹ thuật… mà cái chính là nêu gương đạo đức cách mạng của con người. Đó là những đức tính tốt đẹp như tình yêu thương, đồn kết giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vượt khó khăn gian khổ, đức hy sinh, lòng quả cảm cứu giúp nhau khi hoạn nạn, lúc chơng gai, tấm lịng mình vì mọi người, khơng tham lam, ti tiện, ghen tị, làm điều ác… Đó là những đức tính mà thời đại nào cũng cần phải có của con người, phù hợp với pháp luật, truyền thống tốt đẹp về văn hóa, nêu cao cái tốt, chống cái xấu của nhân dân ta.

Những đức tính tốt đẹp ấy của con người Việt Nam, trải qua hàng nghìn năm lịch sử đã trở thành truyền thống của dân tộc. Như nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử nước ta đã khẳng định: tính cách dân tộc gần như là tất cả nội dung của giá trị đạo đức truyền thống, bao gồm: tính tập thể - cộng đồng; trọng đạo đức; cần kiệm; giản dị; thực tiễn; tinh thần yêu nước bất khuất và lịng u chuộng hồ bình, nhân đạo, lạc quan. Tác giả Trần Văn Giàu đúc kết bảy giá trị "yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa" là những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta. Một nhà nghiên cứu khác đã khẳng định các giá trị đạo đức truyền thống cao đẹp của dân tộc ta bao gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo; tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người, trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc. Những nét tính cách đặc trưng, hay những giá trị này đã vẽ nên chân dung tốt đẹp của con người Việt Nam qua bao thời kỳ lịch sử. NTVT trong quan niệm của nhân dân ta cũng là những con người với những đặc trưng tốt đẹp trên.

Đất nước bước vào thời kỳ CNH, HĐH, nhiều thang giá trị về con người thay đổi. Con người mà Đảng ta hướng đến xây dựng vừa mang những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, vừa phải có những tính cách, đặc trưng của con người mới phù hợp với yêu cầu phát triển. Các nghị quyết của Đảng ta những năm qua đã xác định rất rõ những yêu cầu mới của con người Việt Nam hiện nay. Tiêu biểu như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã nhấn mạnh vấn đề cốt lõi, trung tâm của xây dựng văn hóa là xây dựng con người. Nghị quyết đã nêu rõ quan điểm: “Phát triển văn hóa vì sự hồn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo”. Đảng ta đặt ra yêu cầu phải bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách; đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tại Đại hội XII của Đảng, một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm được Đảng ta đề ra trong giai đoạn mới, đó là: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh”. Các tư tưởng, quan điểm về xây dựng con người đó là những nội dung, định hướng xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Việc xác định đúng đắn được tiêu chí con người văn hóa Việt Nam mới có thể có các giải pháp xây dựng, giáo dục, đào tạo, phát triển con người để có thể đáp ứng tốt những địi hỏi của thời kỳ CNH, HĐH, mở cửa hội nhập quốc tế, đảm bảo phát triển bền vững, rút ngắn khoảng cách tụt hậu.

Cùng với sự vận động và phát triển của đất nước, con người nói chung, những quan niệm về NTVT cũng đã có những thay đổi. Nhưng xét cho cùng, dù có thay đổi thế nào chăng nữa, khi nói đến NTVT vẫn khơng bao giờ thốt ra khỏi cái vịng trung tâm là đạo đức, là giữ bền gốc thiện. Ví dụ như nhà báo có thể viết về các gương sáng làm giàu, nhưng không phải làm giàu bằng bất kỳ giá nào mà phải làm giàu một cách chính đáng, giúp nhau cùng vượt khó làm giàu. Đó mới là đạo

đức của con người thời kỳ mới. Xã hội càng phát triển, càng cần những tấm gương trong sáng mới để chống lại những mặt trái đã phát lộ của kinh tế thị trường, như sự xuống cấp của đạo đức, tất cả vì đồng tiền mà có khi bất chấp mọi thủ đoạn…

Như vậy, để viết về NTVT cho đúng, cho hiệu quả, báo chí cần xác định rõ đâu là những tiêu chí của NTVT được xã hội hiện nay cơng nhận.

Những năm gần đây, khi tổ chức tuyên dương NTVT, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương đã đưa ra những tiêu chí rất cụ thể. UBND Thành phố Hồ Chí Minh khi tổ chức bình chọn, biểu dương NTVT giai đoạn 2013-2015 của Thành phố đã đưa ra các tiêu chí: NTVT là các cá nhân tiêu biểu về việc tốt, việc thiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như có hành động dũng cảm để bảo vệ tài sản của Nhà nước, nhân dân, người bị hại; Giữ gìn an ninh trật tự, an tồn xã hội, phịng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; Tham gia giải quyết việc làm cho người lao động, giúp nhau vượt nghèo, vượt khó; Cảm hóa, giúp đỡ, chăm lo cho các đối tượng lầm lỡ, hoàn lương, người được tha tù, người sau cai nghiện ma túy thành cơng tái hịa nhập cộng đồng; Tham gia hiến máu nhân đạo, hiến xác, hiến mô cho hoạt động nghiên cứu khoa học, y khoa; Đóng góp cơng sức, trí tuệ cho việc phát triển các ngành, nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ, những sáng kiến về những cơng trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; Gương học sinh, sinh viên điển hình tiêu biểu về vượt khó, vươn lên trong học tập, học giỏi liên tục nhiều năm liền.

UBND Thành phố Hà Nội cũng đã ra Quy định Xét tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, tiêu chuẩn “người tốt, việc tốt” được quy định như sau: NTVT toàn diện là những cá nhân chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước, sống chan hòa, quan hệ tốt với quần chúng, đoàn kết, trung thực, tương thân - tương ái, có nhiều việc làm tốt, cưu mang, giúp đỡ được nhiều người, làm được nhiều việc thiện có tác dụng nêu gương trong gia đình, cộng đồng và xã hội; Hăng hái tham gia các phong trào thi đua của địa phương, cơ quan, đơn vị, là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước, đầu tàu, gương mẫu; Có việc làm xuất sắc được khen thưởng đột xuất và biểu dương gương tiêu biểu, điển hình trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, có tác dụng lơi cuốn mọi người noi theo, được các thành viên trong tập thể hoặc cộng đồng quý

trọng, nể phục và suy tôn. Tiêu chuẩn công nhận “Việc tốt” cho cá nhân có một trong những hành động sau đây: Hoàn thành tốt nhiệm vụ đột xuất do các cấp có thẩm quyền giao trong một thời gian ngắn; Có sáng kiến được áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả rõ rệt; Có hành động dũng cảm đấu tranh chống những hành vi tiêu cực, chống những việc làm vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; Lập thành tích tốt trong đấu tranh khám phá các vụ án về an ninh, kinh tế, hình sự, ma túy; Có hành động dũng cảm cứu người bị nạn; có việc làm kiên quyết bảo vệ tài sản của Nhà nước và của nhân dân; Có hành động, việc làm thể hiện nghĩa cử cao đẹp bảo vệ và phát huy thuần phong mỹ tục, được cộng đồng ghi nhận hoặc được dư luận xã hội hoan nghênh.

Tóm lại, từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, cùng những yêu cầu của thực tế cuộc sống, có thể khái quát những tiêu chí của NTVT trong giai đoạn hiện nay gồm những đặc trưng sau:

1) Yêu nước

Tinh thần yêu nước có ở người Việt Nam từ rất sớm, là một vũ khí tinh thần sắc bén, là bản lĩnh, tính cách, là sức sống, nguồn lực vơ cùng to lớn của dân tộc ta. Lòng yêu nước đã được dùi mài, hun đúc qua các cuộc chống ngoại xâm, chống thiên tai, xây dựng và bảo vệ đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi. Nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [31, tr. 171]. Như vậy, xét từ góc độ truyền thống, tinh thần yêu nước nồng nàn là một đặc tính cố hữu của người Việt Nam, và đó là một tiêu chí khơng thể thiếu của con người Việt Nam trong mọi thời đại.

Ngày nay, trước yêu cầu mới của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, yêu nước thể hiện qua ý chí và hành động đem lại sự phồn vinh cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân; làm được những điều có lợi cho dân tộc, đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên lợi ích cá nhân; quyết tâm giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, dân tộc. Trong đó, ý chí và hành động quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do, thống

nhất toàn vẹn lãnh thổ là nội dung cốt lõi của tinh thần yêu nước. Đây là một tiêu chí căn bản, quan trọng của NTVT trong giai đoạn hiện nay.

2) Nhân ái, nghĩa tình

Nhân ái, nghĩa tình là một phẩm chất đạo đức quý báu, một giá trị tinh thần cơ bản trong văn hoá truyền thống của con người Việt Nam. Qua những thời kỳ lịch sử khác nhau, lịng nhân ái có những nội dung mới, song về cơ bản, vẫn giữ được nét đặc sắc riêng, là cơ sở quan trọng để thiết lập mối quan hệ giữa người với người. Vì vậy, ở giai đoạn hiện nay, trong việc xây dựng lối sống mới để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, chúng ta không thể không kế thừa giá trị cao cả này.

Thực tế đời sống xã hội đã xuất hiện rất nhiều những tấm gương sáng về lòng nhân ái, lối sống nghĩa tình, nhiều người trong số họ đã được báo chí phản ánh, nêu gương. Những việc làm xuất phát từ tấm lòng nhân ái đã thắt chặt thêm tình đồn kết, u thương giữa con người với con người, góp phần xây dựng xã hội nhân văn lành mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Bởi vậy, nhân ái, nghĩa tình là một tiêu chí khơng thể thiếu của NTVT, đại diện cho chân dung con người Việt Nam hiện nay.

3) Đồn kết, vì cộng đồng

Đồn kết và tính cộng đồng là truyền thống tốt đẹp đã được đúc kết, chứng minh qua hàng nghìn năm lịch sử dân tộc Việt Nam. Đoàn kết là các cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của bản thân, từ đó tạo nên sức mạnh vững chắc cho tập thể cũng như cá nhân. Tính cộng đồng có tác dụng hướng con người đến giá trị và lợi ích cộng đồng tạo nên sức mạnh để dân tộc ta tồn tại trong lịch sử.

Trong bối cảnh của cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, nhiều chuẩn mực và giá trị mới đang được hình thành, do đó ý thức cộng đồng, tinh thần đồn kết tập thể ngày nay phải được đặt trong bối cảnh mới. Biểu hiện của tính cộng đồng trong giai đoạn hiện nay, đó là gắn liền lợi ích của cá nhân với lới ích xã hội. Nhiều người đã thực sự gương mẫu, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, góp phần hết sức to lớn vào sự phát triển chung của đất nước. Rất nhiều những hoạt động chung tay vì cộng đồng được con người hưởng ứng, khơng chỉ trên phạm vi một tổ chức,

mà trên phạm vi quốc gia, thậm chí quốc tế. Đó là những việc làm tốt đẹp, ý nghĩa, là một trong những biểu hiện của NTVT trong giai đoạn hiện nay.

4) Lao động giỏi, cần cù, sáng tạo

Trong các cơng trình nghiên cứu về văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam, đa số các nhà nghiên cứu đều thừa nhận cần cù lao động là một giá trị đạo đức nổi bật trong hệ thống các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, cùng với sự chăm chỉ, cần cù, lao động phải có trình độ chun mơn cao và phải gắn liền với sáng tạo. Trình độ chun mơn cao thể hiện ở khả năng nắm bắt, tiếp cận nhanh nhạy, kịp thời và đúng hướng xu thế phát triển của những vấn đề thuộc lĩnh vực lao động của mình để có thể lao động một cách sáng tạo, độc lập, có năng suất và hiệu quả tốt. Thêm nữa, trong thời đại của cách mạng khoa học và cơng nghệ hiện nay, trình độ chun mơn cao trong lao động còn thể hiện ở khả năng vận dụng tốt, kịp thời các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại. Khả năng sáng tạo, cải tiến, hoàn thiện và hiện đại hóa các cơng cụ và phương thức lao động trên cơ sở của khoa học cơng nghệ là tiêu chí khơng thể thiếu đối với con người văn hóa Việt Nam thời kì hiện nay.

5) Tài năng, trí tuệ, dám nghĩ dám làm

Theo Từ điển tiếng Việt thì tài năng là một danh từ chỉ năng lực xuất sắc, có khả năng làm giỏi và có sáng tạo trong một công việc, một ngành, một lĩnh vực cụ thể. Người tài rất cần được vinh danh, nhưng những người có tài năng, trí tuệ được vinh danh ấy phải là người có ý chí học tập, rèn luyện khơng ngừng. Họ khơng tự bằng lịng với chính mình mà ln kiên trì, nỗ lực học hỏi, sáng tạo để góp ích cho xã hội, cho đất nước. Quá trình phấn đấu, rèn luyện và thành tích của họ là tấm gương sáng, tạo nguồn cảm hứng học tập, sáng tạo cho nhiều người.

Ngày nay, trong thời kỳ đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, con người với tài năng, trí tuệ và sự năng động, dám nghĩ dám làm luôn được trân trọng, khuyến khích. Họ là đại diện cho thế hệ tương lai của đất nước, sẵn sàng hội nhập quốc tế với sự tự tin về trình độ, năng lực và tư duy sáng tạo, đổi mới của mình.

6) Nghị lực vượt lên số phận

le, bất hạnh trong cuộc đời, nhưng với sự cố gắng, nỗ lực, với ý chí, nghị lực, quyết tâm, họ đã vượt qua mọi rào cản để theo đuổi và thực hiện ước mơ của mình, góp ích cho xã hội. Đó là những người có hồn cảnh sống éo le, thiếu thốn; những người khi sinh ra đã không may mắn khiếm khuyết một phần cơ thể, hay biến cố bất ngờ trong cuộc đời khiến họ khơng cịn lành lặn. Nhưng ở họ luôn tỏa sáng phẩm chất cao đẹp, có tinh thần xóa bỏ mặc cảm, vượt qua tật nguyền, khó khăn, phấn đấu vươn lên trong học tập, công tác, lao động sản xuất, hòa nhập với cộng đồng. Nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chân dung con người việt nam trên báo in hiện nay (khảo sát tin, bài về người tốt, việc tốt trên các báo tuổi trẻ, lao động, đại đoàn kết năm 2014 đến hết tháng 3 2015) (Trang 30)