3.3. Giải pháp với nhà báo
3.3.2. Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ
Phóng viên phải xác định được năng lực của mình phù hợp với thể loại nào, thế mạnh của mình được phát huy khi viết phóng sự, ký, phản ánh hay phỏng vấn… từ đó xác định cho mình hướng đi đúng, trau dồi thêm những kỹ năng cần thiết để có thể sáng tạo tác phẩm báo chí có chất lượng. Nhiều nhà báo đã xây dựng “thương
hiệu”, tên tuổi của mình gắn với thể loại báo chí nhất định. Ví dụ như Báo Lao động có tác giả Đỗ Dỗn Hồng, Tuổi trẻ có My Lăng ghi dấu ấn khá rõ nét ở thể loại phóng sự, trong đó có phóng sự chân dung. Đọc những bài phỏng vấn chân dung trên Báo Lao động thứ 7, các tác giả Thủy Lê, Tô Phương Thủy, Việt Văn đã trở nên rất quen thuộc với độc giả trong chuyên mục “Buffet cuối tuần”, bởi đây là thế mạnh của họ. Việc xác định rõ thế mạnh và theo đuổi chuyên sâu về thể loại sẽ tạo sự chuyên nghiệp cho phóng viên, từ đó các tác phẩm báo chí viết về chân dung con người cũng chuyên nghiệp, chất lượng hơn.
* Kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn nhân vật
Đây là khâu đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn đến chất lượng bài NTVT. Nhân vật được lựa chọn phải đáp ứng được các tiêu chí: là người tiêu biểu trong một lĩnh vực nào đó, về những đóng góp cho cộng đồng, về độ ảnh hưởng xã hội và sự xuất hiện của họ ở thời điểm đăng báo gây được sự chú ý, ít nhiều mang ý nghĩa thời sự hoặc liên quan đến thời sự.
Nhà báo khơng nên q cầu tồn trong việc tìm kiếm, lựa chọn những chân dung điển hình. Bởi một trong những hạn chế của báo chí trước đây khi tuyên truyền về NTVT là đã tuyên truyền một chiều, “tô hồng” nhân vật, làm cho ít nhiều người cịn ngờ vực, chưa thật tin tưởng vào những chân dung điển hình đó. Muốn những bài viết về NTVT đạt hiệu quả tuyên truyền, có sức thuyết phục độc giả, nhà báo cần nhìn nhận đúng về nhân vật, phản ánh đúng người thật, việc thật. Đó khơng phải là những chân dung hồn hảo được nhà báo “nhào nặn”, tơ hồng, mà là những con người chứa đựng một hay nhiều phẩm chất tốt đẹp, họ cũng đang trong quá trình vận động tự hồn thiện bản thân mình. Chân dung đó phải thể hiện rõ là những con người thật trong đời sống xã hội, chân thật, gần gũi, điều khiến chân dung họ trở nên sinh động chính là cách nhà báo biết chọn những chi tiết điển hình, làm nổi bật nó lên, biến nó thành sức mạnh ảnh hưởng, tác động đến độc giả. Xu hướng của báo chí hiện nay là đi sâu vào chi tiết, nhấn mạnh những chi tiết về con người. Thành công của mỗi nhà báo là ở cách phát hiện những chi tiết điển hình đó và làm nổi bật nó trên trang báo.
Có thể phát hiện NTVT từ những báo cáo điển hình tiên tiến tại các hội nghị tuyên dương, khen thưởng; từ thực tiễn cuộc sống; qua các phương tiện truyền thơng đại chúng; qua sự tìm tịi, lăn lộn của nhà báo. Thực tiễn cuộc sống chính là mảnh đất màu mỡ nhất cho nhà báo tìm kiếm, khai thác chủ đề của mình. Cơng việc này địi hỏi nhà báo một q trình lao động cơng phu, nghiêm túc, và quan trọng hơn hết là tình yêu, niềm đam mê nghề nghiệp.
Biết cạnh chọn nhân vật điển hình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhà báo cũng lưu ý chọn những nhân vật “nóng”, mang tính thời sự. Ví dụ như trong hai năm 2014, 2015 xảy ra nhiều sự kiện về biển, đảo đất nước thì chân dung những cảnh sát biển, kiểm ngư, ngư dân, các chiến sĩ ngoài đảo xa là những chân dung thu hút sự quan tâm của độc giả. Các báo Tuổi trẻ, Lao động, Đại đồn kếtđều có những bài viết về những chân dung này.
* Kỹ năng khai thác thông tin từ nhân vật
Để có những chi tiết hay làm cho câu chuyện về nhân vật thêm sinh động, chân thực, nhà báo cần có sự chuẩn bị kỹ càng từ trước. Kiến thức xã hội chung là nền tảng để phóng viên có thể tiếp cận bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào. Tuy nhiên, khi đã xác định trước nhân vật cần tiếp xúc, nhà báo cần dành thời gian tìm hiểu sâu hơn về ngành nghề, hồn cảnh sống, tính cách… của nhân vật. Đó sẽ là điều kiện để nhà báo có những gợi mở cho nhân vật trong khi trị chuyện lấy thơng tin, kịp thời phát hiện những chi tiết điển hình, ấn tượng về nhân vật. Có thơng tin từ trước giúp nhà báo gợi mở để nhân vật “tiết lộ” những câu chuyện, suy nghĩ, tâm tư mà có thể bình thường, nếu chỉ trị chuyện đơn thuần họ sẽ khơng muốn nói ra. Hiểu về tính cách, mối quan hệ, hoàn cảnh của nhân vật cũng giúp nhà báo tinh tế hơn trong cuộc trò chuyện, nắm bắt được cảm xúc, trạng thái của người đối diện. Nhiều khi, chính những chi tiết này lại trở nên vô cùng đặc biệt trong bài viết.
Bên cạnh đó, mỗi nhà báo cũng cần chú trọng nâng cao kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp giúp nhà báo tự tin khi khai thác thông tin từ nhân vật và các đối tượng khác. Nhà báo khéo léo trong giao tiếp sẽ gây được thiện cảm với người đối diện, nhờ đó có thể có được nhiều thơng tin, khai thác được những thơng tin đắt giá. Muốn giao tiếp có nghệ thuật thì ngồi một phần do năng khiếu, sự lợi khẩu, phần
nhiều là do sự tự rèn luyện, ý thức bổ sung kĩ năng giao tiếp của nhà báo. Chính thái độ cởi mở, lối nói chuyện cuốn hút, linh hoạt, vừa thể hiện thái độ chân thành, vừa có góc nhìn độc đáo, cá tính của nhà báo sẽ khiến nhân vật cảm thấy tin tưởng, gần gũi và khi đó họ trả lời câu hỏi khơng chỉ bằng trách nhiệm mà cịn muốn trút bầu tâm sự và nói ra những điều “gan ruột”, khơng ngại bộc lộ con người mình ở cả mặt tốt và hạn chế. Một cuộc trò chuyện, trao đổi cởi mở, thân tình, tin cậy sẽ giúp phóng viên thu được rất nhiều thơng tin.
Khi gặp gỡ nhân vật, phóng viên cũng cần phải linh hoạt trong giao tiếp, không nên bị “đóng đinh” vào những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn dành cho nhân vật. Trong quá trình trị chuyện, nhiều cái mới nảy sinh có khi lại là những chi tiết hay mà phóng viên cần tinh ý phát hiện, khai thác thêm. Việc ghi âm hay ghi chép cũng cần phù hợp với bối cảnh. Ghi âm phải được sự đồng ý của nhân vật, hoặc nếu cảm thấy nhân vật khơng thoải mái khi có máy ghi âm thì phóng viên cũng cần có cách xử lý khéo léo. Khi ghi chép cũng không nên quá tập trung, cắm cúi ghi chép mà không quan sát thái độ, tâm trạng, cử chỉ của người trả lời. Nhiều khi, những điều phóng viên quan sát được trong cuộc trị chuyện lại có giá trị thơng tin đặc biệt, ấn tượng khi nêu trong bài viết.
* Kỹ năng kiểm chứng thơng tin
Việc tun truyền NTVT có vai trị quan trọng nhằm định hướng dư luận xã hội, nhân rộng, lan tỏa cái tốt đẹp, nhân văn ra cộng đồng. Bởi vậy, mọi thông tin về NTVT đăng tải trên trang báo phải đảm bảo tính chân thực, khách quan. Chỉ một thông tin sai lệch về NTVT, dù nhỏ, cũng có thể làm ảnh hưởng đến niềm tin của cơng chúng. Đã có khơng ít trường hợp do người làm báo thiếu trình độ nghiệp vụ, thiếu điều tra, nghiên cứu nghiêm túc thông tin nên đã vội vàng đưa ra công luận những sản phẩm báo chí phản ánh sai sự thật làm phản tác dụng giáo dục, gây hậu quả xấu trong đời sống xã hội.
Trong thực tế báo chí nước ta đã có nhiều trường hợp xảy ra sai sót lớn do nhà báo khơng kiểm chứng thơng tin. Có thể nêu những ví dụ tiêu biểu trong việc đưa thơng tin sai lệch về NTVT của báo chí như: Tháng 1/2011, chương trình
đầu của Lượm” đã lấy nước mắt của biết bao khán giả. Cuối cùng câu chuyện cũng
được người dân phanh phui là hoàn toàn sai sự thật, nhà đài phải xin lỗi khán giả về sai sót nghiêm trọng của mình, những nhà báo liên quan bị kỷ luật. Mới đây nhất, tháng 1/2015 lại thêm một sai sót nghiêm trọng của những người làm báo trong chương trình Điều ước thứ 7 của VTV3, Đài truyền hình Việt Nam. Một câu chuyện “cổ tích giữa đời thường” đã bị phát hiện sai sự thật, hoàn toàn bịa đặt. NTVT trong câu chuyện từ một hình ảnh tốt đẹp giàu yêu thương và nhân ái, trở về đúng chân dung thực tế, lừa dối gia đình, vợ con, lừa dối nhà báo và cơng chúng.
Nêu lại những ví dụ trên, khơng chỉ là nhắc lại những sai sót nghiêm trọng của người làm báo nói chung để nhà báo tự nhắc nhở mình, thận trọng hơn trong tác nghiệp. Mà quan trọng là mỗi người làm báo ý thức về trách nhiệm, đạo đức, lương tâm của mình trước độc giả. Những “tấm gương” được ca ngợi, được tơn vinh trên báo chí, lại bị chính người xem, người nghe, người đọc phát hiện là sai, là giả, khiến cơng chúng khơng cịn tin vào báo chí, thậm chí hoang mang trước những giá trị tốt - xấu, thật - giả trong xã hội. Do vậy, yêu cầu kiểm chứng thông tin khi nêu gương NTVT là một yêu cầu rất quan trọng đối với nhà báo.
Một trong những nguyên tắc cần tuân thủ là không được dựa vào ý kiến của một người, dù đó là người có uy tín nhất. Phóng viên nhất thiết phải trao đổi với nhiều người, đặc biệt là những người trực tiếp cùng lao động, học tập, sinh sống…với nhân vật. Chỉ có tập hợp nhiều ý kiến về cùng một người thì tác giả mới có thể đưa ra những kết luận đúng.