Tăng cường sự xuất hiện của bài viết về người tốt, việc tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chân dung con người việt nam trên báo in hiện nay (khảo sát tin, bài về người tốt, việc tốt trên các báo tuổi trẻ, lao động, đại đoàn kết năm 2014 đến hết tháng 3 2015) (Trang 69 - 71)

3.2. Giải pháp từ cơ quan báo chí

3.2.1.Tăng cường sự xuất hiện của bài viết về người tốt, việc tốt

Trong bối cảnh hiện nay, báo chí chính thống đang phải đối mặt với một “thế lực thơng tin” khổng lồ, đó là truyền thơng mạng với sự chia sẻ thông tin, tương tác

thông tin cực kỳ nhanh nhạy. Thơng tin có thể đúng, sai, có cả chính thống lẫn thông tin trái chiều khiến người đọc bị “hút” vào đó. Đây cũng là một mặt trái của “thế giới mạng”. Người ta có thể bày tỏ quan điểm, chia sẻ thông tin mà không cần biết tới giới hạn của quy phạm đạo đức xã hội hay pháp luật. Do đó nhiệm vụ hết sức nặng nề của báo chí là làm tốt việc định hướng chân, thiện, mỹ, giáo dục lối sống, nâng cao dân trí, giám sát, phản biện góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Hướng tới những giá trị nhân văn là xu hướng báo chí rất cần sự biểu dương, hỗ trợ, thúc đẩy để xây dựng một xã hội thơng tin lành mạnh. Có như vậy mới góp phần đẩy cái ác, cái xấu để nhân thêm lên, phát huy hơn nữa cái thiện, cái tốt trong cộng đồng.

Những thơng tin tích cực, nhân văn làm con người ta nhìn nhận cuộc sống cũng như hành xử trong đời sống hằng ngày chuẩn mực hơn, tôn trọng quy phạm đạo đức và luật pháp. Một gương người tốt, một hành động tốt, một câu chuyện nhân văn khiến người ta xúc động sẽ tác động tới lương tri, nhận thức con người. Nhiều thông tin tốt như vậy sẽ tạo nên trong nếp nghĩ của chúng ta những chuẩn mực trong hành xử, có thể làm thay đổi nhận thức hoặc làm cho con người ta có trách nhiệm hơn khi hành xử trong cuộc sống hoặc khi chia sẻ thông tin. Bởi vậy, rất cần thiết phải tăng cường nhiều hơn nữa các bài viết về NTVT trên báo chí nói chung, báo in nói riêng.

Để làm được điều này, các tòa soạn báo nên nâng cấp, đầu tư thành các chuyên trang, chuyên mục về con người, nhất là những NTVT. Khi đã có trang, mục cố định, sẽ thúc đẩy việc duy trì thường xuyên, liên tục các bài viết về chân dung con người. Việc tạo thành các trang, mục về NTVT cũng là cơ sở để các tịa soạn báo có cách thức, kế hoạch phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nội dung cũng như hình thức của trang, mục đó. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền của các bài viết về NTVT.

Việc tăng số lượng, lập chuyên trang, chuyên mục cần gắn với việc đảm bảo tính định kỳ, đều đặn. Bởi độc giả thường có thói quen tìm giở những nội dung mình cần hoặc u thích ở số trang, mục nhất định. Đảm bảo tính định kỳ góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền về NTVT của tờ báo.

Các cơ quan báo in nên tận dụng ưu thế của các loại hình báo chí khác, đặc biệt là báo mạng điện tử để đăng tải bài viết NTVT sau khi báo in đã phát hành, thu hút sự chú ý của độc giả. Phiên bản báo giấy đăng tải trên mạng điện tử hiện nay đã trở nên khá quen thuộc với độc giả hiện đại. Thay vì phải cầm cả tờ báo trên tay, bạn đọc có thể đọc qua điện thoại, máy tính bảng gọn nhẹ và tiện lợi mà vẫn nắm bắt được diện mạo của từng trang báo in. Trong 3 báo khảo sát, mới chỉ có báo Lao động có phiên bản báo in trên trang điện tử, báo Tuổi trẻ và Đại đồn kết chưa có hình thức này.

Ban biên tập các tờ báo cần xây dựng, phát triển và giữ vững đội ngũ cộng tác viên thuộc các lĩnh vực, ngành nghề. Đội ngũ này sẽ có vai trị phát hiện những nhân vật tiêu biểu, cung cấp thông tin về nhân vật, hỗ trợ phóng viên liên lạc với nhân vật, thậm chí cộng tác viên có thể trực tiếp gặp gỡ, tìm hiểu, viết bài về nhân vật. Đây là biện pháp rất hiệu quả vì phóng viên khó có thể bao qt hết được các lĩnh vực, từ đó khó phát hiện ra những nhân vật hay.

Cùng với việc tăng cường các bài viết về NTVT, thì đồng thời, các cơ quan báo chí cũng cần có nhiều bài viết mang tính đấu tranh chống tiêu cực và các tệ nạn xã hội. Điều này vừa làm nội dung tờ báo thêm phong phú, đa dạng, vừa khẳng định được quan điểm của tòa soạn, đâu là cái tốt cần phát huy, nhân rộng và đâu là cái xấu cần lên án, phê bình. Qua đó, độc giả cũng được định hướng về những giá trị nhân văn, tốt đẹp cần hướng tới trong đời sống xã hội. Cần xác định rõ quan điểm, phê phán tiêu cực để mở đường cho cái tích cực đi lên, để làm sáng tỏ vẻ đẹp của điển hình tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chân dung con người việt nam trên báo in hiện nay (khảo sát tin, bài về người tốt, việc tốt trên các báo tuổi trẻ, lao động, đại đoàn kết năm 2014 đến hết tháng 3 2015) (Trang 69 - 71)