Vai trò của báo chí trong tuyên truyền về ngƣời tốt, việc tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chân dung con người việt nam trên báo in hiện nay (khảo sát tin, bài về người tốt, việc tốt trên các báo tuổi trẻ, lao động, đại đoàn kết năm 2014 đến hết tháng 3 2015) (Trang 25 - 30)

Người tốt, việc tốt có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bởi nếu mỗi người, mỗi ngày cố gắng làm những việc tốt thì cái tốt sẽ trở thành phổ biến, sẽ lấn át được cái xấu, cái xấu sẽ bị đẩy lùi nhường chỗ cho cái tốt nảy nở và phát triển, cả xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh. Muốn cho cái tốt ngày càng nảy nở, phát triển thì những gương NTVT phải được tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân để mọi người cùng học tập, noi theo. Đây là vai trò và cũng là nhiệm vụ quan trọng của báo chí nói chung, báo in nói riêng.

Báo chí là phương tiện thông tin tác động đến đông đảo công chúng nhất, một cách thường xuyên liên tục nhất, trên phạm vi rộng lớn nhất. Do vậy, mọi hoạt động của báo chí luôn gắn liền với vấn đề thu phục, tập hợp lực lượng và “tranh thủ bạn đồng minh chính trị” theo cách nói của V.I.Lê-nin. Khi đề cập đến chức năng của báo chí, V.I.Lê-nin đã khẳng định: “Báo chí là người tuyên truyền tập thể, cổ

động tập thể, và tổ chức tập thể”, điều này càng phù hợp với thời đại bùng nổ thông

tin hiện nay. Với nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội, phù hợp với sự vận động của hiện thực theo những chiều hướng có chủ định. Với vai trò là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, báo chí xã hội chủ nghĩa có trách nhiệm xây dựng dư luận xã hội lành mạnh, động viên quần chúng tích cực hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

Để thực hiện sứ mệnh của mình, nhiệm vụ đặt ra cho báo chí là khẳng định yếu tố tích cực, phát hiện và phản ánh cái mới trong sự nghiệp xây dựng CNXH, phê phán những tàn dư của chế độ cũ, những quan niệm, lối sống lỗi thời trong nội bộ nhân dân, phát huy trí tuệ tài năng và tiềm lực của đất nước nhằm đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ chính trị to lớn. Việc thông tin một cách liên tục, phong phú,

đa dạng, nhiều chiều về những tấm gương NTVT có tác dụng tác động đến nhận thức của công chúng xã hội bằng thực tiễn cuộc sống, trên cơ sở đó góp phần định hướng dư luận xã hội, làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của con người. Bằng những điển hình tiên tiến, những gương NTVT, báo chí không dừng lại ở tác dụng cổ động, tuyên truyền mà mở ra thực hiện chức năng to lớn là góp phần tổ chức và chỉ đạo phong trào cách mạng của quần chúng, tạo ra hiệu quả thiết thực.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nêu gương NTVT, Người coi đó là những tấm gương có giá trị lớn trong việc cổ vũ các hoạt động cách mạng và phong trào cách mạng. Người viết: “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, vì vậy những tấm gương NTVT tiêu biểu cần phải được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người lưu ý công tác tuyên truyền và báo chí phải nêu gương những cán bộ trong sạch, gương mẫu, cần, kiệm, liêm, chính. Người cho rằng, việc lấy gương NTVT để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng cuộc sống mới, con người mới. Người còn nói: “Những gương người tốt, làm việc tốt muôn hình muôn vẻ là vật liệu quý để các chú xây dựng con người. Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn”.

Từ những năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị “Các báo chí phải khuyến khích những người tốt việc tốt và thẳng thắn phê bình những điều xấu: lười biếng, tham ô, lãng phí, quan liêu. Đó là một việc rất cần thiết”. Thực hiện lời dạy của Bác, nhiều tờ báo đã sớm ra các mục: “Người mẫu mực, sự việc mẫu mực”, “Người kiểu mẫu, việc kiểu mẫu”, “Gương trong”, “Việc nhỏ nghĩa lớn”… Biết bao tấm gương giản dị, đời thường đã được phản ánh trên báo chí, kịp thời biểu dương, khuyến khích và cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân. Tháng 8/1968, Bác chỉ thị đưa người tốt việc tốt in thành sách để gửi cho mọi người cùng học tập noi theo. Các nhà xuất bản ở phía Bắc đã liên tục cho ra đời các tên sách: Ba sẵn sàng; Ba đảm đang; Hậu phương thi đua với tiền phương; Trung với Đảng, hiếu với Dân; Dạy tốt, học tốt; Nghìn việc tốt… Sách in khổ nhỏ, mỏng, phát hành rộng rãi trong cả nước. Gương

NTVT được tuyên truyền đến mọi vùng quê, thôn bản, được đọc trên đài phát thanh của các địa phương; được nghiên cứu, học tập trong nhân dân, lôi cuốn hàng triệu người thi đua trở thành người tốt, làm những việc tốt hàng ngày. Cũng từ đây, việc tuyên truyền NTVT đã nhanh chóng trở thành một trong những thể loại quan trọng của báo chí Việt Nam.

Trong thời kỳ duy trì nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, báo chí đã từng cổ vũ cho các điển hình như đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp (Duy Tiên, Hà Nam), “Quỳnh Lưu làm chủ lao động và đất đai” (tên bài báo điều tra của Hữu Thọ) tiêu biểu cho dồn dân lên đồi, san bằng đồng ruộng tạo địa bàn cho cơ giới hóa; mô hình HTX thâm canh tăng vụ, tăng năng suất lúa của HTX Bình Đà, rồi HTX Bình Minh; mô hình HTX Định Công (Thanh Hóa) tiêu biểu cho phát triển nông nghiệp, tổ chức cuộc sống nông thôn;… Trong công nghiệp, thời kỳ những năm 70 - 80 của thế kỷ trước cũng đã có nhiều điển hình tiên tiến, như nhà máy chế tạo công cụ số 1, nhà máy chế tạo biến thế,… Đó là những điển hình trong sản xuất và đời sống đã có tác dụng cổ vũ tinh thần thi đua lao động sản xuất, tổ chức cuộc sống của đông đảo nhân dân.

Bước sang thời kỳ CNH, HĐH đất nước, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng cùng với sự sáng tạo của đông đảo người lao động đã tạo nên nhiều tấm gương đẹp đẽ và sinh động trong cuộc sống, vì lợi ích của toàn xã hội và của mỗi người. Mỗi tấm gương sáng, mỗi điển hình sinh động lại trở thành những hạt nhân tích cực, là chất men kích thích, lôi cuốn, thuyết phục mạnh mẽ mọi người, từ đó dấy lên các phong trào thi đua, khơi dậy trong mỗi cá nhân, tập thể và toàn xã hội tính chủ động, sáng tạo trong xây dựng đất nước. Trong nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, việc nêu gương NTVT, tuyên truyền những nhân tố mới tích cực, những điển hình tiên tiến được coi như nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng, lý luận nói chung, báo chí nói riêng.

Trong Luật Báo chí (1989), “phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới; đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác” được quy định là một trong những nhiệm vụ cơ bản của báo chí nước ta. Cho đến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtBáo chí (1999)và Luật báo chí hiện

hành (2016) vẫn quy định nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí là: “Phát hiện, nêu gương người tốt việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến”.

Tiếp thu quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng”, trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) (khóa VIII) về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng đảng hiện nay; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Đảng ta đều xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan thông tin đại chúng nói chung, báo chí nói riêng. Đó là “nêu gương người tốt việc tốt, giới thiệu kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến; lên án cái xấu, cái ác, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội; chống những quan điểm sai trái, thù địch” và “Chú trọng làm tốt hơn việc nêu gương những người tốt việc tốt; lấy nhân tố tích cực để đẩy lùi tiêu cực; đồng thời phê phán, đấu tranh với những biểu hiện sa sút về tư tưởng chính trị, vô trách nhiệm, vụ lợi cá nhân, vi phạm những chuẩn mực đạo đức, lối sống...”.

Đại hội IX của Đảng yêu cầu “báo chí, xuất bản phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến…”. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới khẳng định việc “coi trọng tuyên truyền gương người tốt việc tốt, nhân tố mới tích cực”. Tiếp đó, đến Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, việc tuyên truyền, cổ vũ, động viên các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương NTVT trên mọi lĩnh vực tiếp tục được coi là nhiệm vụ quan trọng của báo chí. Nghị quyết yêu cầu các cơ quan báo chí: “Coi trọng đúng mức việc phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội”.

Khi cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được phát động (năm 2006), nhiệm vụ nêu gương NTVT, điển hình tiên tiến càng được đề cao hơn với các cơ quan báo chí. Hầu hết các tờ báo trong nước đều mở các chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền về học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh, nhiều gương NTVT, điển hình tiên tiến đã được giới thiệu trên mặt báo. Điển hình là Báo Nhân dân với chuyên mục “Gương sáng, việc hay Hà Nội”, “Người tốt việc tốt”; Báo Lao động với chuyên mục “Bình dị mà cao quý”; Báo Quân đội nhân dân với “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Hànộimới mở chuyên mục “Nét đẹp người Thủ đô”; Báo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) với chuyên mục “Gương sáng noi chung”. Đài truyền hình Việt Nam dành nhiều thời lượng, xây dựng nhiều chuyên mục, nhiều chương trình chất lượng, chuyên sâu để thông tin, tuyên truyền về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chú trọng phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo sức lan tỏa ra toàn xã hội. Đài Tiếng nói Việt Nam dành thời lượng tuyên truyền về gương NTVT trong chuyên mục “Những bông hoa đẹp” hệ VOV2; “Người tốt việc tốt”, “Cửa sổ nhân ái” hệ VOV5…

Nhận thấy rõ vai trò của báo chí, trong Chỉ thị số 03 ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta yêu cầu “các cơ quan thông tin đại chúng, đội ngũ báo cáo viên thường xuyên tuyên truyền về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, về các điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt”. Mới đây, Chỉ thị số 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, việc “tuyên truyền về các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt, những cách làm sáng tạo trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng của báo chí cách mạng nước ta.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhiều năm qua, báo chí nói chung, báo in nói riêng đã tỏ rõ vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng, có sức mạnh rất lớn trong việc cổ động, tuyên truyền quần chúng bằng những tấm gương có địa chỉ cụ thể, những việc làm ích nước, lợi dân. Việc tuyên truyền, học tập và làm theo tấm gương NTVT không những có tác dụng tạo khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ mọi người phát huy mọi khả năng và phẩm chất tốt đẹp để hoàn thành các nhiệm vụ, mà còn góp phần tích cực bồi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng nếp sống mới và xã hội văn minh, đẩy lùi những tư tưởng, việc làm tiêu cực, những thói hư, tật xấu.

Với những đặc trưng, đặc điểm, những ưu thế nhất định của mình, báo in đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền về những tấm gương NTVT. Vai trò của báo in là không thể thay thế và ngày càng phát huy hơn trong công tác tuyên truyền NTVT của Đảng, Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chân dung con người việt nam trên báo in hiện nay (khảo sát tin, bài về người tốt, việc tốt trên các báo tuổi trẻ, lao động, đại đoàn kết năm 2014 đến hết tháng 3 2015) (Trang 25 - 30)