Đối với Hội Nhà báo Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chân dung con người việt nam trên báo in hiện nay (khảo sát tin, bài về người tốt, việc tốt trên các báo tuổi trẻ, lao động, đại đoàn kết năm 2014 đến hết tháng 3 2015) (Trang 85 - 102)

3.4. Một số kiến nghị

3.4.3. Đối với Hội Nhà báo Việt Nam

Là một tổ chức hội nghề nghiệp của những người làm báo, Hội nhà báo Việt Nam và hệ thống hội ở các tỉnh, thành phố, chi hội ở các cơ quan báo chí cần làm tốt vai trị của mình trong các nhiệm vụ như:

- Hội Nhà báo Việt Nam nên tăng cường hơn nữa đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo. Ngoài các hoạt động ngoại khóa và các khóa đào tạo ngắn hạn do cơ quan báo chí tổ chức, cần có sự hỗ trợ của Bộ Thơng tin và Truyền thơng mà cụ thể là Cục Báo chí và của Hội Nhà báo Việt Nam trong công tác đào tạo.

- Hội nhà báo Việt Nam có thể phối hợp với các ngành kinh tế, xã hội đầu tư kinh phí, tổ chức thêm nhiều cuộc thi viết về NTVT, nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong giai đoạn mới trên các lĩnh vực. Phát động thi đua mang tính chuyên đề, chuyên ngành, liên ngành, lấy đó là nguồn đề tài cho báo chí khai thác, để thu hút, khuyến khích các cơ quan báo chí, người viết báo hăng hái tham gia.

- Ban hành những quy ước về đạo đức, phẩm chất người làm báo để “ràng buộc” các nhà báo trong những quy định của nghề nghiệp và đó là sự ràng buộc vừa tự nguyện vừa ép buộc.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, trên cơ sở những vấn đề lý luận chung (ở chương 1) và dựa vào kết quả khảo sát, tìm hiểu thực tiễn (chương 2), tác giả luận văn đã đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về chân dung con người, cụ thể là NTVT trên báo in.

Giải pháp đầu tiên được đưa ra đó là giải pháp về nhận thức. Thay đổi, nâng cao nhận thức của cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí, của lãnh đạo mỗi tờ báo và các nhà báo nói chung là điều kiện quan trọng để làm tốt hơn công tác tuyên truyền về NTVT trên báo chí. Đồng thời tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể đối với cơ quan báo chí và nhà báo. Với cơ quan báo chí, việc cần làm đầu cần có sự điều

chỉnh hợp lý để tăng số lượng các tác phẩm báo chí tuyên truyền về NTVT. Việc xuất hiện nhiều bài viết về NTVT trên báo chí có tác dụng tích cực trong việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền về NTVT trên báo in. Một giải pháp cần thiết, quan trọng và cũng mang tính cấp thiết, đó là từng bước đổi mới hình thức trình bày trang báo. Trong đó, tác giả trình bày khá chi tiết nội dung về cách trình bày thơng tin nhiều cửa - xu hướng của báo chí hiện nay. Tác giả cũng đưa ra một vài đề xuất để việc sử dụng ảnh minh họa của các báo được tốt hơn, phát huy tối đa vai trò của ảnh trong việc bổ trợ cho nội dung và làm hấp dẫn hơn trong trình bày tác phẩm báo chí.

Giải pháp đưa ra cho các nhà báo nói chung, đó là khơng ngừng học tập, nâng cao kiến thức, năng lực, trình độ và vốn sống, vốn hiểu biết của mình. Bên cạnh đó mỗi nhà báo cần rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ phục vụ cho tác nghiệp báo chí. Từ kỹ năng trong tìm kiếm, lựa chọn nhân vật phản ánh; khai thác thông tin từ nhân vật; kỹ năng kiểm chứng thông tin đến thể hiện tác phẩm trên trang báo. Mỗi kỹ năng đều cần thiết và quan trọng như nhau để nhà báo sáng tạo tác phẩm báo chí có chất lượng. Một việc rất quan trọng đối với nhà báo trong bối cảnh hiện nay, đó là trau dồi đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của nhà báo. Đây là yếu tố quan trọng để nhà báo làm đúng, làm tròn vai trị, trách nhiệm của mình.

Trong chương 3, tác giả đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí, cơ quan báo chí và Hội Nhà báo Việt Nam để tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tịa soạn báo, phóng viên báo chí trong tun truyền NTVT.

KẾT LUẬN

Người tốt, việc tốt có vai trị rất quan trọng trong đời sống xã hội. Nếu mỗi người, mỗi ngày cố gắng làm những việc tốt thì cái tốt sẽ trở thành phổ biến, sẽ lấn át được cái xấu, cái xấu sẽ bị đẩy lùi nhường chỗ cho cái tốt nảy nở và phát triển, cả xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh. Muốn cho cái tốt ngày càng nảy nở, phát triển thì những gương NTVT phải được tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân để mọi người cùng học tập, noi theo. Đây là vai trò và cũng là nhiệm vụ quan trọng của báo chí.

Việc báo chí thơng tin một cách liên tục, phong phú, đa dạng, nhiều chiều về những tấm gương NTVT có tác động đến nhận thức của công chúng xã hội bằng thực tiễn cuộc sống, trên cơ sở đó góp phần định hướng dư luận xã hội, làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của con người. Tuyên truyền NTVT góp phần quan trọng vào việc xây dựng con người mới, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân.

Trên cơ sở những quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nhân tố con người, về vai trị, nhiệm vụ của báo chí trong tuyên truyền NTVT, tác giả luận văn đã khảo sát, nghiên cứu thực trạng; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong tuyên truyền về NTVT trên 3 báo Tuổi trẻ, Lao động, Đại đoàn kết từ tháng 1/2014 đến hết tháng 3/2015.

Về nội dung, nhìn chung 3 báo đã tuyên truyền khá tốt về chân dung con người Việt Nam hiện nay ở các đặc trưng: yêu nước; nhân ái, nghĩa tình; đồn kết, vì cộng đồng; lao động giỏi, cần cù, sáng tạo; tài năng, trí tuệ, dám nghĩ dám làm; nghị lực vượt lên số phận và dũng cảm, bản lĩnh. Trong đó, chân dung con người lao động giỏi, cần cù sáng tạo và nhân ái, nghĩa tình, vì cộng đồng được thể hiện khá tốt với số lượng bài viết nhiều. Số lượng bài viết về chân dung con người tài năng, trí tuệ, dám nghĩ dám làm và con người dũng cảm, bản lĩnh cịn ít. Có những bài viết nêu NTVT chưa thực sự tiêu biểu, chưa thuyết phục được độc giả. Nhiều bài viết chưa chọn được những chi tiết điển hình để khắc họa châng dung NTVT.

Về hình thức, 3 báo đã sử dụng phong phú các thể loại báo chí như phóng sự, phản ánh, ký chân dung, ghi chép, phỏng vấn, tin… để truyền tải nội dung tuyên

truyền về NTVT. Trong đó, phóng sự chân dung và phản ánh chân dung là hai dạng bài được sử dụng nhiều nhất. Nhìn chung các nhà báo đã phát huy được đặc trưng của từng thể loại, khai thác thế mạnh của mỗi thể loại khi viết về chân dung con người, góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm. Vai trò của ảnh minh họa đã được quan tâm trong trình bày tác phẩm báo chí. Tuy nhiên, 3 báo còn nhiều hạn chế trong cách thức trình bày, chưa có sáng tạo, đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu độc giả hiện nay.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về chân dung con người, cụ thể là NTVT trên báo in.

Đối với nhà báo cần tăng cường tích lũy tri thức, kinh nghiệm, vốn sống; học tập nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ để hỗ trợ cho quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Quan trọng hơn nữa, nhà báo cần rèn luyện, trau dồi đạo đức người làm báo, nhận thức rõ về trách nhiệm xã hội của mình để sáng tạo tác phẩm báo chí về chân dung con người một cách chân thực, khách quan với ý nghĩa nhân văn nhất.

Đối với cơ quan báo chí cần nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức tờ báo nói chung, các tác phẩm về NTVT nói riêng để tăng tính hấp dẫn, nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí tuyên truyền về NTVT. Trong phần đổi mới hình thức, tác giả đặc biệt nhấn mạnh phần đổi mới trình bày theo mơ hình thơng tin nhiều cửa để phù hợp với xu thế phát triển của báo in hiện đại. Về chế độ chính sách, các tịa soạn cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần để phóng viên hồn thành tốt nhiệm vụ; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên và các bộ phận khác trong tòa soạn.

Đối với các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí cần có sự định hướng rõ ràng, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm đến kế hoạch tuyên truyền của các cơ quan báo chí. Đồng thời tạo điều kiện để phóng viên các cơ quan báo chí tiếp cận thơng tin chính thống về những tấm gương NTVT điển hình, tiên tiến, những nhân tố mới được tuyên dương trong giai đoạn hiện nay.

Đối với Hội Nhà báo Việt Nam nên phối hợp mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo; tăng cường tổ chức các cuộc thi viết về NTVT tạo mơi trường, cơ hội, khuyến khích các nhà báo tham gia viết bài ở mảng đề tài này.

Ở luận văn này, do khả năng và điều kiện nghiên cứu có hạn, hướng nghiên cứu chủ yếu chỉ tập trung vào NTVT trên báo in. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, tác giả luận văn mong muốn nghiên cứu thêm theo hướng đi sâu hơn và toàn diện hơn về chân dung con người trên các loại hình báo chí.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kim Anh (2013), Thơng tin về điển hình tiên tiến trong phong trào bảo

vệ an ninh Tổ quốc trên báo in ngành công an (Khảo sát 3 báo: An ninh Thủ đô, Công an Nhân dân, Công an Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1 đến tháng 12/2012), Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam (2004), tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Báo Tiền Phong (2008), Người Việt (phẩm chất và thói hư - tật xấu), Nxb Thanh niên, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2011), Chỉ thị số 03 ngày 14 tháng 5 năm 2011 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

5. Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị số 05 ngày 15 tháng 5 năm 2016 về đẩy mạnh học

tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

6. Hồng Đình Cúc (2013), Đạo đức nghề báo - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

7. Phạm Văn Cường (2014), Tuyên truyền điển hình tiên tiến làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên báo điện tử ở nước ta hiện nay (khảo sát trên báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và Báo Quân đội nhân dân Online),

Luận văn thạc sĩ Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. 8. Đức Dũng (2001), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động - Xã hội. 10. PGS, TS Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006), Nhà báo Hữu Thọ, TS Nguyễn

Thị Thoa, ThS Lê Thị Thanh Xuân, Tác phẩm báo chí - tập hai, Nxb Lý luận

chính trị, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp

hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại

hộ VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ

XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

17. Bộ Thông tin và Truyền thông (2015), Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý

báo chí tồn quốc đến năm 2025.

18. Hà Đăng (2007), Cái mới trong đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Phạm Duy Đức (chủ biên) (2009), Phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ

đổi mới hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Vũ Quang Hào (2004), Ngơn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 22. Vũ Đình Hịe (chủ biên) (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh

đạo và quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Mạnh Hùng (chủ biên) (2014), Tôi tự hào là người Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

24. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động tòa soạn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Đinh Văn Hường (2011), Các thể loại báo chí thơng tấn, Nxb Giáo dục Việt

Nam, Hà Nội.

26. Nguyễn Thế Kỷ (2016), Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền

thông, số tháng 6/2016, tr.14-18.

27. Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp báo chí trong mơi trường truyền thơng

hiện đại, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

28. Bùi Ngọc Mai (2013), Hình ảnh người chiến sĩ cơng an thủ đơ qua báo chí Hà

và chun mục “Truyền hình Vì an ninh Thủ đơ” của Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội từ tháng 1 đến tháng 6/2012), Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Học

viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

29. Dương Thị Mai (2014), Tuyên truyền gương thanh niên tiêu biểu trên nhật báo của Đồn TNCS Hồ Chí Minh (Khảo sát báo Tiền phong và Thanh niên từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013), Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Học viện Báo chí

và Tuyên truyền, Hà Nội.

30. Nguyễn Tiến Mão (2006), Cơ sở lý luận ảnh báo chí, Nxb Thơng tấn, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Đỗ Chí Nghĩa (2012), Vai trị của báo chí trong định hướng dư luận xã hội,

Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

34. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội. 35. Quốc hội (2016), Luật Báo chí, NXB Thơng tin và Truyền thơng, Hà Nội. 36. Trần Quang (2001), Làm báo - lý thuyết và thực hành, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

37. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

38. Dương Xuân Sơn (2011), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

39. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang ( 2011), Cơ sở lý luận Báo chí truyền thơng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

40. Dương Xuân Sơn (2013), Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

41. Tạp chí Thanh niên, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ cơi Việt Nam, Tập đồn Đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) (2010), Vượt lên số phận,

Nxb Thanh niên, Hà Nội.

42. Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Tiến Hài (1995), Tác phẩm báo chí, Tập 1, Nxb Giáo

43. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hóa - Thơng

tin, Hà Nội.

44. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (1999), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Văn hóa - Thơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chân dung con người việt nam trên báo in hiện nay (khảo sát tin, bài về người tốt, việc tốt trên các báo tuổi trẻ, lao động, đại đoàn kết năm 2014 đến hết tháng 3 2015) (Trang 85 - 102)