Đối với cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chân dung con người việt nam trên báo in hiện nay (khảo sát tin, bài về người tốt, việc tốt trên các báo tuổi trẻ, lao động, đại đoàn kết năm 2014 đến hết tháng 3 2015) (Trang 83 - 85)

3.4. Một số kiến nghị

3.4.2. Đối với cơ quan báo chí

- Đội ngũ lãnh đạo giỏi về quản lý, vững về chuyên môn, nghiệp vụ

Đầu tiên đội ngũ lãnh đạo không chỉ giỏi về quản lý mà cịn phải thơng hiểu về nghiệp vụ báo chí, kiến thức xã hội. Lãnh đạo có năng lực, phẩm chất sẽ nhìn ra những hạn chế và khuyết điểm trong kỹ năng tác nghiệp, sáng tạo tác phẩm của nhà báo. Từ đó có những ý kiến đóng góp và trao đổi để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của nhà báo. Người lãnh đạo từ cấp Ban biên tập đến lãnh đạo các phịng, ban trong tịa soạn có năng lực, trình độ sẽ định hướng cho hoạt động của phóng viên một cách đúng đắn, phù hợp. Tránh tình trạng người lãnh đạo trái quan điểm cá nhân với nhà báo, buộc phóng viên triển khai theo ý kiến chủ quan của mình làm giảm khả năng sáng tạo của nhà báo, giảm chất lượng tác phẩm báo chí.

- Chú trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo

Các tòa soạn báo cần có nguồn kinh phí nhất định để chi cho đào tạo và khuyến khích nhà báo, phóng viên sáng tạo và nâng cao năng lực của họ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên phải được các tịa soạn xác định là cơng việc thường xuyên, liên tục. Tòa soạn phải tạo điều kiện cho đội ngũ này được học tập, nghiên cứu, thực hành tùy theo hoàn cảnh và nhu cầu của họ. Bên cạnh sự tự chủ cá nhân cịn có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong một guồng máy tạo ra tác phẩm hoàn chỉnh trên mặt báo.

Muốn thực hiện được một tác phẩm về chân dung có chất lượng, các bộ phận làm báo phải có kiến thức nền tảng về khái niệm, đặc trưng, thế mạnh, phương pháp thực hiện và những tiêu chí chung cần phải đảm bảo của từng thể loại báo chí. Do

vậy, các cơ quan báo chí nên kết hợp với các cơ sở đào tạo báo chí để tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ nhà báo có điều kiện cập nhật những kiến thức về báo chí, về kỹ năng nghiệp vụ.

Tịa soạn nên thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí; tổ chức các cuộc hội thảo, các diễn đàn thảo luận có sự tham gia của các chuyên gia, người làm báo lành nghề và đội ngũ làm báo để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng viết bài chân dung. Cần xây dựng một tiêu chí cụ thể rõ ràng đối với phóng viên, biên tập viên trong quá trình sáng tạo tác phẩm, biên tập bài viết.

- Tạo môi trường làm việc cho nhà báo

Một môi trường làm việc tốt sẽ phát huy được năng lực, sở trường, khả năng sáng tạo của phóng viên, biên tập viên và các vị trí khác trong tịa soạn. Mơi trường làm việc do nhiều yếu tố tạo thành, trước hết là từ những quy chế, quy định rõ ràng, hợp lý để tất cả các thành viên trong tòa soạn thực hiện. Thứ hai là từ phong cách, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo của Ban biên tập tờ báo. Thứ ba là những chế độ, chính sách hợp lý cho phóng viên, biên tập viên; nguồn thu công bằng tùy theo năng lực nhưng đảm bảo để phóng viên yên tâm về đời sống, để việc sáng tạo không bị rào cản bởi gánh nặng kinh tế.

Mỗi toàn soạn cần tạo điều kiện, hỗ trợ phóng viên trong q trình tác nghiệp. Từ việc trang bị những thiết bị phụ trợ cần thiết như máy ghi âm, máy ảnh… đến hỗ trợ kinh phí đi lại, cấp giấy giới thiệu cho phóng viên để q trình gặp gỡ và tác nghiệp của phóng viên diễn ra thuận lợi. Ngồi hỗ trợ về mặt phương tiện, vật chất, Ban biên tập cần có những chỉ đạo, định hướng thường xuyên cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, từ việc chọn lựa nhân vật đến hướng tiếp cận, khai thác thông tin và sáng tạo tác phẩm. Đồng thời, Ban biên tập cũng cần thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của phóng viên trong quá trình làm việc. Sự gặp gỡ, trao đổi thường xuyên giúp Ban biên tập kịp thời nắm tâm tư, tình cảm, xử lý những tình huống trong cơ quan, đơn vị. Đội ngũ phóng viên cũng được chia sẻ, hướng dẫn giải quyết những khó khăn, tạo tinh thần thoải mái, động lực phấn đấu trong công việc.

Bên cạnh việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị tác nghiệp, cần tạo thời gian linh hoạt để phóng viên chủ động “mày mị” tìm kiếm thơng tin trong đời sống xã hội bên ngồi tịa soạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chân dung con người việt nam trên báo in hiện nay (khảo sát tin, bài về người tốt, việc tốt trên các báo tuổi trẻ, lao động, đại đoàn kết năm 2014 đến hết tháng 3 2015) (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)