Bảng 2.1 : Thống kê lỗi nghiệp vụ từ năm 2008 đến 2011
3: Áp dụng quy định xử lý kỷ luật lao động của ngân hàng
3.2 Thiết lập quy trình tự đánh giá rủi ro vận hành (còn gọi là tự đánh giá
3.2.2 Các hướng tiếp cận ban đầu để lựa chọn
- Khơng phải chỉ có một cách tiếp cận duy nhất đối với tự đánh giá. Các quá trình thường có xu hướng biến đổi theo thời gian và thường được thay đổi một cách có tính tốn nhằm duy trì mối quan tâm và đưa đến những hiểu biết sâu mới trong các vấn đề về rủi ro.
- Khởi điểm của tự đánh giá là một bộ/tập hợp các định nghĩa về rủi ro – thường là một tập hợp các loại rủi ro chính và các loại đi chi tiết ở cấp thấp hơn. Quá trình tiếp tục với việc nhận biết các rủi ro đã xảy ra. Bước này thường có dạng như một bản đồ về rủi ro, xác định các rủi ro và xác suất xảy ra cũng như mức độ nghiêm trọng tương ứng của chúng. Các rủi ro có thể được nhận biết bằng nhiều cách khác nhau. Mỗi một lĩnh vực kinh doanh, bất kể là lĩnh vực có doanh thu, các lĩnh vực bổ trợ hoặc các quy trình đều đánh giá xem rủi ro nào có thể có đối với họ và ở mức độ nào. Các nguồn thơng tin khác có thể làm phong phú thêm cho việc phân tích. Nghiên cứu lịch sử của các sự kiện tổn thất và suýt tổn thất, làm nổi bật các khu vực rủi ro và xem xét kỹ lưỡng về xác suất xảy ra cũng như mức độ nghiêm trọng. Cũng như vậy, các chỉ số rủi ro sử dụng nhằm theo dõi các nguyên nhân dẫn đến rủi ro và các biện pháp kiểm sốt sẽ cung cấp cái nhìn thấu đáo đối với danh mục rủi ro. Các thực tiễn tốt nhất và các yêu cầu pháp lý đối với việc kiểm soát nhấn mạnh các khu vực rủi ro thêm vào. Kiểm toán và thanh tra cũng sẽ chỉ ra những điểm yếu tiềm tàng.
- Các cách tiếp cận có thể được lựa chọn là tập danh sách đánh dấu, diễn giải và tổ chức các hội thảo hỗ trợ.
+ Danh sách đánh dấu: Lập danh sách đánh dấu có lẽ là cách tiếp cận phổ biến nhất. Các danh sách đánh dấu này là các bảng câu hỏi được cấu trúc hợp lý và phân cho các khu vực kinh doanh để họ nhận biết mức độ rủi ro và các biện pháp kiểm soát liên quan. Một số danh sách rất ngắn bao gồm các loại rủi ro
chung chung (như quản trị, tuân thủ, quy trình, con người, cơng nghệ) trong khi có các danh sách cung cấp một liệt kê chi tiết về những biện pháp kiểm sốt cần có. Các nhà lãnh đạo kinh doanh hay phản hồi với một mức độ áp dụng nhất định đối với các quá trình của họ, thường là một số chỉ dẫn về xác suất và mức độ nghiêm trọng/tác động cũng như mức độ kiểm soát. Một số tổ chức cố gắng chỉ ra mức độ rủi ro cố hữu (trước khi kiểm soát) và mức độ rủi ro sau khi đã tiến hành các biện pháp kiểm soát hiện tại. Bất kỳ một yếu điểm nào trong kiểm sốt đều địi hỏi phải có những hành động sửa chữa (hoặc một tuyên bố cụ thể về chấp nhận mức độ cọ xát rủi ro đó), trách nhiệm kiểu này hay kiểu khác và ngày dự định hoàn thành.
+ Các diễn giải: Khởi điểm của các diễn giải khác với việc tiếp cận từ danh sách đánh dấu nhưng kết quả cuối cùng thì tương tự. Các diễn giải thường bắt đầu với việc các khu vực kinh doanh xác định các mục tiêu của chính mình và các rủi ro kèm theo. Thay vì đánh dấu vào từng mục kiểm sốt, họ phải giải thích để bảo vệ được hành động kiểm sốt rủi ro của mình. Các khoảng thiếu hụt được xử lý tương tự. Cách tiếp cận này đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn và suy nghĩ kỹ hơn về việc kinh doanh bên ngồi khn khổ rủi ro và kiểm soát đã được xác định.
+ Các hội thảo hỗ trợ: Cách tiếp cận này cố gắng bỏ qua những công việc giấy tờ và khiến mọi người nói ra về các rủi ro của mình, các cách kiểm sốt chúng và các địi hỏi cải tiến. Các hội thảo như vậy thường được dẫn bởi một người nào đó độc lập bên ngồi và đối tượng tham gia bao gồm các dòng kinh doanh đan chéo cũng như các nhân viên có liên quan đến vấn đề lựa chọn. Các quan điểm khác nhau có thể được tranh luận để đi đến một sự nhất trí và cơng nhận cao hơn. Các hội thảo có thể được sử dụng cùng với các danh sách đánh dấu và diễn giải để nêu ra được các vấn đề cốt yếu.