Bảng 2.1 : Thống kê lỗi nghiệp vụ từ năm 2008 đến 2011
3: Áp dụng quy định xử lý kỷ luật lao động của ngân hàng
3.3 Nhận biết khách hàng
3.3.1 Nhận biết khách hàng:
- Năm 2001, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã ban hành hướng dẫn “Trách nhiệm phân tích, đánh giá khách hàng trong hoạt động ngân hàng, theo đó: Sự thiếu vắng hoặc quy định không đầy đủ về các chuẩn mực nhận biết khách hàng có thể làm cho các ngân hàng gặp phải rủi ro khách hàng và rủi ro đối tác, đặc biệt là rủi ro pháp lý, rủi ro vận hành, rủi ro danh tiếng và rủi ro tín dụng.
- Hướng dẫn của Ủy ban Basel về các chuẩn mực nhận biết khách hàng được thể hiện trong ba văn bản sau:
+ Phòng chống việc tội phạm hình sự sử dụng hệ thống ngân hàng cho mục đích rửa tiền ban hành năm 1988 quy định các nguyên tắc đạo đức căn bản
và khuyến khích các ngân hàng xây dựng và ban hành các quy trình nhận diện khách hàng, từ chối các giao dịch đáng ngờ và hợp tác với các cơ quan chấp pháp.
+ Các nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động của ngân hàng ban hành năm 1997 quy định: thảo luận rộng hơn về kiểm soát nội bộ, các ngân hàng phải có đầy đủ các chính sách, quy định, quy trình, bao gồm các quy tắc nghiêm ngặt về nhận biết khách hàng.
+ Phương pháp luận về các nguyên tắc cơ bản ban hành năm 1999 chi tiết hóa hơn các nguyên tắc cơ bản bằng cách liệt kê một loạt các tiêu chí chính yếu và tiêu chí phụ bổ sung.
- Tất cả các ngân hàng phải có đủ các chính sách, quy định và quy trình nhằm nâng cao các chuẩn mực đạo đức và chuyên môn, đồng thời nhằm phòng ngừa việc ngân hàng bị lợi dụng, một cách vơ tình hay cố ý cho các hoạt động tội phạm. Khi thiết kế các chương trình chuẩn mực nhận biết khách hàng, các ngân hàng phải đưa vào một số các yếu tố trọng yếu nhất định. Những yếu tố trọng yếu đó phải bắt đầu từ quy trình quản lý và kiểm soát rủi ro của ngân hàng và phải bao gồm các yếu tố sau:
+ Chính sách chấp nhận khách hàng. + Xác định khách hàng.
+ Giám sát liên tục các tài khoản có độ rủi ro cao + Quản lý rủi ro.
- Các ngân hàng không chỉ xây dựng quy định về xác định khách hàng của mình mà cịn phải giám sát mọi hoạt động của tài khoản để nhận diện các giao dịch đáng ngờ (giao dịch khơng theo chuẩn bình thường hoặc không phải là những giao dịch mà đáng ra khách hàng đó hoặc loại tài khoản đó theo thơng thường sẽ thực hiện).
- Các chuẩn mực nhận biết khách hàng sẽ tạo ra chi phí hành chính khá lớn.
- Tuân thủ nguyên tắc các chuẩn mực nhận biết khách hàng bao gồm việc tạo ra những chứng cứ có thể kiểm tra được về việc thực hiện nhiệm vụ với trách nhiệm cao nhất bên cạnh yêu cầu phải xác định khách hàng.
- Để đáp ứng các yêu cầu về tuân thủ nguyên tắc các chuẩn mực nhận biết khách hàng, các định chế tài chính phải:
+ Xác minh khách hàng khơng tham gia hoặc chưa từng tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp như gian lận, rửa tiền hoặc tội phạm có tổ chức.
+ Xác minh nhân thân của khách hàng tiềm năng.
+ Lưu giữ chứng cứ về các bước đã thực hiện để xác định nhân thân của khách hàng.
3.3.2 Phòng ngừa hoạt động rửa tiền:
- Rửa tiền liên quan tới tất cả các hành động và quy trình nhằm mục đích thay đổi nhận dạng đồng tiền có được từ những hoạt động tội phạm để tạo ra ấn tượng rằng tiền này được làm ra từ những nguồn chính thống. Nói chung rửa tiền là một quá trình giao dịch để biến những nguồn tiền kiếm được bất hợp pháp nhằm che giấu nguồn gốc của chúng, bản chất sở hữu hay đích đến dự kiến và người thụ hưởng. Mục tiêu cuối cùng là tiền “sạch” có thể được phân phối một cách hợp pháp từ một kênh tài chính chính thống hoặc một tổ chức uy tín. Rửa tiền có động cơ là mục tiêu tội phạm thiết kế để tạo ra lợi nhuận theo cách phi pháp. Lợi nhuận từ những tội ác có tổ chức, lừa đảo hoặc thụt két là “nằm ngoài” hệ thống tài chính chính thống của một quốc gia. Căn cứ vào khảo sát Chống rửa tiền toàn cầu của KPMG (Global Anti Money Laundering Survey) phát hành năm 2007, ước tính 1 tỷ đơ la được rửa hàng năm bởi tội phạm tài chính, bọn bn ma túy và bn vũ khí trên tồn thế giới.
- Ba giai đoạn của rửa tiền:
+ Giai đoạn đặt tiền: Trong giai đoạn đặt tiền, đồng tiền thực tạo ra một cách phi pháp (như bán ma túy hoặc vũ khí bất hợp pháp, mại dâm, bn người...) được nộp vào tổ chức tín dụng hoặc một doanh nghiệp. Những tài sản đắt tiền hoặc bất động sản có thể được mua.
+ Giai đoạn tạo lớp: Trong giai đoạn tạo lớp, những kẻ rửa tiền cố gắng tách rời những tài sản hoặc tiền được tạo ra bất hợp pháp khỏi nguồn gốc đầu tiên của chúng. Điều này được thực hiện bởi việc tạo ra những lớp giao dịch, bằng cách chuyển tiền giữa các tài khoản, giữa các doanh nghiệp, bằng cách mua và bán tài sản trong địa phương và quốc tế làm cho nguồn gốc của tiền gần như khơng thể được tìm ra. Càng nhiều lớp giao dịch được tạo ra, càng khó có thể tìm được nguồn gốc của đồng tiền, và do đó sự vơ danh có thể đạt được.
+ Giai đoạn sát nhập: Sau khi q trình tạo lớp thành cơng, các nguồn tiền bất hợp pháp sẽ được gom lại trong hệ thống tài chính, là thanh tốn cho các dịch vụ được thực hiện. Vào giai đoạn này khoản tiền phi pháp đã được gom trở lại và trở thành tài sản hợp pháp.
- Theo dõi các giao dịch rửa tiền: Một giao dịch đáng ngờ là giao dịch bất thường với những gì ngân hàng được biết về khách hàng, về tính hợp pháp của cơng việc kinh doanh hoặc hoạt động cá nhân, hoặc so với khối lượng giao dịch thơng thường. Đáng ngờ khơng có nghĩa là tự động sẽ có hành vi phạm tội mà là tạo sự chú ý buộc phải điều tra, tìm hiểu kỹ lưỡng tình hình kinh doanh của khách hàng. Ví dụ và các giao dịch đáng ngờ:
+ Khách hàng đột nhiên gửi vào tài khoản một khản tiền mặt lớn mà thông thường khách hàng này chỉ dùng séc thanh tốn hoặc các cơng cụ tiền tệ khác.
+ Tiền gửi bằng tiền mặt tăng đột biến mà khơng có lý do rõ ràng, đặc biệt là trường hợp ngay sau đó số tiền này lại được chuyển đến tài khoản/địa điểm không liên quan tới những hoạt động tài khoản bình thường của khách hàng.
+ Gửi rất nhiều các khoản tiền mặt nhỏ trong một khoảng thời gian ngắn mà tổng số tiền của các khoản nhỏ này lại là một con số rất lớn.