Bảng 2.1 : Thống kê lỗi nghiệp vụ từ năm 2008 đến 2011
3: Áp dụng quy định xử lý kỷ luật lao động của ngân hàng
3.2 Thiết lập quy trình tự đánh giá rủi ro vận hành (còn gọi là tự đánh giá
3.2.3 Duy trì các kết quả khách quan
Khi việc tự đánh giá là do các bộ phận kinh doanh tiến hành, có một rủi ro rất rõ ràng trong sự không nhất quán khi truyền đạt và thái độ đối với sự cởi mở xuyên suốt các bộ phận kinh doanh đó. Các bước sau đây có thể giúp cho các kết quả được giữ khách quan:
- Xem xét lại rủi ro vận hành. Một chương trình tự đánh giá rủi ro vận hành thành cơng địi hỏi phải có sự tham gia của hầu hết các bộ phận chức năng trong tổ chức. Ban quản lý rủi ro vận hành thường dẫn dắt quá trình bằng việc xác định quy trình tự đánh giá rủi ro vận hành, tạo điều kiện thuận lợi và tổng hợp lại kết quả. Để bảo đảm sự nhất quán và công bằng, các bản tự đánh giá của các bộ phận kinh doanh cần phải được kiểm tra lại. Ban quản lý rủi ro vận hành là bộ phận đầu tiên để ngăn chặn các quy trình tự đánh giá rủi ro vận hành chất lượng yếu. Ban quản lý rủi ro vận hành sẽ tiến hành kiểm soát bước đầu đối với các kết quả của quy trình Tự đánh giá rủi ro vận hành và sẽ xem xét lại trước tiên các bản tự đánh giá để kiểm tra sự đầy đủ cũng như nhất quán của chúng.
- Kiểm tra kết quả với các chuyên gia về rủi ro. Chuyên gia rủi ro chính là các trưởng phòng ban hỗ trợ sẽ giúp đỡ trong việc thực hiện các quy trình tự đánh giá rủi ro vận hành, xem xét lại các kết quả tự đánh giá từ viễn cảnh chuyên môn của bộ phận họ phụ trách, nêu ra các ý kiến về đánh giá rủi ro từ khía cạnh kinh doanh, lượng hóa và xác suất. Chẳng hạn một chuyên gia rủi ro phụ trách công nghệ trong tổ chức có thể tập trung vào các vấn đề “cơng nghệ” được xác định bởi các bộ phận kinh doanh; một chuyên gia rủi ro nhân sự có thể tập trung vào các vấn đề liên quan đến “con người” phát sinh trong quá trình thực hiện quy trình tự đánh giá rủi ro vận hành. Mỗi một các nhân như vậy có quyền từ chối tự đánh giá rủi ro vận hành nếu như kết quả thu về là không nhất quán hoặc không chuẩn xác. Sử dụng các chuyên gia rủi ro trong tổ chức là một cách tốt để bảo đảm rằng các kết quả của quy trình tự đánh giá rủi ro vận hành và các vấn đề
được nêu ra đã được phân tích tỉ mỉ kỹ lưỡng ở cấp có thẩm quyền cao và chun mơn cao.
- Vai trị của kiểm tốn nội bộ: Khi việc tự đánh giá được phát triển lên thì chun mơn của bộ phận kiểm tốn nội bộ là rất hữu ích trong việc phát hiện ra các vấn đề về kiểm soát trong quá khứ mà mỗi phịng ban đã từng gặp phải. Khi q trình tự đánh giá kết thúc, bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ là một phần trong quá trình chấp nhận. Kiểm tốn nội bộ có thể sử dụng các kết quả của việc tự đánh giá trong khi lập kế hoạch cho những kiểm tra trong tương lai tại các phòng ban, đặc biệt tập trung vào những tiến bộ đạt được trong việc sửa chữa các điểm yếu trong kiểm soát nội bộ đã được phát hiện. Kiểm toán cần phải xem xét lại tồn bộ chương trình tự đánh giá rủi ro vận hành như một quá trình, đánh giá xem chương trình như vậy đã đầy đủ và nhất quán chưa, mọi người có cùng tham gia vào đó khơng cũng như liệu có thể dựa vào chương trình đó như một công cụ quản lý hiệu quả hay không.