Phân tích mơ phỏng thanh khoản, xây dựng kịch bản thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 32 - 34)

1.3. Phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản

1.3.3.2. Phân tích mơ phỏng thanh khoản, xây dựng kịch bản thanh khoản

không ổn định được phân bổ 20% vào dải kỳ hạn 1 ngày, 30% vào dải kỳ hạn 2  7 ngày, 50% vào dải kỳ hạn 8 ngày  1 tháng.

+ Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức và cá nhân, giấy tờ có giá đến hạn: căn cứ số liệu lịch sử để xác định tỷ lệ tiền gửi dự tính được rút trước hạn và phân bổ vào kỳ hạn 1 ngày; số dư tiền gửi còn lại được giữ nguyên dữ liệu gốc.

+ Tiền gửi kỳ hạn, vay các TCTD khác, vay NHNN, Bộ Tài chính: giữ nguyên dữ liệu gốc.

+ Dự chi lãi và các khoản phải trả khác: phân bổ 50% giá trị vào dải kỳ hạn 3  6 tháng. 50% giá trị của khoản mục này được coi như có kỳ

đến hạn > 6 tháng và không đưa vào báo cáo cung cầu thanh khoản.

+ Vốn chủ sở hữu được coi như có kỳ hạn > 6 tháng và không đưa vào báo cáo cung cầu thanh khoản.

+ Cho vay mới khách hàng: thu thập dữ liệu về lịch giải ngân các dự án, dự kiến các khoản cho vay mới phát sinh trong tương lai để thực hiện phân bổ vào các dải kỳ hạn tương ứng.

+ Các khoản mục ngoại bảng: giữ nguyên dữ liệu gốc.

1.3.3.2. Phân tích mơ phỏng thanh khoản, xây dựng kịch bản thanh khoản khoản

Bước 1: Phân tích mơ phỏng thanh khoản

Định kỳ, theo dõi phân tích tính biến động và xu thế nhằm xác định kỳ hạn thực tế của các khoản mục, phục vụ cơng tác phân tích thanh khoản.

- Các khoản mục cần phân tích mơ phỏng

- Tiền gửi khơng kỳ hạn ổn định/ không ổn định

- Tiền gửi có kỳ hạn rút trước hạn

- Các khoản cho vay đến hạn không thu hồi được nợ.

Bước 2: Phương pháp thực hiện

Căn cứ số liệu lịch sử của từng khoản mục, xác định lượng số dư ổn định và không ổn định của từng khoản mục theo công thức sau:

Xác định xu thế: XTi = a+b*T Trong đó:

- XTi : số dư xu thế của khoản mục ngày thứ i.

- a, b: hệ số hồi quy, được xác định theo mẫu dữ liệu từng khoản mục; a: hệ số chặn; b: hệ số góc.

- T : biến xu thế theo thời gian

Xác định số dư biến động: KOD = XTi – t (n – 1) x (KMi) Trong đó :

- KOD: số dư khơng ổn định, biến động của khoản mục.

- n: số dữ liệu quan sát tiền gửi không kỳ hạn, tối thiểu là 90 ngày.

- (KMi): độ biến động (độ lệch chuẩn) của khoản mục trong n ngày.

- t (n – 1): hệ số được xác định tại bảng tra xác xuất thống kê, tương ứng với độ tin cậy (1 – ). (Với độ tin cậy 99% thì t = 2,33)

Xác định số dư ổn định: ODi=Xti – KODi Trong đó:

- OD là số dư ổn định của các khoản mục.

Bước 3 : Xây dựng kịch bản thanh khoản

Lập các kịch bản trong tương lai dựa trên các giả định thay đổi với xác suất xảy ra tối thiểu 5%. Các giả định nêu trong kịch bản bao gồm:

- Giả định lãi suất thay đổi.

- Giả định thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế..) và môi trường vi mô (cạnh tranh của các TCTD khác, nhân tố thuộc về ngân hàng,…).

- Kế hoạch cho vay mới.

- Khả năng huy động tiền gửi mới từ các tổ chức, cá nhân.

- Khả năng huy động vốn mới từ phát hành giấy tờ có giá.

- Khả năng vay cầm cố, tái chiết khấu với NHNN.

- Khả năng huy động thêm tiền gửi, vay các TCTD khác trên thị trường tiền tệ.

- Khả năng thực hiện hợp đồng repo (bán chứng khốn có cam kết mua lại).

- Khả năng chuyển các tài sản khác (tài sản cố định, vốn liên doanh, cổ phần,…) thành tiền mặt.

Bước 4 : Xây dựng kịch bản rủi ro thanh khoản

Xây dựng kịch bản thanh khoản trong trường hợp rủi ro, đưa ra các giả định về rủi ro ở mức cao, thị trường có biến động mạnh, tình hình thanh khoản khó khăn để đưa ra mức độ rủi ro thanh khoản cao nhất có thể chấp nhận được, từ đó đưa ra cảnh báo và đề xuất biện pháp trong trường hợp xảy ra rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)