STT Cổ đông Số cổ phần Tỷ lệ
1 NHNN (đại diện phần vốn Nhà nước) 2.203.607.796 95,76%
2 Cán bộ công nhân viên 12.808.600 0,56%
3 Công chúng 84.754.146 3,68%
Tổng cộng 2.301.170.542 100%
Nguồn: Quyết định số 278/QĐ-TTg ngày 07/03/2012, Thủ tƣớng Chính phủ.
Qua 55 năm trưởng thành và phát triển, BIDV đã góp phần tích cực trong sự nghiệp đổi mới kinh tế, thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, khẳng định vai trị và vị trí hàng đầu trong hoạt động ngân hàng. Đặc biệt là đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý như: danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ mới” của Nhà nước năm 2000; Huân chương Hồ chí
Minh của Nhà nước năm 2007; Huân chương Độc lập hạng Nhất (2002) và hạng Ba (1999) của Nhà nước; Huân chương Lao động hạng Nhất (1997), hạng Hai (1992) và hạng Ba (1987); Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” năm 2005, 2006, 2008, 2009, 2010 và 2011 do Bộ Công thương, thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng; Giải thưởng Ngân hàng nội địa cung cấp sản phẩm tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2012; Giải thưởng Ngân hàng của năm 2012; Năm 2013, BIDV được Tạp chí Asian Banking and Finance và Tạp chí Asian Money trao giải thưởng “Ngân hàng Quản lý tiền tệ của năm 2013”...và nhiều giải thưởng khác.
2.1.2. Bộ máy tổ chức và mạng lƣới 2.1.2.1. Bộ máy tổ chức
Hiện tại, bộ máy tổ chức của BIDV đang được duy trì với Hội sở chính là đơn vị quản lý đối với toàn bộ các chi nhánh trực thuộc. Hội sở chính của BIDV được tổ chức theo 07 khối chức năng bao gồm: Khối Ngân hàng bán buôn, Khối Ngân hàng bán lẻ và mạng lưới, Khối Kinh doanh vốn và tiền tệ, Khối Quản lý Rủi ro, Khối Tác nghiệp, Khối Tài chính - Kế tốn và Khối Hỗ trợ.
2.1.2.2. Mạng lƣới phân phối
BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam:
- Mạng lưới NHTM tính đến thời điểm tháng 6/2013: gồm 117 chi nhánh, với gần 456 điểm giao dịch, 107 quỹ tiết kiệm, 1310 ATM/POS phạm vi 63 tỉnh/ thành phố với hơn 18.000 cán bộ cơng nhân viên của tồn hệ thống.
- Mạng lưới phi ngân hàng: gồm các Cơng ty Chứng khốn Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV BIDV (BLC), Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV (BAMC), Công ty TNHH BIDV Quốc tế (BIDVI).
- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc...
- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID - Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ).
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2009 -2013
Giai đoạn 2009-2013, nền kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng và kéo dài. Sản xuất trong nước bị trì trệ, ngành ngân hàng với vai trị là xương sống của nền kinh tế nước nhà phải chịu những áp lực hết sức nặng nề trong việc thực thi những chính sách tiền tệ của chính phủ. Trong bối cảnh đó, với sự nổ lực, bản lĩnh vượt lên mọi khó khăn, BIDV đã hồn thành tồn diện các mục tiêu trong giai
đoạn 2009-2013, tiếp tục khẳng định vị thế NHTM hàng đầu, góp phần vào cơng cuộc phát triển đất nước.
2.1.3.1. Về quy mô tổng tài sản
Hình 2.2: Tổng tài sản của BIDV qua các năm từ 2009 – 2013 (Đơn vị tính: triệu đồng) (Đơn vị tính: triệu đồng)
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã đƣợc kiểm tốn của BIDV.
Nhận xét: tổng tài sản của BIDV tăng liên tục trong vòng 5 năm qua, với
tốc độ tăng trưởng bình quân 17,44%/năm. Trong đó, tổng tài sản năm 2011 vượt qua mốc 400.000 tỷ đồng (đạt 405.755 tỷ đồng). Tổng tài sản tại năm 2013 tăng gấp 2 lần so với năm 2009, thể hiện sự mở rộng không ngừng về quy mô hoạt động của BIDV.
2.1.3.2. Về hoạt động huy động vốn 296,432,087 296,432,087 366,267,769 405,755,454 484,784,560 548,386,083 0 100,000,000 200,000,000 300,000,000 400,000,000 500,000,000 600,000,000 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng tài sản Tổng tài sản
Hình 2.3: Tình hình huy động vốn BIDV 2009 – 2013 (Đơn vị tính: triệu đồng) (Đơn vị tính: triệu đồng)
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã đƣợc kiểm toán của BIDV.
Nhận xét: tình hình huy động vốn của BIDV trong giai đoạn 2009-2013
đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 16,21%/năm. Tuy có giai đoạn sụt giảm vào năm 2011 do những bất ổn kinh tế, tình hình huy động vốn của BIDV giảm (2,7%) so với năm 2010, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng bình quân thì BIDV vẫn giữ được nguồn vốn huy động ổn định. Đặc biệt, năm 2011 cơ cấu huy động theo đối tượng khách hàng chuyển dịch theo hướng tích cực, tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư đạt 129.204 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2010, chuyển dịch cơ cấu huy động vốn dân cư/ tổng huy động lên 45% so với mức 37% năm 2010 và 34% năm 2009, góp phần nâng cao tính ổn định của tổng nguồn vốn huy động toàn hệ thống. Đánh dấu thành cơng cho q trình chuyển dịch này là sự tăng trưởng huy động mạnh mẽ vào năm 2012, đạt mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua đạt 35,4%.
203,298,215 251,923,724 244,837,477 331,115,358 372,156,485 0 50000000 100000000 150000000 200000000 250000000 300000000 350000000 400000000 2009 2010 2011 2012 2013 Huy động vốn
2.1.3.3. Về hoạt động tín dụng
Hình 2.4: Hoạt động tín dụng của BIDV trong giai đoạn 2009 – 2013 (Đơn vị tính: triệu đồng) (Đơn vị tính: triệu đồng)
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã đƣợc kiểm tốn của BIDV.
Nhận xét: tính đến 31/12/2013, tổng dư nợ BIDV đạt 391.035 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 19,54%. Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng vẫn được BIDV kiểm soát chặt chẽ theo chủ trương chung của NHNN. Đảm bảo việc trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ theo tỷ lệ:
Bảng 2.2: Tỷ lệ trích lập dự phịng
Nhóm Loại Tỷ lệ trích lập
1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0 %
2 Nợ cần chú ý 5%
3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
4 Nợ nghi ngờ 50%
5 Nợ có khả năng mất vốn 100%
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã đƣợc kiểm toán của BIDV.
206,901,408 254,191,575 293,937,120 339,923,668 391,035,051 0 50000000 100000000 150000000 200000000 250000000 300000000 350000000 400000000 450000000 2009 2010 2011 2012 2013 Cho vay
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của BIDV vẫn luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược hoạt động của BIDV. Chất lượng tín dụng trong những năm qua được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm từ 4,02% năm 2008 xuống cịn 2,8% năm 2009, và ln duy trì ở mức dưới 3% trong giai đoạn 2009-2013, trong khi mức trung bình của ngành là 3,79% ( cuối năm 2013).
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ tại BIDV giai đoạn 2009 - 2013
NĂM 2009 2010 2011 2012 2013
TỶ LỆ NỢ NHÓM 3 TRỞ LÊN 2,80% 2,72% 2,96% 2,90% 2,3%
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã đƣợc kiểm toán của BIDV.
2.1.3.4. Về hiệu quả và an toàn
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản BIDV giai đoạn 2009 – 2013
NĂM 2009 2010 2011 2012 2013
LN TRƯỚC THUẾ
(triệu đồng) 3.605.469 4.625.568 4.219.873 3.389.918 5.289.956 ROE (%) 15,97% 15,53% 13,12% 9,71% 12,64%
CAR (%) 9,53% 9,32% 11,07% 9,65% 10%
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã đƣợc kiểm tốn của BIDV và Báo cáo thƣờng niên BIDV.
Nhận xét: Cùng với tăng trưởng về quy mô, kết quả kinh doanh cũng đạt
được tốc độ tăng trưởng khá cao, lợi nhuận trước thuế của hệ thống năm 2010 bước qua mốc 4000 tỷ. Tuy nhiên, phải chấp nhận rằng tình hình kinh doanh đang có dấu hiệu đi xuống, đây cũng là xu hướng chung do tình hình kinh tế nước ta giai đoạn này đối mặt nhiều thử thách. Năm 2012, ROE sụt giảm mạnh, giảm gần (30%) so với năm 2011. Tuy nhiên, ROE đã lấy lại được phong độ khi trở lại mức hai con số cuối năm 2013. CAR đạt được tín hiệu tốt khi đều duy trì ở mức chuẩn( trước đây tỷ lệ chuẩn là 8% nhưng hiện tại theo
thông tư số13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010, NHNN quy định các TCTD phải đảm bảo chỉ số này tối thiểu là 9%).
Tóm lại, mặc dù gặp nhiều khó khăn do mơi trường kinh doanh không
thuận lợi, song BIDV vẫn đảm bảo tăng trưởng về quy mô trên các chỉ tiêu tài chính, duy trì tăng trưởng, đồng thời chú trọng đảm bảo an toàn trong hoạt động.
2.2. Tổng quan quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
2.2.1. Tác động của điều kiện kinh tế vĩ mơ đến tính thanh khoản của các NHTM NHTM
Bước vào năm 2009, sau cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng bùng nổ tại Mỹ và lan rộng ra toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giảm mạnh, nhiều nước phát triển bị suy thoái. NHTW các nước buộc phải sử dụng nhiều gói kích cầu và liên tục thay đổi các chính sách tiền tệ nhằm cứu vãn hệ thống tài chính – ngân hàng khỏi sự đổ vỡ.
Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập đầy đủ và sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới nên cũng chịu ảnh huởng nhất định từ cuộc khủng hoảng trên.
Năm 2009, những biến động trong mơi trường kinh doanh, chính sách kinh tế vĩ mô đã tác động mạnh đến tình hình huy động vốn, thanh khoản và tăng trưởng của hệ thống Ngân hàng thương mại. Đầu năm 2009, để chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, đồng thời Chính phủ thực hiện gói chính sách kích cầu hỗ trợ lãi suất. Quy mơ tín dụng tăng lớn hơn quy mô tăng trưởng nguồn vốn dẫn đến khó khăn trong thanh khoản.
Sang năm 2011, với dấu hiệu CPI tăng cao kể từ cuối năm 2010, Chính Phủ và NHNN quyết tâm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô với những biện pháp quyết liệt và kiên định. Tính đến cuối 2011, tăng trưởng huy động vốn toàn ngành ngân hàng tăng xấp xỉ 8%, tăng trưởng tín dụng đạt 9,6% (Việt nam đồng là 6,82%, ngoại tệ là 18%) so với đầu năm 2010, tổng phương tiện thanh tốn tăng 7,75% so với đầu năm. Với chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm hút vốn ra khỏi
lưu thơng, đồng thời tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tăng trưởng huy động vốn dẫn đến tình hình thanh khoản của các NHTM chịu áp lực lớn.
Năm 2012, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới khơng mấy khả quan, nào khủng hoảng nợ cơng châu Âu, nào suy thối kéo dài của cả nền kinh tế các quốc gia phát triển và mới nổi, nào các bất ổn chính trị của nhiều khu vực. Tình hình kinh tế vĩ mơ trong nước thêm nhiều bất ổn: GDP tăng 5,03% thấp hơn mức tăng 5,89% năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm trước đó, thêm vào đó là vấn đề nợ xấu, hàng tồn kho, bất động sản đóng băng…
Đặc biệt, trong năm 2012 việc cải tổ lại hệ thống các TCTD được thực hiện một các quyết liệt với hàng loạt các vụ mua bán, sáp nhập, tái cơ cấu các ngân hàng:
- Hợp nhất 3 ngân hàng TMCP Sài Gòn Ngân hàng (SCB), Ficombank và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa: ngày 01/01/2012, Ngân hàng TMCP Sài Gịn ra đời. Trong thương vụ này, BIDV cũng đóng vai trị hợp tác chiến lược hỗ trợ các ngân hàng bạn trên nhiều lĩnh vực từ quản trị, kiểm soát, điều hành đến kinh doanh... BIDV cung cấp hạn mức hạn mức tín dụng nhằm hỗ trợ chi trả cho người gửi tiền. Lộ trình hợp nhất được thiết kế trong đề án hợp nhất của ba ngân hàng và kéo dài trong ba năm, trong đó, năm đầu tiên tập trung xử lý nợ. Trong khoảng thời gian này, số tiền hỗ trợ từ BIDV cho ba ngân hàng hợp nhất đều là tiền vay mượn dưới dạng thế chấp bằng tài sản đảm bảo.
- Sáp nhập Habubank vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB): Ngày 28/8/2012, hai ngân hàng chính thức sáp nhập
- Ngồi ra, cịn một số ngân hàng tự tái cơ cấu như NaviBank, TrustBank, TienphongBank và GP Bank...
Tổ chức Moody’s nhận định do mức độ nhạy cảm của người gửi tiền và sự thay đổi chính sách tiền tệ thường xuyên, ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng gặp nhiều khó khăn trong huy động và quản lý thanh khoản hơn so với các ngân hàng khác ở châu Á.
Năm 2013 được xem là một năm ít xáo động nhất xét ở khía cạnh phản ứng của thị trường tài chính ngân hàng trong vịng 5 năm gần đây. CPI ở mức 6,04% thấp nhất trong vòng 10 năm qua, nhịp độ điều tiết của NHNN đã cân đối được các áp lực đối với lãi suất, tỷ giá và đặc biệt là vấn đề thanh khoản hệ thống. Sau nhiều năm, 2013 cũng là năm đầu tiên hệ thống có được một tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) ở mức thấp, giảm được về gần 85%, thay cho trên 100% những năm trước gắn với tình trạng căng thẳng thanh khoản thường trực. Hệ số an toàn vốn toàn hệ thống được duy trì ở mức cao (từ 13 - 14% trong năm); tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được kiểm soát tốt (dưới 18%)…Trong xu hướng tiếp tục là năm thứ 2 thực hiện tái cơ cấu ngành của NHNN, thì điểm khác biệt trong năm 2013 là sự kiện sáp nhập DaiABank vào HDBank - hai ngân hàng được đánh giá an toàn, lành mạnh và không nằm trong diện phải tái cơ cấu bắt buộc đã mở ra xu hướng vận động mới của hệ thống những năm tới. Tuy nhiên, sự thất bại của gói 30.000 tỷ đồng là sự thực, khi gói này từng được kỳ vọng sẽ giải ngân được 15.000 - 17.000 tỷ đồng ngay trong năm 2013 nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa trên thị trường bất động sản và tài chính ngân hàng, nhưng qua 6 tháng tiến độ giải ngân chỉ chưa đầy 2%.
2.2.2. Cơ sở pháp lý về quản trị rủi ro thanh khoản của BIDV
Quản lý thanh khoản tại BIDV tuân theo khung pháp lý của Việt Nam và các công ước quốc tế, bao gồm:
- Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn của Uỷ ban giám sát ngân hàng của BIS (Basel I) và Hiệp ước mới về an toàn vốn của uỷ ban giám sát ngân hàng của BIS (Basel II).
- Quyết định số 581/2003/QĐ - NHNN ngày 09/06/2003 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế dự trữ bắt buộc đối với TCTD.
- Quyết định số 1130/2005/QĐ - NHNN ngày 01/08/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung QĐ 581/2003/QĐ - NHNN.
- Thông tư số 15/2009/TT - NHNN ngày 10/8/2009 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn của TCTD.
- Thông tư số 13/2010/TT - NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.
- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.
- Thông tư số 19/2010/TT - NHNN của Thống đốc NHNN ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi một số điều của Thông tư 13/2010/TT - NHNN.
- Quy định số 799/QĐ - KDV1 ngày 29/02/2011 của Tổng giám đốc BIDV về quản lý sổ ngân hàng, sổ kinh doanh và sổ thương mại trong hoạt động vốn và kinh doanh vốn.
- Thông tư số 22/2011/TT - NHNN ngày 30/8/2011 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi một số điều của thông tư 13/2010/TT - NHNN.
- Thông tư số 27/2011/TT - NHNN ngày 31/8/2011 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung QĐ 581/2003/QĐ - NHNN.