Tác động của điều kiện kinh tế vĩ mô đến tính thanh khoản của các NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 52 - 55)

2.2. Tổng quan quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

2.2.1. Tác động của điều kiện kinh tế vĩ mô đến tính thanh khoản của các NHTM

NHTM

Bước vào năm 2009, sau cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng bùng nổ tại Mỹ và lan rộng ra toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giảm mạnh, nhiều nước phát triển bị suy thoái. NHTW các nước buộc phải sử dụng nhiều gói kích cầu và liên tục thay đổi các chính sách tiền tệ nhằm cứu vãn hệ thống tài chính – ngân hàng khỏi sự đổ vỡ.

Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập đầy đủ và sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới nên cũng chịu ảnh huởng nhất định từ cuộc khủng hoảng trên.

Năm 2009, những biến động trong mơi trường kinh doanh, chính sách kinh tế vĩ mơ đã tác động mạnh đến tình hình huy động vốn, thanh khoản và tăng trưởng của hệ thống Ngân hàng thương mại. Đầu năm 2009, để chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, đồng thời Chính phủ thực hiện gói chính sách kích cầu hỗ trợ lãi suất. Quy mơ tín dụng tăng lớn hơn quy mơ tăng trưởng nguồn vốn dẫn đến khó khăn trong thanh khoản.

Sang năm 2011, với dấu hiệu CPI tăng cao kể từ cuối năm 2010, Chính Phủ và NHNN quyết tâm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô với những biện pháp quyết liệt và kiên định. Tính đến cuối 2011, tăng trưởng huy động vốn toàn ngành ngân hàng tăng xấp xỉ 8%, tăng trưởng tín dụng đạt 9,6% (Việt nam đồng là 6,82%, ngoại tệ là 18%) so với đầu năm 2010, tổng phương tiện thanh toán tăng 7,75% so với đầu năm. Với chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm hút vốn ra khỏi

lưu thông, đồng thời tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tăng trưởng huy động vốn dẫn đến tình hình thanh khoản của các NHTM chịu áp lực lớn.

Năm 2012, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới khơng mấy khả quan, nào khủng hoảng nợ cơng châu Âu, nào suy thối kéo dài của cả nền kinh tế các quốc gia phát triển và mới nổi, nào các bất ổn chính trị của nhiều khu vực. Tình hình kinh tế vĩ mơ trong nước thêm nhiều bất ổn: GDP tăng 5,03% thấp hơn mức tăng 5,89% năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình qn năm trước đó, thêm vào đó là vấn đề nợ xấu, hàng tồn kho, bất động sản đóng băng…

Đặc biệt, trong năm 2012 việc cải tổ lại hệ thống các TCTD được thực hiện một các quyết liệt với hàng loạt các vụ mua bán, sáp nhập, tái cơ cấu các ngân hàng:

- Hợp nhất 3 ngân hàng TMCP Sài Gòn Ngân hàng (SCB), Ficombank và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa: ngày 01/01/2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn ra đời. Trong thương vụ này, BIDV cũng đóng vai trị hợp tác chiến lược hỗ trợ các ngân hàng bạn trên nhiều lĩnh vực từ quản trị, kiểm soát, điều hành đến kinh doanh... BIDV cung cấp hạn mức hạn mức tín dụng nhằm hỗ trợ chi trả cho người gửi tiền. Lộ trình hợp nhất được thiết kế trong đề án hợp nhất của ba ngân hàng và kéo dài trong ba năm, trong đó, năm đầu tiên tập trung xử lý nợ. Trong khoảng thời gian này, số tiền hỗ trợ từ BIDV cho ba ngân hàng hợp nhất đều là tiền vay mượn dưới dạng thế chấp bằng tài sản đảm bảo.

- Sáp nhập Habubank vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB): Ngày 28/8/2012, hai ngân hàng chính thức sáp nhập

- Ngồi ra, cịn một số ngân hàng tự tái cơ cấu như NaviBank, TrustBank, TienphongBank và GP Bank...

Tổ chức Moody’s nhận định do mức độ nhạy cảm của người gửi tiền và sự thay đổi chính sách tiền tệ thường xuyên, ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng gặp nhiều khó khăn trong huy động và quản lý thanh khoản hơn so với các ngân hàng khác ở châu Á.

Năm 2013 được xem là một năm ít xáo động nhất xét ở khía cạnh phản ứng của thị trường tài chính ngân hàng trong vòng 5 năm gần đây. CPI ở mức 6,04% thấp nhất trong vòng 10 năm qua, nhịp độ điều tiết của NHNN đã cân đối được các áp lực đối với lãi suất, tỷ giá và đặc biệt là vấn đề thanh khoản hệ thống. Sau nhiều năm, 2013 cũng là năm đầu tiên hệ thống có được một tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) ở mức thấp, giảm được về gần 85%, thay cho trên 100% những năm trước gắn với tình trạng căng thẳng thanh khoản thường trực. Hệ số an tồn vốn tồn hệ thống được duy trì ở mức cao (từ 13 - 14% trong năm); tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được kiểm soát tốt (dưới 18%)…Trong xu hướng tiếp tục là năm thứ 2 thực hiện tái cơ cấu ngành của NHNN, thì điểm khác biệt trong năm 2013 là sự kiện sáp nhập DaiABank vào HDBank - hai ngân hàng được đánh giá an tồn, lành mạnh và khơng nằm trong diện phải tái cơ cấu bắt buộc đã mở ra xu hướng vận động mới của hệ thống những năm tới. Tuy nhiên, sự thất bại của gói 30.000 tỷ đồng là sự thực, khi gói này từng được kỳ vọng sẽ giải ngân được 15.000 - 17.000 tỷ đồng ngay trong năm 2013 nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa trên thị trường bất động sản và tài chính ngân hàng, nhưng qua 6 tháng tiến độ giải ngân chỉ chưa đầy 2%.

2.2.2. Cơ sở pháp lý về quản trị rủi ro thanh khoản của BIDV

Quản lý thanh khoản tại BIDV tuân theo khung pháp lý của Việt Nam và các công ước quốc tế, bao gồm:

- Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn của Uỷ ban giám sát ngân hàng của BIS (Basel I) và Hiệp ước mới về an toàn vốn của uỷ ban giám sát ngân hàng của BIS (Basel II).

- Quyết định số 581/2003/QĐ - NHNN ngày 09/06/2003 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế dự trữ bắt buộc đối với TCTD.

- Quyết định số 1130/2005/QĐ - NHNN ngày 01/08/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung QĐ 581/2003/QĐ - NHNN.

- Thông tư số 15/2009/TT - NHNN ngày 10/8/2009 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn của TCTD.

- Thông tư số 13/2010/TT - NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.

- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.

- Thông tư số 19/2010/TT - NHNN của Thống đốc NHNN ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi một số điều của Thông tư 13/2010/TT - NHNN.

- Quy định số 799/QĐ - KDV1 ngày 29/02/2011 của Tổng giám đốc BIDV về quản lý sổ ngân hàng, sổ kinh doanh và sổ thương mại trong hoạt động vốn và kinh doanh vốn.

- Thông tư số 22/2011/TT - NHNN ngày 30/8/2011 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi một số điều của thông tư 13/2010/TT - NHNN.

- Thông tư số 27/2011/TT - NHNN ngày 31/8/2011 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung QĐ 581/2003/QĐ - NHNN.

- Quyết định số 3945/QĐ-ALCO ngày 08/7/2012 của Tổng giám đốc BIDV quy định Tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có.

- Quy định số 4460 /QĐ - ALCO ngày 30/07/2013 của Tổng giám đốc BIDV về quản lý thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)