Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản BIDV giai đoạn 2009 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 51)

NĂM 2009 2010 2011 2012 2013

LN TRƯỚC THUẾ

(triệu đồng) 3.605.469 4.625.568 4.219.873 3.389.918 5.289.956 ROE (%) 15,97% 15,53% 13,12% 9,71% 12,64%

CAR (%) 9,53% 9,32% 11,07% 9,65% 10%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã đƣợc kiểm toán của BIDV và Báo cáo thƣờng niên BIDV.

Nhận xét: Cùng với tăng trưởng về quy mô, kết quả kinh doanh cũng đạt

được tốc độ tăng trưởng khá cao, lợi nhuận trước thuế của hệ thống năm 2010 bước qua mốc 4000 tỷ. Tuy nhiên, phải chấp nhận rằng tình hình kinh doanh đang có dấu hiệu đi xuống, đây cũng là xu hướng chung do tình hình kinh tế nước ta giai đoạn này đối mặt nhiều thử thách. Năm 2012, ROE sụt giảm mạnh, giảm gần (30%) so với năm 2011. Tuy nhiên, ROE đã lấy lại được phong độ khi trở lại mức hai con số cuối năm 2013. CAR đạt được tín hiệu tốt khi đều duy trì ở mức chuẩn( trước đây tỷ lệ chuẩn là 8% nhưng hiện tại theo

thông tư số13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010, NHNN quy định các TCTD phải đảm bảo chỉ số này tối thiểu là 9%).

Tóm lại, mặc dù gặp nhiều khó khăn do mơi trường kinh doanh không

thuận lợi, song BIDV vẫn đảm bảo tăng trưởng về quy mô trên các chỉ tiêu tài chính, duy trì tăng trưởng, đồng thời chú trọng đảm bảo an toàn trong hoạt động.

2.2. Tổng quan quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

2.2.1. Tác động của điều kiện kinh tế vĩ mơ đến tính thanh khoản của các NHTM NHTM

Bước vào năm 2009, sau cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng bùng nổ tại Mỹ và lan rộng ra toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giảm mạnh, nhiều nước phát triển bị suy thoái. NHTW các nước buộc phải sử dụng nhiều gói kích cầu và liên tục thay đổi các chính sách tiền tệ nhằm cứu vãn hệ thống tài chính – ngân hàng khỏi sự đổ vỡ.

Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập đầy đủ và sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới nên cũng chịu ảnh huởng nhất định từ cuộc khủng hoảng trên.

Năm 2009, những biến động trong mơi trường kinh doanh, chính sách kinh tế vĩ mơ đã tác động mạnh đến tình hình huy động vốn, thanh khoản và tăng trưởng của hệ thống Ngân hàng thương mại. Đầu năm 2009, để chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, đồng thời Chính phủ thực hiện gói chính sách kích cầu hỗ trợ lãi suất. Quy mơ tín dụng tăng lớn hơn quy mô tăng trưởng nguồn vốn dẫn đến khó khăn trong thanh khoản.

Sang năm 2011, với dấu hiệu CPI tăng cao kể từ cuối năm 2010, Chính Phủ và NHNN quyết tâm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô với những biện pháp quyết liệt và kiên định. Tính đến cuối 2011, tăng trưởng huy động vốn tồn ngành ngân hàng tăng xấp xỉ 8%, tăng trưởng tín dụng đạt 9,6% (Việt nam đồng là 6,82%, ngoại tệ là 18%) so với đầu năm 2010, tổng phương tiện thanh tốn tăng 7,75% so với đầu năm. Với chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm hút vốn ra khỏi

lưu thơng, đồng thời tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tăng trưởng huy động vốn dẫn đến tình hình thanh khoản của các NHTM chịu áp lực lớn.

Năm 2012, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới khơng mấy khả quan, nào khủng hoảng nợ cơng châu Âu, nào suy thối kéo dài của cả nền kinh tế các quốc gia phát triển và mới nổi, nào các bất ổn chính trị của nhiều khu vực. Tình hình kinh tế vĩ mơ trong nước thêm nhiều bất ổn: GDP tăng 5,03% thấp hơn mức tăng 5,89% năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm trước đó, thêm vào đó là vấn đề nợ xấu, hàng tồn kho, bất động sản đóng băng…

Đặc biệt, trong năm 2012 việc cải tổ lại hệ thống các TCTD được thực hiện một các quyết liệt với hàng loạt các vụ mua bán, sáp nhập, tái cơ cấu các ngân hàng:

- Hợp nhất 3 ngân hàng TMCP Sài Gòn Ngân hàng (SCB), Ficombank và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa: ngày 01/01/2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn ra đời. Trong thương vụ này, BIDV cũng đóng vai trị hợp tác chiến lược hỗ trợ các ngân hàng bạn trên nhiều lĩnh vực từ quản trị, kiểm soát, điều hành đến kinh doanh... BIDV cung cấp hạn mức hạn mức tín dụng nhằm hỗ trợ chi trả cho người gửi tiền. Lộ trình hợp nhất được thiết kế trong đề án hợp nhất của ba ngân hàng và kéo dài trong ba năm, trong đó, năm đầu tiên tập trung xử lý nợ. Trong khoảng thời gian này, số tiền hỗ trợ từ BIDV cho ba ngân hàng hợp nhất đều là tiền vay mượn dưới dạng thế chấp bằng tài sản đảm bảo.

- Sáp nhập Habubank vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB): Ngày 28/8/2012, hai ngân hàng chính thức sáp nhập

- Ngồi ra, cịn một số ngân hàng tự tái cơ cấu như NaviBank, TrustBank, TienphongBank và GP Bank...

Tổ chức Moody’s nhận định do mức độ nhạy cảm của người gửi tiền và sự thay đổi chính sách tiền tệ thường xuyên, ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng gặp nhiều khó khăn trong huy động và quản lý thanh khoản hơn so với các ngân hàng khác ở châu Á.

Năm 2013 được xem là một năm ít xáo động nhất xét ở khía cạnh phản ứng của thị trường tài chính ngân hàng trong vịng 5 năm gần đây. CPI ở mức 6,04% thấp nhất trong vòng 10 năm qua, nhịp độ điều tiết của NHNN đã cân đối được các áp lực đối với lãi suất, tỷ giá và đặc biệt là vấn đề thanh khoản hệ thống. Sau nhiều năm, 2013 cũng là năm đầu tiên hệ thống có được một tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) ở mức thấp, giảm được về gần 85%, thay cho trên 100% những năm trước gắn với tình trạng căng thẳng thanh khoản thường trực. Hệ số an toàn vốn toàn hệ thống được duy trì ở mức cao (từ 13 - 14% trong năm); tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được kiểm soát tốt (dưới 18%)…Trong xu hướng tiếp tục là năm thứ 2 thực hiện tái cơ cấu ngành của NHNN, thì điểm khác biệt trong năm 2013 là sự kiện sáp nhập DaiABank vào HDBank - hai ngân hàng được đánh giá an toàn, lành mạnh và không nằm trong diện phải tái cơ cấu bắt buộc đã mở ra xu hướng vận động mới của hệ thống những năm tới. Tuy nhiên, sự thất bại của gói 30.000 tỷ đồng là sự thực, khi gói này từng được kỳ vọng sẽ giải ngân được 15.000 - 17.000 tỷ đồng ngay trong năm 2013 nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa trên thị trường bất động sản và tài chính ngân hàng, nhưng qua 6 tháng tiến độ giải ngân chỉ chưa đầy 2%.

2.2.2. Cơ sở pháp lý về quản trị rủi ro thanh khoản của BIDV

Quản lý thanh khoản tại BIDV tuân theo khung pháp lý của Việt Nam và các công ước quốc tế, bao gồm:

- Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn của Uỷ ban giám sát ngân hàng của BIS (Basel I) và Hiệp ước mới về an toàn vốn của uỷ ban giám sát ngân hàng của BIS (Basel II).

- Quyết định số 581/2003/QĐ - NHNN ngày 09/06/2003 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế dự trữ bắt buộc đối với TCTD.

- Quyết định số 1130/2005/QĐ - NHNN ngày 01/08/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung QĐ 581/2003/QĐ - NHNN.

- Thông tư số 15/2009/TT - NHNN ngày 10/8/2009 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn của TCTD.

- Thông tư số 13/2010/TT - NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.

- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.

- Thông tư số 19/2010/TT - NHNN của Thống đốc NHNN ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi một số điều của Thông tư 13/2010/TT - NHNN.

- Quy định số 799/QĐ - KDV1 ngày 29/02/2011 của Tổng giám đốc BIDV về quản lý sổ ngân hàng, sổ kinh doanh và sổ thương mại trong hoạt động vốn và kinh doanh vốn.

- Thông tư số 22/2011/TT - NHNN ngày 30/8/2011 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi một số điều của thông tư 13/2010/TT - NHNN.

- Thông tư số 27/2011/TT - NHNN ngày 31/8/2011 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung QĐ 581/2003/QĐ - NHNN.

- Quyết định số 3945/QĐ-ALCO ngày 08/7/2012 của Tổng giám đốc BIDV quy định Tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có.

- Quy định số 4460 /QĐ - ALCO ngày 30/07/2013 của Tổng giám đốc BIDV về quản lý thanh khoản.

2.2.3. Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản

Theo quy định hiện hành của BIDV, rủi ro thanh khoản của BIDV được quản lý thông qua Hội đồng quản lý tài sản nợ - có (ALCO) với sự hỗ trợ của các bộ phận liên quan.

Hình 1.5: Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản BIDV

Nguồn: Quy định số 4460 /QĐ - ALCO ngày 30/07/2013 của Tổng giám đốc BIDV về quản lý thanh khoản

2.2.4. Nguyên tắc quản lý thanh khoản

BIDV thực hiện quản lý thanh khoản như sau:

- Hội sở chính chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ thống, theo nguyên tắc quản lý nguồn vốn tập trung.

- Thanh khoản phải được quản lý hàng ngày, theo chiến lược của Hội đồng quản trị, chính sách và các quy định về giới hạn thanh khoản của ALCO.

- Hội đồng quản trị, ALCO phải được thông tin kịp thời về tình hình thanh khoản.

- Quản lý thanh khoản được thực hiện thơng qua các quy định, quy trình, thiết lập và kiểm sốt hạn mức thanh khoản.

- Quản lý thanh khoản dựa trên 2 phương pháp: kết hợp phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh ( phân tích các chỉ số thanh khoản) và động (xây dựng các kịch bản thanh khoản để dự báo).

- Quản lý thanh khoản bao gồm các biện pháp, kế hoạch thực hiện trong trường hợp dư thừa, thiếu hụt và khủng hoảng thanh khoản.

2.2.5.1. Quy trình quản lý thanh khoản hàng ngày. (Phụ lục 1 – Lƣu đồ quản lý thanh khoản hàng ngày)

Bƣớc 1: Thu thập các thông tin về thanh khoản

Hàng ngày, các bộ phận liên quan cung cấp thông tin cho Bộ phận Hỗ trợ ALCO theo nội dung sau:

- Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ trước 8h15 đầu mỗi ngày làm việc phải cung cấp các thông tin sau:

+ Các thông tin về thị trường: Thị trường tiền tệ (tình hình thanh khoản, cung

cầu trên thị trường, lãi suất, kỳ hạn giao dịch chủ yếu phân theo nhóm các đối tượng trên thị trường…); Giao dịch với NHNN như OMO, tái cấp vốn (khối lượng, kỳ hạn, lãi suất, số lượng tổ chức tín dụng tham gia, tỷ lệ trúng thầu…); Thị trường trái phiếu sơ cấp, thứ cấp (khối lượng, lãi suất tham chiếu, kết quả giao dịch của BIDV…); Thị trường ngoại hối và phái sinh…

+ Cung cấp dòng tiền theo dòng đến hạn của Sổ Kinh doanh, Sổ Thương mại. + Dự kiến khả năng vay OMO, vay tái cấp vốn và khả năng vay/đầu tư trên thị trường, nhu cầu vay vốn/ đầu tư của sổ Kinh doanh trong ngày giao dịch.

- Căn cứ thông báo số dư tài khoản Nostro của Bộ phận hỗ trợ giao dịch, Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ thông báo tổng số dư tại các Nostro của Trụ sở chính do Ban này quản lý.

- Trên cơ sở thông báo thanh tốn của Ban/Trung tâm Trụ sở chính và Chi nhánh, Kinh doanh Vốn và Tiền tệ thông báo lượng tiền đi, về của hệ thống trong ngày làm việc tiếp theo (nếu có).

Bƣớc 2: Xác định nhu cầu thanh khoản trong ngày và ra quyết định

- Ban ALCO căn cứ các thông tin đầu vào thu thập được tính tốn dịng tiền vào - ra trong Bảng khe hở thanh khoản hàng ngày, dự kiến huy động mới, cho vay mới để dự kiến tình hình thanh khoản của BIDV, xác định mức độ dư thừa hoặc thiếu hụt thanh khoản trong ngày của sổ ngân hàng nhằm đảm bảo các tỷ lệ khả năng an toàn thanh khoản tuân thủ theo quy định.

- Trước 9h sáng hàng ngày, trên cơ sở dự kiến tình hình thanh khoản của BIDV trong ngày, Ban ALCO thông báo đến Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ mức dự kiến dư thừa/thiếu hụt nguồn vốn trong ngày của sổ ngân hàng, khối lượng và kỳ hạn đầu tư liên ngân hàng, vay liên ngân hàng, vay NHNN qua thị trường mở, tái cấp vốn hoặc các nghiệp vụ phát sinh khác nếu có…để Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ chủ động thực hiện giao dịch trên thị trường. Đồng thời sẽ gửi yêu cầu đến các Ban liên quan nếu có.

- Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ căn cứ vào khối lượng và kỳ hạn, trạng thái của sổ kinh doanh và sổ thương mại, xác định nhu cầu giao dịch với sổ ngân hàng.

Bƣớc 3: Thực hiện giao dịch và quản lý thanh khoản

- Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ chủ động thực hiện các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, thị trường trái phiếu, thị trường phái sinh (nếu có) đối với tất cả các sổ theo thông báo hàng ngày của Ban ALCO, đảm bảo tuân thủ đúng quy trình giao dịch của BIDV.

- Trong quá trình thực hiện các giao dịch, Ban ALCO thường xuyên theo dõi số dư tiền gửi NHNN để xác định dòng tiền tăng/giảm phát sinh mới trong ngày và đề nghị Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ điều chỉnh tăng/giảm khối lượng đầu tư/đi vay kịp thời.

- Căn cứ thơng báo nhu cầu thanh tốn của hệ thống, Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ lập lệnh chuyển vốn đề nghị Trung tâm Dịch vụ khách hàng thực hiện chuyển nguồn giữa các tài khoản Nostro trong nước, giữa tài khoản Nostro trong nước với tài khoản Nostro nước ngoài, giữa tài khoản Nostro nước ngoài với tài khoản đầu tư lãi suất cao đảm bảo khả năng thanh toán của hệ thống.

- Trường hợp phát sinh những đột biến nằm ngoài dự kiến của Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ và của Ban ALCO như: Nhu cầu chi trả, thanh khoản trong ngày tăng đột biến; Khả năng vay trên thị trường mở, thị trường Liên ngân hàng không đáp ứng nhu cầu dự kiến...Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ

chủ động thực hiện giao dịch trên thị trường để bù đắp đồng thời thông báo ngay cho Ban ALCO để có biện pháp đối phó kịp thời.

Bƣớc 4. Công tác báo cáo

- Hàng ngày, Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ đầu mối báo cáo Tổng giám đốc - kiêm Chủ tịch Hội đồng ALCO, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ, Phó Tổng giám đốc thường trực ALCO và gửi Bộ phận Hỗ trợ ALCO về thơng tin thị trường ngoại hối, thị trường mở, tình hình vốn khả dụng ngày làm việc trước đó và dự kiến tình hình trong thời gian tiếp theo… các khoản tiền lớn đi và về dự kiến trong ngày.

- Báo cáo kết quả giao dịch trên thị trường trong ngày cho Bộ phận hỗ trợ ALCO chậm nhất trước 18h chiều của ngày làm việc.

- Ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp: báo cáo Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc phụ trách, Phó Tổng giám đốc thường trực ALCO và gửi Bộ phận hỗ trợ ALCO về tình hình tuân thủ các chỉ tiêu thanh khoản do Ban ALCO chịu trách nhiệm quản lý.

Bƣớc 5. Kiểm tra đối chiếu tài khoản Nostro

- Bộ phận giao dịch quản lý Vốn thường xuyên kiểm tra số dư tài khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)