CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ
1.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu
Kinh tế Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào kinh tế thế giới, thể hiện qua tỷ lệ xuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao. Cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và một số nước khác ở Châu Âu cũng ít nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và cũng là một bài học cho Việt Nam khi nhìn lại vấn đề nợ cơng và mơ hình tăng trưởng của nền kinh tế.
1.3.1 Không phụ thuộc q nhiều vào nguồn tài trợ nƣớc ngồi
Mơ hình tăng trưởng dựa q nhiều vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài sẽ dễ bị tổn thương trước những thay đổi trong niềm tin của giới đầu tư và một khi nền kinh tế thế giới ngưng trệ . Khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp và các nước Châu Âu là một bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam trong những năm gần đây đều ở mức trên 40%. Trong con số 40%, có hơn 10% là từ dịng vốn từ bên ngoài. Trong ngắn hạn, Việt Nam chưa phải chịu áp lực quá nhiều từ việc suy giảm các dòng vốn đến từ bên ngồi. Tuy nhiên xét về dài hạn, tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào các dòng vốn đầu tư nước ngoài kéo dài sẽ khiến Việt Nam gặp phải nhiều rủi ro tương tự như Hy Lạp.
Kinh tế Việt Nam vẫn đang tiềm ẩn những rủi ro, khi tăng trưởng dựa quá nhiều vào dòng vốn đầu tư từ bên ngồi. Do đó, chỉ có tái cấu trúc nền kinh tế và cải
thiện chất lượng tăng trưởng mới giúp Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm sắp tới.
1.3.2 Chi tiêu công hiệu quả, hạn chế thâm hụt ngân sách
Cơ hội được tiếp cận dễ dàng nguồn tín dụng lãi suất thấp từ khi gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) đã khiến cho chính phủ Hy Lạp chi tiêu quá tay mà quên mất những nghĩa vụ nợ phải trả trong tương lai. Đây là bài học rõ ràng cho những quốc gia đang phát triển theo đuổi những mục tiêu tăng trưởng nhanh, nếu cứ tiếp tục đi vay và sử dụng tiền vay như Hy Lạp đã làm trong thập kỷ vừa qua, chắc chắn sẽ lâm vào tình trạng tương tự Hy Lạp hiện nay.
Mức thâm hụt ngân sách của Việt Nam tăng tương đối cao vào năm 2009 (theo Việt Nam cơng bố là 6,9% GDP nhưng theo cách tính của IMF, con số này lên tới 9% GDP) do việc thực hiện chính sách kích cầu, do đó cần có biện pháp thắt chặt tài khóa, quản lý chi tiêu tiết kiệm và hợp lý hơn nữa trong thời gian tới để kiềm chế thâm hụt ngân sách. Chính sách quản lý nợ công và kế hoạch vay để bù đắp thâm hụt ngân sách cần phải được tính tốn một cách cẩn trọng và phù hợp.
1.3.3 Giám sát chặt chẽ hệ thống tài chính và các doanh nghiệp nhà nước
Khủng hoảng nợ công của Ireland bắt nguồn từ việc chính phủ đã khơng kiểm soát chặt chẽ hệ thống ngân hàng dẫn đến việc cho vay quá mức khi nền kinh tế tăng trưởng nóng và tạo thành bong bóng bất động sản. Do đó, chính phủ phải bỏ tiền ra cứu hệ thống ngân hàng khi họ thua lỗ.
Khi Ireland và Hy Lạp lâm vào khủng hoảng nợ, hạng mức tín nhiệm của trái phiếu các nước này bị hạ, chi phí lãi vay tăng lên cho các khoản vay mới và chi phí bảo hiểm các khoản tiền vay của nước này tăng mạnh. Điều này tác động xấu đến tâm lý các nhà đầu tư, khiến cho kỳ vọng về sự hồi phục kinh tế sẽ tiếp tục thấp. Niềm tin của của nhà đầu tư đối với triển vọng của nền kinh tế và độ tín nhiệm của Chính phủ một khi đã bị tổn thương thì khó có thể xây dựng lại.
Vì vậy, đối với Việt Nam, rất cần sự giám sát chặt chẽ đối với hệ thống tài chính và các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), giảm thiểu các khoản cho vay kém
chất lượng và cổ phần hóa những DNNN hoạt động kém hiệu quả. Đặc biệt là Chính phủ nên hạn chế tối đa việc nhận bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay nợ nước ngoài để tránh nguy cơ nhà nước phải đứng ra cứu trợ hoặc trả nợ thay một khi các doanh nghiệp lâm vào tình trạng vỡ nợ hay phá sản như trường hợp của Ireland.
1.3.4 Minh bạch trong công bố thông tin
Công khai minh bạch là một nguyên tắc cơ bản và phổ biến trên thế giới trong quản trị cơng nói chung, quản trị tài khóa, đặc biệt là trong quản trị nợ cơng. Tuy nhiên, cơng bố thơng tin khơng nhất qn cũng có thể thành con dao hai lưỡi, gây ra tâm lý nghi ngờ và bất ổn cho các nhà đầu tư cũng như thị trường. Trường hợp của Hy Lạp là điển hình cho việc cơng bố thơng tin khơng nhất quán, sai lệch số liệu thống kê và cố tình che giấu mức độ nợ thật sự đã khiến các nhà đầu tư giảm sút lòng tin nặng nề làm cho khủng hoảng nước này càng trở nên trầm trọng. Trước khủng hoảng, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hy Lạp cao hơn từ 10 đến 40 điểm so với trái phiếu cùng kỳ hạn của Đức nhưng khi khủng hoảng nợ nổ ra, khoảng cách này tăng lên tới 400 điểm (1/2010) - mức kỷ lục tại thời điểm đó.
Cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu đã và đang đặt ra nhiều vấn đề, mà tăng cường quản trị công, quản lý nguồn vốn vay mới chỉ là một góc nhìn. Ơng Benedict Bingham, Trưởng đại diện Văn phịng IMF tại Việt Nam cho rằng có 3 bài học mà các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cần rút ra từ cuộc khủng hoảng của
Hy Lạp và Ireland: Thứ nhất là cần sử dụng các khoản đầu tư công hiệu quả. Thứ
hai là mức thâm hụt ngân sách so với nợ công phải ở mức chấp nhận được. Thứ ba
là Chính phủ nên tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bởi chỉ có tăng trưởng mới có thể chống được rủi ro và khủng hoảng”.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày một cách tổng quát về lý thuyết và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề nợ và khủng hoảng nợ. Qua đó, có thể kết luận:
Nợ cơng có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế cả trong ngắn và dài hạn. Trong ngắn hạn, nợ có thể kích thích tổng cầu và sản lượng nhưng lại gây chèn lấn vốn và giảm sản lượng trong dài hạn. Nợ cơng cao có thể làm cản trở q trình tích lũy vốn và làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Khủng hoảng nợ có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng hay tiền tệ, không những để lại nhiều hậu quả nặng nề cho chính quốc mà cịn gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế của các nước khác trên thế giới.
Từ vấn đề nợ công ở Châu Âu và một số nước trên thế giới, ta thấy rằng nợ công không chỉ là vấn đề của những nước chậm hoặc đang phát triển. Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu đã để lại kinh nghiệm đáng quý cho Việt Nam như không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay từ nước ngoài, chi tiêu công hiệu quả, giám sát chặt chẽ hệ thống tài chính ngân hàng và minh bạch trong cơng bố thông tin.