2.1 Tổng quan tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam hiện nay 2.1.1 Tăng trƣởng kinh tế 2.1.1 Tăng trƣởng kinh tế
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi chậm, kinh tế Việt Nam đã sớm thoát khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP thực năm 2010 là 6,8% (tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 3 năm gần đây). Tuy nhiên, do chính sách thắt chặt tiền tệ vào đầu năm 2011, tăng trưởng GDP quý 1/2011 giảm xuống còn 5,4% và trong sáu tháng đầu 2011 ước tính vào khoảng 5,6%.
Hình 2.1 Tăng trƣởng GDP của Việt Nam so với 4 nƣớc ASEAN
6.3 6.3 6.8 5.3 8.5 8.2 8.4 7.8 7.3 7.1 6.9 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011f GDP (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê, IMF và Cập nhật tình hình kinh tế Đơng Á Thái Bình Dương (2011)
Năm 2010, hầu hết các nước có thu nhập trung bình ở Đông Nam Á đều phục hồi lại được tốc độ tăng trưởng kinh tế của giai đoạn trước khủng hoảng, nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình thời kỳ trước khủng hoảng (Hình 2.1).
Cơ cấu kinh tế trong nước cũng đã có sự thay đổi đáng kể. Trong giai đoạn 1990 - 2010, tỷ trọng của khu vực nông-lâm nghiệp thủy sản đã giảm từ 38,7% xuống 20,6%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,7% lên 41,1%, khu vực
Tỷ trọng ngành trong GDP (%) 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2 0 1 1 (9 M)
Nơng nghiệp Cơng nghiệp Dịch vụ nhóm ngành, cơ cấu cũng có sự thay đổi tích cực. Trong cơ cấu công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Cơ cấu của khu vực dịch vụ thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch…
Hình 2.2: Tăng trƣởng GDP và cơ cấu kinh tế 1990 - 2011
Tăng trưởng GDP theo ngành (%)
- 2 4 6 8 10 12 14 16 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2 0 1 1 (9 M)
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Nguồn: Tổng cục thống kê
2.1.2 Tăng trƣởng xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng khá tốt, trung bình mỗi năm tăng hơn 20%. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, tình hình xuất khẩu của Việt Nam trở nên khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đã giảm 9,2% so với năm 2008. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu của Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2010 với tốc độ tăng trưởng chung là 27,2%, trong đó tăng trưởng các sản phẩm ngồi dầu thơ là 32%. Xu hướng tăng giá của nhiều mặt hàng xuất khẩu cũng góp phần vào sự tăng trưởng xuất của Việt Nam. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 42,33 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm trước (trong đó: do yếu tố tăng giá ước đạt 15,6% và do yếu tố tăng lượng ước đạt 14,7%) và gấp 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực và ngày càng đa dạng. Trong giai đoạn 1991 - 1995, hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ngồi dầu thơ, gồm thủy sản, gạo, dệt may, cà phê, lâm sản, cao su,... Đến
năm 2010, lĩnh vực xuất khẩu chủ lực được mở rộng ra nhiều ngành nghề đặc biệt các ngành có hàm lượng chất xám cao như máy tính, linh kiện điện tử, …
Hình 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2000 – 2011
(20,000) - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 (6M) Tr iệ u U S D
Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại
Nguồn:Tổng cục Thống kê
Về nhập khẩu: Do Việt Nam vẫn chủ yếu là nước gia cơng hàng hóa, nên song song với sự gia tăng xuất khẩu là tình trạng nhập siêu ngày càng tăng. Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt hơn 84,8 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2011 ước khoảng 48,99 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước (trong đó: do yếu tố tăng giá ước đạt 10,7% và do yếu tố tăng lượng ước đạt 15,1%). Các ngành nhập khẩu tăng nhanh nhất bao gồm sản phẩm xăng dầu, máy móc và thiết bị, các nguyên vật liệu trung gian khác cho ngành xuất khẩu như nhựa, vải sợ và hóa chất. Xu hướng hoạt động thương mại vẫn khơng thay đổi, trong đó Trung Quốc vẫn là nguồn nhập khẩu chính, sau đó là các nước ASEAN và các quốc gia Đông Á khác.
2.1.3 Đầu tƣ phát triển
Giai đoạn 2000 – 2008, tỷ trọng đầu tư ở nước ta diễn ra theo xu hướng giảm tỷ lệ đầu tư của Nhà nước, kêu gọi và gia tăng các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước tham gia. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, xu hướng này lại đảo chiều vì đầu tư tư nhân sụt giảm và đầu tư công
Cam kết và giải ngân FDI 18 26 21 12 21 23 20 10 7 13 14 4 8 12 11 72 8 10 - 20 40 60 80 1991- 1995 1996- 2000 2001- 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 (9M) Tỷ USD Vốn đăng ký Vốn thực hiện
tăng lên. Điều này cũng dễ lý giải do trong thời kỳ suy thoái, các doanh nghiệp thường thu hẹp sản xuất, cịn Chính phủ phải thực hiện chính sách tài khóa mở rộng để gia tăng tổng cầu. Đến năm 2010, đầu tư Nhà nước đã giảm nhẹ trở lại. Trong 9 tháng năm 2011, tổng vốn đầu tư tồn xã hội ước tính đạt 679,9 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ và bằng 39,8% GDP, trong đó khu vực nhà nước chiếm 36%, khu vực ngoài nhà nước chiếm 39% và đầu tư nước ngoài chiếm 25%. Trong tổng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước trong 9 tháng ước tính đạt 131,4 nghìn tỷ đồng, bằng 67,3% kế hoạch năm và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2010.
Hình 2.4: Mức độ và cơ cấu đầu tƣ
Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế
0 10 20 30 40 50 60 70 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 %
Nhà nước Ngoài nhà nước Đầu tư nước ngoài
Nguồn: Tổng cục Thống kê
2.1.4 Thâm hụt ngân sách nhà nƣớc
Thâm hụt ngân sách nhà nước đang trên đà giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn nhiều so với mức cần thiết để đạt được ổn định kinh tế vĩ mô. Theo Bộ Tài chính, thâm hụt ngân sách năm 2010 ước tính giảm 1,3 điểm phần trăm, xuống cịn 5,6% GDP (dự toán là 6,2% GDP) và dự toán năm 2011 thâm hụt ngân sách khoảng 5,3% GDP. Tuy nhiên, theo ước tính mới nhất của IMF, tổng thu ngân sách và viện trợ tăng từ 26,7% GDP năm 2009 lên 28,2% trong năm 2010. Đồng thời, tổng chi ngân sách (bao gồm chi ngồi ngân sách) ước tính đã giảm 1 điểm phần trăm, từ 35,7% GDP năm 2009 xuống 34,6% GDP năm 2010. Thâm hụt ngân sách do vậy
ước tính đã giảm từ 9% GDP trong năm 2009 xuống 6,4% GDP năm 2010. Con số này cao hơn đáng kể so với mức 3% GDP, là mức cần thiết để đảm bảo bền vững nợ lâu dài cho khu vực cơng.
Hình 2.5: Thâm hụt ngân sách nhà nƣớc của Việt Nam 2001 - 2011
(140,000) (120,000) (100,000) (80,000) (60,000) (40,000) (20,000) - 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009e 2010e 2011f -8% -7% -6% -5% -4% -3% -2% -1% 0%
Thâm hụt ngân sách (Tỷ đồng) Tỷ lệ so với GDP (%)
Nguồn: Bộ Tài chính (e: ước thực hiện; f: dự tốn)
2.1.5 Lạm phát
Hình 2.6: GDP và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam (2000 – 2011)
-5 0 5 10 15 20 25 2000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 (9M) Lạm phát GDP Nguồn: Tổng cục Thống kê
Lạm phát của Việt Nam trong những năm gần đây luôn ở mức cao và có xu hướng gia tăng. Năm 2003 lạm phát chỉ ở mức 3,2% (so với năm trước) đã tăng lên mức 8,3% vào năm 2005. Đến đầu năm 2008, giá cả tiêu dùng đã tăng gần gấp đơi
và tỷ lệ lạm phát bình qn của cả năm lên tới mức 23%. Do Chính phủ đã triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp chủ động phòng ngừa tái lạm phát cao từ đầu năm, nên tỷ lệ lạm phát năm 2009 đã được đưa về mức 6,9%. Tuy nhiên, sau đó tỷ lệ lạm phát lại tiếp tục có xu hướng tăng mạnh trở lại, bình qn năm 2010 tăng 9,2% so với năm 2009. Tính trong tháng 9 đầu năm 2011, giá tiêu dùng đã tăng hơn 22,4% so với cùng kỳ và bình quân 9 tháng năm 2011 đã tăng 18,16% so với cùng kỳ năm 2010 – mức cao nhất kể từ tháng 12/2008.
Có thể nói lạm phát hiện nay của Việt Nam có nguyên nhân từ các yếu tố bên ngoài – giá lương thực và nhiên liệu thế giới tăng, các hiện tượng thời tiết bất thường – và các yếu tố bên trong như việc chậm thu về các biện pháp kích cầu, cung tiền và tín dụng tăng trưởng nhanh trong sáu tháng cuối năm 2010, giá nhiên liệu và giá điện tăng, cộng với lương tối thiểu tăng cũng góp phần vào gia tăng lạm phát.
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tình hình kinh tế Việt Nam sẽ dần được cải thiện trong sáu tháng cuối năm 2011. Tốc độ lạm phát dự kiến sẽ giảm xuống khoảng 15% vào cuối năm, khi chính sách thắt chặt phát huy đầy đủ tác dụng. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai ước tính vào khoảng 5% GDP và thị trường ngoại hối sẽ ổn định trong tương lai gần. Một khi sự ổn định kinh tế vĩ mơ dần được khơi phục, tình trạng “biến vốn” (capital flight) dự kiến sẽ giảm đi trong năm 2011, giúp cho Ngân hàng Nhà nước dần dần củng cố được dự trữ ngoại hối. Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2011 sẽ giảm xuống khoảng 6%, với tiềm năng tăng trở lại đáng kể vào năm 2012. Các rủi ro chính đối với triển vọng này bao gồm việc chấm dứt quá sớm các biện pháp bình ổn của Chính phủ, giá cả hàng hóa thế giới tiếp tục tăng hay ảnh hưởng lây lan của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu đến các khu vực khác trên thế giới, …
2.2 Thực trạng nợ công của Việt Nam
2.2.1 Các nhân tố ảnh hƣởng đến qui mô nợ cơng 2.2.1.1 Tình trạng thâm hụt NSNN
Từ năm 2001 đến nay, nhìn chung thâm hụt NSNN Việt Nam ln ở mức từ 4% - 5% GDP (theo cách tính của Việt Nam), riêng năm 2009 thâm hụt NSNN tăng cao lên đến 6,9% GDP và năm 2010 có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao 5,6% GDP. Theo Luật NSNN, thâm hụt NSNN được bù đắp bằng vay nợ trong và ngồi nước, do vậy tổng dư nợ cơng năm 2009 của Việt Nam tăng hơn 23% so với năm trước và vượt mức 50% GDP, năm 2010 tương đương 53% GDP. Như vậy, thâm hụt ngân sách là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến qui mô nợ cơng của Việt Nam.
2.2.1.2 Tỷ giá hối đối
Mặc dù tỷ lệ nợ nước ngoài trong cơ cấu nợ cơng có xu hướng giảm dần (từ 82% năm 2002 xuống cịn 59% năm 2010) nhưng bình qn cả giai đoạn 2002 – 2010 nợ nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ hơn 60% trong tổng nợ công. Đồng thời, nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là nợ trung và dài hạn nên chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá là rất lớn, lãi vay thực tế ngày càng tăng khi tỷ giá gia tăng. Trong khi đó, từ năm 2001 đến nay nhìn chung các đồng ngoại tệ có chiều hướng tăng giá so với đồng tiền Việt Nam. Chính thực tế này cho thấy tỷ giá hối đối có ảnh hưởng rất lớn đến qui mô nợ công của Việt Nam.
2.2.1.3 Lãi suất
Nợ vay nước ngoài chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ công của Việt Nam và phần lớn các khoản vay này là theo điều kiện ưu đãi. Còn các khoản nợ vay trong nước là vay theo lãi suất cố định, và chiếm tỷ lệ cịn thấp trong tổng nợ. Do đó, mức độ ảnh hưởng của lãi suất đến qui mơ nợ cơng thời gian qua nhìn chung là khơng đáng kể.
2.2.1.4 Lạm phát
Lạm phát cao là nguyên nhân mất giá đồng nội tệ, vì vậy sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ cho Chính phủ. Sau cuộc khủng hoảng Châu Á, lạm phát của các nước trong khu vực tăng cao nhưng nhanh chóng giảm xuống và chuyển sang giảm phát vào năm 2000, mức giảm phát của Việt Nam là -1.6%. Bằng nhiều biện pháp kích cầu, Việt Nam đã thoát khỏi giảm phát và mức lạm phát năm 2003 là 3,2% nhưng sau đó lạm phát lại liên tục tăng cao, đến năm 2008 đạt mức kỷ lục với 23% và 9 tháng đầu năm 2011 tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam vẫn ở mức khá cao 18,2%. So với các quốc gia Đơng Á, Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất. Vì vậy, lạm phát là nguyên nhân gây mất giá đồng tiền Việt Nam, vì vậy làm gia tăng nợ thực tế của Việt Nam.
2.2.1.5 Hệ số tín nhiệm
Hệ số tín nhiệm của quốc gia cũng ảnh hưởng đến mức lãi suất và khả năng vay nợ của quốc gia, bằng chứng là trong đợt phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu ra thị trường quốc tế của Việt Nam, nhà đầu tư chỉ mua trái phiếu với giá bằng 98,2% mệnh giá. Nếu Việt Nam cải thiện được hệ số tín nhiệm ở mức cao hơn thì sẽ huy động vốn trên thị trường quốc tế với lãi suất thấp hơn.
Mặt khác, trong thời kỳ đầu hội nhập, hệ số tín nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam trong mắt thế giới còn thấp nên Nhà nước vẫn phải đứng ra bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp trước các chủ thể nước ngồi. Chính điều này sẽ làm gia tăng nghĩa vụ nợ dự phịng (cơng khai và ngầm định) của Chính phủ.
2.2.2 Nợ cơng của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
Theo IMF, nợ công của Việt Nam năm 2001 mới hơn 10 tỷ USD, tương đương 31,6% GDP. Nhưng đến năm 2009 khoản nợ này đã vượt qua ngưỡng an toàn (50% GDP), tăng lên đến 51,2% GDP và tiếp tục tăng đến 52,8% GDP vào năm 2010. Như vậy, trong vòng 10 năm từ năm 2001 đến nay, quy mô nợ công đã tăng lên gấp hơn 5 lần với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 15% mỗi năm. Và với thực trạng tỷ lệ tiết kiệm nội địa trung bình chỉ hơn 27% GDP trong khi mức đầu tư
xã hội mỗi năm khoảng 42% GDP, Chính phủ sẽ phải vay thêm nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách thì tốc độ gia tăng nợ cơng trong những năm tới sẽ khó có thể chậm lại. Nếu tiếp tục tăng với tốc độ này trong khi GDP vẫn tăng trưởng thấp thì khơng bao lâu nữa, nợ cơng Việt Nam có thể sẽ vượt quá 100% GDP, một con số đáng báo động đối với nền kinh tế đang phát triển và phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ như Việt Nam.
Hình 2.7: Tình hình nợ cơng Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
- 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 - 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0
Nợ công (Triệu USD) Tỷ lệ nợ công (% GDP)
Nguồn: IMF, World Economic Outlook Database, April 2011
Theo World Factbook của cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA), nợ công của Việt Nam năm 2010 lên tới 57,1% GDP (cao hơn mức 52,8% của IMF), đứng hàng thứ 41/133 quốc gia về nợ nần (mức nợ công thấp nhất là 3,3% và mức cao nhất là 234,1% GDP, có 52 quốc gia có mức nợ cơng trên 50% GDP). Trong các nước ASEAN, Việt Nam là nước có tỷ lệ nợ cơng/GDP cao nhất (xem Phụ lục 5).
Xét về cơ cấu nợ, nợ công Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro khi