Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ và khả năng trả nợ của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ và dự báo khủng hoảng nợ tại việt nam (Trang 49)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng dư nợ công/GDP 41.8 44.6 42.9 51.2 52.8

Tổng dư nợ nước ngoài/GDP 31.4 32.5 29.8 39.0 42.2

Nợ nước ngồi khu vực cơng/GDP 26.7 28.2 25.1 29.3 31.1

Tổng nợ nước ngoài/xuất khẩu 50.5 49.1 48.1 67.9 60.7

Nợ nước ngồi khu vực cơng/xuất khẩu 39.3 39.6 34.8 48.9 45.0

Nghĩa vụ trả nợ trung và dài hạn/xuất khẩu 4.0 3.8 3.3 4.2 3.4

Nghĩa vụ nợ dự phòng/thu ngân sách 4.5 4.6 4.7 4.3 5.8

Dự trữ ngoại hối/tổng dư nợ ngắn hạn 6380.0 10177.0 2808.0 290.0 187.0

Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài chính (Bản tin nợ nước ngoài) và IMF

Theo số liệu từ bảng 2.3, cho thấy tổng dư nợ nước ngoài trên GDP của quốc gia ngày càng tăng qua các năm và đã vượt qua ngưỡng an toàn 30% (theo tiêu chuẩn của WB). Nhưng nếu xét về tỷ lệ nợ nước ngoài/xuất khẩu và nghĩa vụ trả nợ/xuất khẩu thì Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức ngưỡng an toàn cho phép (tương ứng < 165% và < 18%), cho thấy xuất khẩu vẫn có thể đảm bảo các khoản vay nước ngoài. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nguồn thu xuất khẩu chủ yếu dùng bù đắp cho nhập khẩu. Ngoài ra, đặc thù hàng hóa xuất khẩu Việt

Nam chủ yếu là nguyên liệu thô, giá trị thấp, chưa qua chế biến và khai thác trực tiếp từ tự nhiên nên nền tảng xuất khẩu không vững chắc.

Cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam liên tục bị thâm hụt trong vòng 10 năm nay, năm 2005 mức thâm hụt là 1,1% GDP nhưng đến năm 2007 tăng lên mức 9,8% GDP và tiếp tục tăng lên 11,9% GDP vào năm 2008, mặc dù trong thời gian này chuyển giao đơn phương ở mức khá cao (9% năm 2007 và 8,1% năm 2008). Các năm tiếp theo tài khoản vãng lai đã dần được cải thiện nhưng vẫn tiếp tục thâm hụt, năm 2010 thâm hụt ở mức 4,0% và dự báo năm 2011 mức thâm hụt vẫn tương đương năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu của thâm hụt tài khoản vãng lai là do cán cân thương mại liên tục thâm hụt qua các năm (cao nhất là năm 2007, thâm hụt đến 14,6% GDP). Do đó, nhu cầu ngoại tệ để bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai càng cao, tạo áp lực vay thêm nợ mới hoặc làm giảm dự trữ ngoại hối của quốc gia, điều này làm tăng thêm gánh nặng nợ và ảnh hưởng đến khả năng chi trả nợ trong tương lai của quốc gia.

Bảng 2.4: Cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam 2005 - 2010

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Cán cân tài khoản vãng lai (% GDP) -1.1 -0.3 -9.8 -11.9 -6.2 -4.0

Cán cân thương mại -4.6 -4.6 -14.6 -14.2 -8.5 -6.7

Cán cân dịch vụ -0.6 0 -1.1 -0.9 -0.8 -1.0

Cán cân thu nhập -2.3 -2.3 -3.1 -4.9 -3.6 -4.6

Chuyển giao đơn phương 6.4 6.6 9.0 8.1 6.9 8.3

Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á và IMF

Dự trữ ngoại hối trên tổng dư nợ ngắn hạn của Việt Nam sụt giảm mạnh qua các năm, từ mức 6380% năm 2006 sụt giảm chỉ còn 187% năm 2010. Nguyên nhân là do dự trữ ngoại hối giảm trong khi nợ ngắn hạn lại tăng. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Việt Nam đang suy giảm mạnh. Theo bản tin nợ nước ngồi số 7 của Bộ Tài chính, dự kiến nợ phải trả nước ngồi của Chính phủ có xu hướng gia tăng. Năm 2011, dự kiến tổng nợ phải trả là 1.331,5 triệu USD, đến năm 2020 con số này lên đến 2.380,3 triệu USD, cao gấp gần 2 lần so với năm

2011, chưa tính đến các rủi ro về tỷ giá, lạm phát và các nhân tố khác làm gia tăng các khoản phải trả. Đồng thời, tỷ lệ nghĩa vụ nợ dự phòng/thu ngân sách liên tục tăng qua các năm. Do đó, áp lực trả nợ của Chính phủ trong tương lai là rất lớn nên cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong việc cân đối vay và trả nợ vay nước ngoài.

2.3 Đánh giá hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam

Hiệu quả quản lý nợ công thường được đánh giá qua khả năng đáp ứng các mục tiêu quản lý nợ cơng. Ở khía cạnh khác, hiệu quả quản lý nợ cơng cịn được đánh giá thơng qua tính ổn định nợ cơng và tính cơng bằng về gánh nặng nợ giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai. Sự quyết định gia tăng hay giảm nợ công của quốc gia đều có liên quan đến các khía cạnh này. Do đó, để đánh giá hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam, bài viết sẽ đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn mà Ngân hàng Thế giới và IMF áp dụng để đánh giá tình trạng nợ cũng như hiệu quả quản lý nợ công của các nước nghèo gánh nặng nợ cao (HIPCs) và các nước có thu nhập thấp.

2.3.1 Đánh giá tính ổn định nợ nước ngồi theo mức ngưỡng của HIPCs

Việc đánh giá tính ổn định nợ cơng được thực hiện qua việc đánh giá các chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ NPV của nợ/xuất khẩu (NPV/X): đo lường hiện giá thuần của nợ

nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn thu xuất khẩu. - Tỷ lệ NPV của nợ/thu ngân sách nhà nước (NPV/DBR): đo lường hiện giá thuần của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn thu ngân sách nhà nước.

Theo mức ngưỡng của HIPCs, một quốc gia được xem là an toàn nếu như tỷ lệ NPV/X nhỏ hơn 150%; tỷ lệ NPV/DBR nhỏ hơn 250%. Tuy nhiên, chỉ tiêu thứ hai chỉ được sử dụng nếu như đáp ứng hai điều kiện: Tỷ lệ xuất khẩu/GDP phải lớn hơn hoặc bằng 30% và tỷ lệ thu ngân sách nhà nước/GDP phải lớn hơn 15%.

Bảng 2.5: Ngƣỡng nợ nƣớc ngoài theo tiêu chuẩn HIPCs

Chỉ tiêu Mức ngưỡng Việt Nam

(2005 - 2010)

NPV của nợ nước ngoài/xuất khẩu 150% 38%

NPV của nợ nước ngoài/thu ngân sách trừ các

khoản hỗ trợ 250% 90%

Dịch vụ nợ/xuất khẩu 15% 2%

Dịch vụ nợ/thu ngân sách trừ các khoản hỗ trợ 10% 5%

Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài Chính, ADB, IMF, WB và Phụ lục 6

Trong giai đoạn 2005 – 2010, tỷ lệ xuất khẩu/GDP của Việt Nam luôn ở mức cao, trung bình là 65,9%, trong khi tỷ lệ thu ngân sách/GDP trung bình ở mức 28,4% (thấp nhất là 26,5% vào năm 2009). Do đó, Việt Nam đã đáp ứng được hai điều kiện: tỷ lệ xuất khẩu/GDP > 30% và tỷ lệ thu ngân sách/GDP > 15%. Trong khi đó, cả hai chỉ tiêu NPV/X và NPV/DBR của Việt Nam đều thấp hơn mức ngưỡng của HIPCs, cho thấy Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu nợ bền vững.

Dịch vụ nợ/xuất khẩu (TDS/X) và dịch vụ nợ/nguồn thu ngân sách (TDS/DBR): là những chỉ tiêu đo lường tính lỏng được WB và IMF đưa vào để đánh giá mức độ bền vững nợ cơng. TDS/X đo lường khả năng thanh tốn dịch vụ nợ từ thu xuất khẩu. TDS/DBR đo lường khả năng thanh toán dịch vụ nợ từ thu ngân sách nhà nước. Một quốc gia đảm bảo tính lỏng khi TDS/X thấp hơn 15% và TDS/DBR thấp hơn 10%.

Tỷ lệ TDS/X trung bình của Việt Nam từ năm 2005 đến 2010 là 2% và TDS/DBR là 5%. Xét theo mức ngưỡng thì các tỷ lệ tính lỏng nợ nước ngoài của Việt Nam khá ổn định.

2.3.2 Đánh giá tính ổn định nợ trong nước

Nợ trong nước được đánh giá qua hai chỉ số là Nợ trong nước/GDP và Nợ trong nước/thu ngân sách. Theo mức ngưỡng mà WB đưa ra ở bảng 2.6, nợ trong nước của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn. Các chỉ tiêu nợ/GDP và nợ/thu ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 luôn ở mức thấp hơn mức ngưỡng

an toàn của WB đưa ra nhưng khoảng cách so với ngưỡng không nhiều. Do đó, trong trường hợp này, Việt Nam vẫn có khả năng gia tăng nợ cơng trong nước mà khơng ảnh hưởng đến tính ổn định nợ nhưng với mức độ không lớn.

Bảng 2.6: Ngƣỡng nợ trong nƣớc theo tiêu chuẩn HIPCs

Chỉ tiêu Mức ngưỡng Việt Nam

(2005 - 2010)

Nợ trong nước/GDP 20% - 25% 18%

Nợ trong nước/thu ngân sách 92% - 167% 64%

Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài Chính, ADB, IMF, WB và Phụ lục 6

2.3.3 Đánh giá sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách quản lý nợ nước ngoài

Vào năm 2005, WB và IMF đã đưa ra một cách tiếp cận mới để đánh giá chất lượng quản lý nợ cơng cho các nước có thu nhập thấp, đó là dựa vào chất lượng chính sách và thể chế [51]. Cách tiếp cận trước đây dựa vào mức ngưỡng các chỉ số nợ công chủ yếu được tính tốn dựa vào kinh nghiệm lịch sử của các nước HIPCs trong chương trình giảm nợ nhằm ngăn chặn cú sốc từ bên ngoài của các nước này. Cách tiếp cận mới dựa vào khuôn khổ chi tiết của từng quốc gia trên nền tảng thể chế và chính sách nhằm hướng đến phân tích nợ năng động. Điểm mới cơ bản của cách tiếp cận này là định lượng các ngưỡng ổn định nợ dựa vào cơ sở chất lượng của chính sách và thể chế. Nghĩa là, các quốc gia có chính sách và thể chế tốt thì có thể chống đỡ được mức nợ cao hơn so với mức ổn định nợ cơ bản. Ngược lại, quốc gia nào mà thể chế và chính sách yếu kém thì mức độ và quy mơ nợ công cần được khống chế trong giới hạn ngưỡng của các nước HIPCs.

Cách tiếp cận này đưa ra giá trị mức ngưỡng dựa vào tỷ lệ nợ truyền thống để làm cơ sở đánh giá thể chế và chính sách của quốc gia (Country Policy and Institutional Assessment: CPIA). Dựa vào giá trị ngưỡng, WB đã phân thành 3 mức thực hiện chính sách: kém, vừa và mạnh.

Bảng 2.7: Mức ngƣỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế

% NPV của nợ trên % Dịch vụ nợ trên Xuất khẩu GDP Thu ngân sách Xuất khẩu Thu ngân sách Kém (CPIA<3) 100 30 200 15 25 Vừa (3<CPIA<3,9) 150 40 250 20 30 Mạnh (CPIA>3,9) 200 50 300 25 35

Nguồn:Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế

Theo cách tiếp cận này và với số liệu của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2010 cho thấy thể chế và chính sách quản lý nợ của Việt Nam được xếp vào mức thực hiện kém.

2.3.4 Đánh giá tính cơng bằng liên thế hệ

Theo lý thuyết tân cổ điển, vay nợ gây chèn lấn đầu tư khu vực tư. Khi Chính phủ thực hiện dự án, cho dù được tài trợ bằng thuế hay vay nợ, thì những nguồn lực đều lấy từ khu vực tư. Như vậy, nợ có ảnh hưởng đến vốn đầu tư của khu vực tư và tạo ra gánh nặng cho thế hệ tương lai. Để khắc phục chèn lấn, yêu cầu các dự án đầu tư của Chính phủ phải có hiệu quả để thu hút lại sự đầu tư của khu vực tư

Khi một quốc gia có vay nợ nước ngồi để tài trợ thiếu hụt ngân sách, giả sử tiền vay nợ dùng để tiêu dùng hiện tại, chắc chắn thế hệ tương lai phải gánh chịu gánh nặng nợ. Bởi vì mức tiêu dùng giảm xuống ở mức bằng số vay nợ cộng cho tiền lãi dồn tích mà phải trả cho các nhà tài trợ nước ngoài. Tiền vay nợ dùng để đầu tư, kết quả còn tùy thuộc vào năng suất của dự án. Nếu như tỷ suất sinh lợi của dự án đầu tư lớn hơn chi phí biên vay nợ nước ngồi thì sự liên kết giữa vay nợ và chi đầu tư thực tế làm cho thế hệ tương lai tốt hơn. Ngược lại, tỷ suất sinh lợi của dự án nhỏ hơn chi phí biên vay nợ thì thế hệ tương lai trở nên bị thiệt hơn.

Thơng qua các chương trình đầu tư cơng, nợ công Việt Nam được chuyển tải vào các dự án đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững. Điều này thể hiện qua chi tiêu công cho bốn khu vực như giáo dục, y tế, giao thông và nông nghiệp đã tăng đáng kể trong 10 năm qua. Tuy nhiên, như

phân tích ở trên, thơng qua chỉ số ICOR, ta thấy rằng hiệu quả sử dụng nợ công và hiệu quả của các dự án đầu tư còn rất thấp. Việt Nam vay nợ chủ yếu để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, song hiệu quả đầu tư thấp nên nguồn thu hồi để trả nợ trong tương lai từ các dự án này sẽ bị hạn chế. Các khoản vay và chi tiêu hiện tại của Chính phủ khơng tạo nên nguồn thu hiệu quả trong tương lai sẽ làm tăng sức ép lên bội chi mới. Hậu quả là thế hệ tương lai sẽ phải gánh chịu gánh nặng nợ cao hơn thế hệ hiện tại.

Tóm lại, thơng qua phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý nợ công của WB, ta thấy rằng nợ công Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn theo tiêu chuẩn của HIPCs. Tuy vậy, các tỷ lệ nợ hiện tại cịn an tồn cũng không loại trừ việc cần phải thận trọng trong quản lý nợ công, phải tăng cường hiệu quả sử dụng số tiền vay nợ được. Các dự án đầu tư từ nguồn vốn khu vực cơng mặc dù có sự đóng góp đáng kể đến tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua nhưng vẫn còn kém hiệu quả làm ảnh hưởng đến tính cơng bằng liên thế hệ về gánh nặng nợ, do đó cần cải thiện hơn nữa trong công tác quản lý nợ công của Việt Nam. Trong thời gian tới, nợ cơng của Việt Nam có tiếp tục nằm trong tầm kiểm sốt hay khơng cịn tùy thuộc vào việc hồn thiện chính sách và thể chế, xây dựng và thực thi chiến lược quản lý nợ, kiểm soát tỷ lệ bội chi ngân sách và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

2.4 Dự báo khả năng xảy ra khủng hoảng nợ ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

Theo tiêu chí đánh giá của WB, một nước được xem là rơi vào tình trạng nợ trầm trọng nếu như tỷ lệ Nợ nước ngoài/GDP > 50% hoặc Nợ nước ngoài/Xuất khẩu > 275%. Năm 2010, Nợ nước ngoài/GDP của Việt Nam ở mức 42,3% và Nợ nước ngồi/xuất khẩu khoảng 54,2%. Theo tiêu chí tỷ lệ nợ/xuất khẩu của WB thì tình trạng nợ của Việt Nam đang ở mức bình thường (< 165%). Tuy nhiên xét theo tiêu chí nợ/GDP thì Việt Nam đang ở mức độ khó khăn về nợ (30% - 50%). Đồng thời, tình hình cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam liên tục bị thâm hụt là một dấu hiệu đáng lo, có nguy cơ tiềm ẩn về khả năng chịu đựng thâm hụt TKVL và khả năng trả nợ nước ngoài trong tương lai. Trong khi đó, một phần khá lớn các khoản vay được dùng để tài trợ cho việc nhập khẩu hàng hóa, tức bù đắp thâm hụt TKVL.

Do đó, để đánh giá khả năng thanh tốn nợ của Việt Nam trong tương lai ta sẽ xem xét tỷ lệ nợ/xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2020 thơng qua xây dựng mơ hình cảnh báo khủng hoảng nợ của Jaim de Pine (1989) (xem chi tiết mơ hình ở mục 1.2.2.2)

a a a b a b b v d a d t t t t t        1 ) 1 ( ) ( 0 0 (*)

2.4.1 Xác định các chỉ số tăng trƣởng xuất khẩu và chuyển giao ròng (gx), tăng trƣởng nhập khẩu (gm) và lãi suất (i)

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (bao gồm chuyển giao ròng) và nhập khẩu trong giai đoạn 2011 - 2020 được ước lượng thơng qua mơ hình Kinh tế lượng (sử dụng phần mềm Eview 5.1) dựa trên dữ liệu từ năm 1990 - 2010 (xem Phụ lục 7A). Kết quả thu được như sau (xem phần kiểm định và ước lượng ở Phụ lục 7B):

Ln(X_CGR) = 7,612121 + 0,179164t + [AR(1)=0,748438, AR(2)= -0,262867] + Ui

Ln(M) = 7,762969 + 0,174509t + [AR(1)=0,921863, AR(2)= - 0,500122] + Vi

Từ đó ước lượng 2 tương ứng với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (hoặc

xuất khẩu và chuyển giao rịng) bình qn hàng năm trong điều kiện các yếu tố khác

không đổi và với mức ý nghĩa  5%:

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và chuyển giao ròng: 0,160343 < gx < 0,197985 Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu: 0,155207 < gm < 0,193811

Về lãi suất, theo thông tin từ Bộ kế hoạch và đầu tư, mức lãi suất trên toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ và dự báo khủng hoảng nợ tại việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)