1.3 Quá trình phát triển của quy trình lập kế hoạch kiểm tốn trong kiểm toán
1.3.3 Tổng hợp so sánh các chuẩn mực kiểm toán quốc tế, chuẩn mực kiểm toán
toán Hoa Kỳ, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam liên quan đến quy trình lập kế hoạch kiểm tốn.
Mối quan hệ giữa các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam chi phối đến quy trình lập kế hoạch kiểm tốn trong kiểm tốn báo cáo tài chính sẽ được tóm tắt qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Các chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam liên quan đến quy trình lập kế hoạch kiểm toán
Tổng hợp các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA), chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) và các chuẩn mực kiểm toán Mỹ (SAS) chi phối đến quy trình lập kế hoạch kiểm tốn:
Bảng 1.3: Bảng so sánh ISA, SAS và VSA liên quan đến quy trình lập kế hoạch kiểm tốn
Tên chuẩn mực ISA SAS VSA Ghi chú
Gian lận và sai sót ISA 240 (2009)
SAS 99 (2002)
VSA 240 VSA ban hành trên cơ sở ISA 240 năm 1999
Lập kế hoạch kiểm toán ISA 300 SAS 108 VSA 300 VSA tương đồng với ISA và SAS
VSA 310
VSA 240, VSA 330 VSA 520
VSA 300
VSA 320
Hiểu biết về đơn vị, môi trường hoạt động và đánh giá rủi ro
ISA 315 SAS 109 Chưa có VSA chỉ có chuẩn mực VSA 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh ban hành dựa trên ISA 310 đã hết hiệu lực. Tính trọng yếu trong kiểm toán ISA 320 (2009)
SAS 107 VSA 320 VSA ban hành trên cơ sở ISA 320 năm 1999
Thủ tục phân tích ISA 520 SAS 109 VSA 520 VSA tương đồng với ISA và SAS
Nhìn chung các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam liên quan đến quy trình lập kế hoạch kiểm tốn trong kiểm tốn Báo cáo tài chính phần lớn đều dựa theo các chuẩn mực kiểm toán quốc tế.
Tuy nhiên, hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành đã được Bộ Tài chính ban hành từ năm 1999 đến năm 2004, các chuẩn mực này đều được xây dựng dựa trên hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũ, ban hành trước năm 2005 và sau hơn 10 năm thực hiện đã bộc lộ nhiều thiếu sót, đặc biệt đã lạc hậu so với Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới ban hành tháng 4 năm 2009 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Cụ thể như sau:
- Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 240 – Gian lận và sai sót trong khi trên thế giới đã có chuẩn mực ra đời năm 2009 để thay thế cho chuẩn mực được Bộ Tài chính ban hành từ năm 1999 đến năm 2004, trong khi đó ở Việt Nam VSA 240 ban
hành năm 2001 vẫn dựa vào chuẩn mực ISA 240 ban hành năm 1999. So với phiên bản ISA 240 năm 1999 chưa đi sâu vào việc phân loại hành vi gian lận trong quá trình kiểm tốn Báo cáo tài chính mà về cơ bản chỉ dừng lại ở việc định nghĩa và nêu ra các biểu hiện nhận dạng của hành vi này thì phiên bản ISA 240 năm 2009 đã có những nội dung quy định rõ ràng hơn về các hành vi gian lận.
- Hiện nay trên thế giới đã có chuẩn mực ISA 315 – Hiểu biết về đơn vị, môi trường hoạt động và đánh giá rủi ro. Chuẩn mực ISA này ra đời thay thế cho chuẩn mực ISA 400. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa ban hành chuẩn mực VSA 315 để hướng dẫn cơng ty kiểm tốn trong việc đánh giá rủi ro. Hiện tại chúng ta đang có hai chuẩn mực liên quan đến vấn đề này là chuẩn mực VSA 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh (chuẩn mực này được ban hành dựa trên ISA310 đã hết hiệu lực) và chuẩn mực VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm sốt nội bộ. Theo đó trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chỉ nhấn mạnh đến rủi ro về mặt tài chính (nghĩa là chỉ quan tâm đến số liệu trên Báo cáo tài chính), chưa đề cập đến ảnh hưởng của môi trường kinh doanh như chiến lược của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, tình trạng cạnh tranh trong ngành, xu hướng của nền kinh tế...
- Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam VSA 320 – Tính trọng yếu trong kiểm tốn ban hành dựa trên tinh thần của ISA 320 năm 1999. Do vậy đến nay chuẩn mực này đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Trong chuẩn mực VSA 320 hiện hành chưa đề cập đến người sử dụng Báo cáo tài chính, cũng như chưa đưa ra các hướng dẫn sử dụng một tỷ lệ phần trăm trên chỉ tiêu cơ sở mà người sử dụng quan tâm, chưa có các quy định về thông báo các sai lệch chưa điều chỉnh.