Một số giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán đang hoạt động ở việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 101 - 104)

3.2.2 Giải pháp về phía nhà nước và Hội kiểm tốn viên hành nghề Việt Nam

3.2.2.1.2 Một số giải pháp

Các giải pháp để hồn thiện mơi trƣờng pháp lý

-Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý cho hoạt động kiểm toán cũng là một việc làm cấp bách trong tình hình hiện nay. Mơi trường pháp lý càng ổn định thì rủi ro kiểm tốn sẽ càng giảm thiểu đáng kể. Trong thời gian gần đây, với sự ra đời của một số chuẩn mực kế tốn và kiểm tốn mới, mơi trường pháp lý cho hoạt động kiểm tốn đang từng bước được hồn thiện và sửa đổi phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Tuy nhiên, do trong giai đoạn đang hồn thiện nên vẫn cịn thiếu tính đồng bộ giữa chuẩn mực kế toán và kiểm toán. Các doanh nghiệp vẫn có thể dựa vào những kẽ hở của luật để kiếm lợi.

chính sách kế tốn – kiểm tốn, Nhà nước cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về phạm vi hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán cho các cơng ty kiểm tốn độc lập trong và ngoài nước bằng cách mở rộng về phạm vi và đối tượng kiểm toán độc lập, tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh để các công ty kiểm tốn có điều kiện phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực kiểm tốn. Đồng thời, Nhà nước cũng nên tạo điều kiện cho các cơng ty kiểm tốn độc lập có vốn đầu tư nước ngồi hoạt động tại Việt Nam, từ đó tạo ra lực đẩy giúp cho các cơng ty kiểm tốn Việt Nam phải hoàn thiện hơn để có thể cạnh tranh với các cơng ty kiểm tốn nước ngồi.

- Với sự ra đời của Luật kiểm tốn độc lập có hiệu lực từ ngày 1/1/2012 được kỳ vọng sẽ khắc phục những hạn chế và những tồn tại trong ngành kiểm toán những năm qua. Nó sẽ góp phần làm lành mạnh hóa mơi trường đầu tư ở Việt Nam và cơng khai minh bạch nền tài chính của quốc gia, với tốc độ phát triển cao và trong xu thế hội nhập. Đã tạo lập được cơ sở pháp lý, điều chỉnh tổ chức hoạt động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các Cơng ty kiểm tốn và kiểm toán viên cũng như các đối tượng cần và phải được kiểm toán một cách đầy đủ, toàn diện hơn, tương xứng với vai trị, vị trí của kiểm tốn độc lập trong xã hội.

Hồn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam, đặc biệt là các chuẩn mực liên quan đến công tác lập kế hoạch kiểm tốn trong kiểm tốn Báo cáo tài chính.

- Nền kinh tế ngày càng phát triển, các kỹ thuật kiểm toán cũng phải thay đổi cho phù hợp. Do vậy, cần thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã được ban hành cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Đối với các chuẩn mực liên quan đến lập kế hoạch kiểm toán, cần ban hành chuẩn mực kiểm toán VSA 315 thay thế VSA 310 và VSA 400.

- Có thể nhận thấy rằng nếu vẫn dựa vào cách tiếp cận rủi ro kiểm tốn theo mơ hình rủi ro tài chính theo chuẩn mực VSA 310 và VSA 400, kiểm toán viên chỉ có thể nhận biết được rủi ro tác động đến việc xử lý và ghi chép các nghiệp vụ chứ không thấy được rủi ro kinh doanh mà chuẩn mực ISA 315 và ISA 330 đề cập, yêu cầu bên cạnh những hiểu biết về rủi ro tác động đến việc xử lý và ghi chép các

nghiệp vụ, kiểm tốn viên phải có kiến thức sâu rộng hơn về hoạt động kinh doanh của khách hàng, cụ thể là chiến lược kinh doanh, rủi ro gắn liền với chiến lược kinh doanh của khách hàng, các biện pháp đối phó rủi ro và xác định ảnh hưởng của các rủi ro đến sự trình bày trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Theo phương pháp tiếp cận này, đối với các nghiệp vụ thường xuyên xảy ra, kiểm toán viên sẽ dựa nhiều hơn vào hệ thống kiểm soát nội bộ bằng cách thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Kiểm toán viên sẽ chỉ tập trung kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ không thường xuyên và với cách tiếp cận như thế, kiểm toán viên sẽ giảm được rủi ro kiểm tốn và tăng tính hiệu quả của cuộc kiểm toán.

- VSA 315 nên được xây dựng tương tự như chuẩn mực ISA 315, dựa trên quan điểm tiếp cận rủi ro kinh doanh. Thay vì VSA 310 và VSA 400 chỉ nhấn mạnh đến rủi ro về mặt tài chính, chưa đề cập đến ảnh hưởng của môi trường kinh doanh, chuẩn mực ISA 315 đặc biệt nhấn mạnh đến mơ hình rủi ro kinh doanh, một cách tiếp cận mới trong quy trình đánh giá rủi ro kiểm tốn.

Ban hành các thông tƣ hƣớng dẫn chi tiết chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

- Nền kinh tế ngày càng phát triển, các kỹ thuật kiểm toán cũng phải thay đổi cho phù hợp. Do vậy, cần thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã được ban hành cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Cho đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành 38 chuẩn mực kiểm toán. Tuy nhiên, từ khi ban hành đến nay, các chuẩn mực kiểm toán chưa được cập nhật, bổ sung những điểm còn chưa phù hợp hoặc chưa thống nhất. Theo tinh thần quyết định số 1053/QĐ-BTC ngày 13/05/2008 của Bộ Tài chính, việc thực hiện nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được chuyển giao cho Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam đảm nhận. Do đó, trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần đơn đốc, kiểm tra việc cập nhật những thay đổi đảm bảo sự nhất quán với chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới nhất cũng như phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế.

do vậy trong nhiều trường hợp khó vận dụng vào thực tế. Qua khảo sát thực tế, nhiều chuẩn mực đã được ban hành nhưng do chưa có hướng dẫn chi tiết, các cơng ty kiểm toán, đặc biệt là các cơng ty kiểm tốn Việt Nam có quy mơ nhỏ khó áp dụng. Do vậy, để có thể dễ dàng áp dụng vào thực tế, cần ban hành các thông tư hướng dẫn chi tiết chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về lập kế hoạch kiểm tốn nói riêng cũng như những vấn đề khác nói chung. Thơng tư hướng dẫn chi tiết sẽ giúp cơng ty kiểm tốn thực hiện cơng tác kiểm toán theo đúng yêu cầu của chuẩn mực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán đang hoạt động ở việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)