6. Kết cấu luận văn
3.3 Giải pháp hổ trợ
3.3.2 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Hàng hóa chủ yếu trên thị trường trái phiếu là trái phiếu chính phủ, cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp trong thị trường trái phiếu Việt Nam còn rất ít. Các cơng ty niêm yết gần như chỉ tập trung vào việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn, việc phát hành trái phiếu để huy động vốn mới chỉ được thực hiện tại một số ít cơng ty. Để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cần có các giải pháp sau :
• Khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu bằng cách đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu ra cơng chúng trong một thời hạn nhất định.
• Khuyến khích phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp: Trong thị trường tài chính, định mức tín nhiệm sẽ là một tiêu chuẩn quan trọng giúp các nhà đầu tư hay doanh nghiệp phát hành trong việc đánh giá rủi ro trái phiếu. Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) hiện đang thu thập và cơng bố các thơng tin định mức tín nhiệm doanh nghiệp hay xếp hạng trái phiếu. Tuy nhiên cần khuyến khích sự hình thành và phát triển của các tổ chức định mức tín nhiệm thuộc khu vực tư nhân. Sự tham gia của các tổ chức định mức tín nhiệm khơng phải nhà nước này sẽ giúp hoạt động cung cấp thông tin được khách quan và hiệu quả hơn. Mơ hình thành lập cơng ty định mức tín nhiệm có thể được áp dụng một cách linh hoạt trong
bối cảnh nguồn nhân lực của Việt nam trong lĩnh vực này còn yếu và thiếu. Trong giai đoạn đầu thành lập, uy tín của các tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập tổ chức định mức tín nhiệm đóng vai trị rất quan trọng. Các cổ đơng chủ yếu có thể góp vốn thành lập cơng ty định mức tín nhiệm có thể bao gồm : (i) Các tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài (Moody’s , Standard & Poor’s, Fitch Rating…), việc tận dụng cơng nghệ, tri thức và uy tín của các tổ chức định mức tín nhiệm thế giới và khu vực sẽ giúp các tổ chức định mức tín nhiệm của Việt nam nâng cao năng lực. (ii) các tổ chức tài chính – ngân hàng – bảo hiểm có uy tín của Việt Nam (iii) Các cơ quan báo chí, truyền thơng chun về kinh tế - tài chính có uy tín của Việt Nam (iv) Các tổ chức nghiên cứu kinh tế - tài chính có uy tín. Để đảm bảo cho tổ chức này hoạt động hiệu quả, các cổ đơng phải được khuyến khích hoạt động một cách độc lập.