Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng indovina đến năm 2020 (Trang 25)

7. Nội dung kết cấu của luận văn

1.3 Quy trình xây dựng chiến lược

1.3.3.3.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Một phần rất quan trọng khi phân tích mơi trường là việc xây dựng ma trận hình

ảnh cạnh tranh trong q trình phân tích để hình thành chiến lược. Ma trận hình ảnh

cạnh tranh là sự mở rộng của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài trong trường hợp các mức độ quan trọng, phân loại, và tổng số điểm quan trọng có cùng mức ý nghĩa. Ngoài ra các mức phân loại, tổng số điểm quan trọng của các công ty đối thủ cạnh

tranh được tính tốn và bao gồm trong ma trận hình ảnh cạnh tranh.

Mục đích của việc xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh là nhằm nhận diện

những DN cạnh tranh chủ yếu có cùng những ưu thế và bất lợi của họ, đồng thời giúp cho nhà chiến lược xác định được vị thế của DN mình trong bản đồ cạnh tranh. Ma trận hình ảnh cạnh tranh được hình thành theo các bước như sau:

Bước 1: Lập một danh mục các yếu tố chính có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN trong ngành.

Bước 2: Đánh giá mức độ quan trọng tăng dần từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất

quan trọng) cho mỗi yếu tố với tổng số điểm của tất cả các yếu tố bằng 1.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố tùy thuộc vào khả năng cạnh tranh của

DN đối với yếu tố này, trong đó 4 là phản ứng rất mạnh, 3 là phản ứng khá mạnh, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng yếu.

Bước 4: Xác định tổng số điểm về tầm quan trọng của mỗi yếu tố (Bằng tích số của

tầm quan trọng mỗi biến số được xác định ở bước 2 với số điểm của nó được xác định

Bước 5: Xác định tổng số điểm quan trọng cho DN bằng cách cộng số điểm có được ở

bước 4 của mỗi yếu tố .

Trên cơ sở điểm số sau khi tính tốn, DN so sánh tổng số điểm của mình với

các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của DN.

1.3.3.4 Phân tích mơi trường vi mơ (mơi trường ngành)

Một ngành là một nhóm các DN có thể đưa ra các SPDV giống nhau hoặc có thể thay thế cho nhau được, trong cạnh tranh các DN trong ngành có ảnh hưởng lẫn

nhau. Nhiệm vụ của các nhà chiến lược là phải phân tích và phán đốn các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định các cơ hội và đe dọa đối với DN của họ.Michael Porter đã xây dựng một mơ hình phân tích 5 lực lượng đã giúp các nhà chiến lược trong việc phân tích chiến lược này. Mơ hình này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 1.5 Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh

(Nguồn : Lê Thế Giới và cs,2012, Quản trị chiến lược)

1.3.3.5 Phân tích mơi trường bên trong

Việc phân tích DN là cơng việc thường xuyên của các nhà quản trị các cấp.

Nhưng yêu cầu của việc phân tích nội bộ DN ở mức cao hơn là phải chỉ ra được

những điểm mạnh và điểm yếu của DN. Mục đích chính của việc phân tích bên trong Doanh nghiệp và các đối thủ hiện tại Những người muốn vào mới (Cạnh tranh tiềm tàng) Áp lực của người mua Sản phẩm dịch vụ thay thế Áp lực của các nhà cung ứng

là nhận diện các nguồn tiềm tàng cũng như đang hiện hữu tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của DN. Từ đó, các chiến lược kinh doanh được lựa chọn cần phát huy tối đa các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu của DN.

Giống như việc phân tích các yếu tố bên ngồi, nhằm định lượng hóa các yếu tố nội bộ trong DN, ta dùng “Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong” (IFE). Ma trận

IFE tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và điểm yếu của các bộ phận kinh doanh chức năng của DN. Có 5 bước để xây dựng ma trận IFE, các bước này cũng được xây dựng tương tự như việc xây dựng ma trận EFE. Trong đó các yếu tố cơ hội và nguy

cơ từ mơi trường bên ngồi sẽ được thay thế bằng các yếu tố điểm mạnh và điểm yếu

trong môi trường nội bộ.

Tổng số điểm quan trọng cao nhất của một DN có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0, trung bình là 2,5. Tổng số điểm lớn hơn 2,5 cho thấy DN mạnh về nội bộ, nhỏ hơn 2,5 cho thấy DN còn những điểm yếu.

1.3.3.6 Giai đoạn kết hợp thông qua việc phân tích ma trận SWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats)

Một công cụ quan trọng trong giai đoạn này giúp cho các nhà quản trị hình thành các chiến lược để lựa chọn đó chính là ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội -

nguy cơ (SWOT). Ma trận SWOT được sử dụng để liệt kê tất cả các cơ hội, các nguy cơ, các điểm mạnh và các điểm yếu trong nội bộ DN, theo thứ tự và vị trí thích hợp. Căn cứ vào mối quan hệ giữa các yếu tố, các nhà phân tích sẽ tiến hành lựa chọn

những giải pháp chiến lược phù hợp thông qua 4 sự kết hợp: điểm mạnh_cơ hội (S_O),

điểm mạnh_nguy cơ (S_T), điểm yếu_nguy cơ (W_T), điểm yếu_cơ hội (W_O). Tuỳ

theo lĩnh vực kinh doanh của DN mà nhà quản trị sẽ sử dụng một hoặc nhiều ma trận

SWOT để tiến hành phân tích và lựa chọn giải pháp thích hợp. Sự kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngồi để hình thành nên bốn nhóm chiến lược khi phân tích SWOT là

một nhiệm vụ khó khăn địi hỏi nhà quản trị phải phân tích, phán đốn tốt, và sẽ khơng có một kết hợp tốt nhất. Mơ hình SWOT thường đưa ra 4 nhóm chiến lược cơ bản:

+ Các chiến lược S_O: Các chiến lược này dựa trên điểm mạnh bên trong của

+ Các chiến lược S_T: Các chiến lược này dựa trên điểm mạnh của DN để ngăn ngừa hoặc hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài.

+ Các chiến lược W_O: Các chiến lược này giảm điểm yếu bên trong nội bộ để tận dụng các cơ hội từ bên ngoài. Những điểm yếu này là rào cản ngăn DN khai thác tốt các cơ hội lớn nên DN cần khắc phục ngay những yếu điểm để tận dụng tốt thời cơ.

+ Các chiến lược W_T: Đây là những chiến lược phòng thủ nhằm giảm điểm yếu bên trong nội bộ để ngăn chặn hoặc hạn chế các nguy cơ bên ngoài. Nếu một DN

đang có những nguy cơ từ mơi trường bên ngồi mà khơng biết cách khắc phục những điểm yếu của mình thì rất khó tồn tại.

Ma trận SWOT được hình thành theo các bước sau :

- Liệt kê các cơ hội lớn bên ngồi cơng ty.

- Liệt kê các mối đe doạ quan trọng bên ngồi cơng ty. - Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty. - Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty.

- Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ơ thích hợp.

- Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO.

- Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe doạ bên ngoài và ghi kết quả của chiến

lược ST.

Bảng 1-1 : Ma trận kết hợp SWOT

Các cơ hội (O)

- Liệt kê các cơ hội quan trọng nhất từ bảng tổng hợp môi trường bên ngoài DN

Các đe doạ (T)

- Liệt kê các nguy cơ quan trọng nhất từ bảng tổng hợp mơi trường bên ngồi DN

Những điểm mạnh (S)

- Liệt kê những điểm mạnh quan trọng nhất Các chiến lược SO - Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Các chiến lược ST -Sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe doạ

Những điểm yếu (W)

- Liệt kê những điểm yếu quan trọng nhất từ bảng tổng hợp môi trường nội bộ DN

Các chiến lược WO

-Vượt qua điểm điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội

Các chiến lược WT

-Giảm thiểu các điểm yếu và tránh các mối đe doạ

(Nguồn : Fred, 2012, Khái luận về quản trị chiến lược)

1.3.3.7 Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM (Quantitave Strategic Planning Matrix) Planning Matrix)

Ma trận QSPM gồm có những thơng tin được lấy trực tiếp từ việc phân tích ma trận EFE, IFE và các chiến lược có khả năng thay thế được rút ra từ việc phân tích SWOT. Một ma trận QSPM có thể bao gồm nhiều chiến lược có thể thay thế cho nhau

nhưng chỉ có những chiến lược trong cùng một nhóm nhất định mới được xem xét đánh giá . Việc thiết lập một ma trận QSPM bao gồm các bước như sau :

Bước 1: Liệt kê các cơ hội, mối đe doạ quan trọng bên ngoài và các điểm mạnh, điểm

yếu bên trong doanh nghiệp. Các yếu tố này được lấy trực tiếp từ ma trận IFE và ma

trận EFE.

Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài. Sự

phân loại này giống như trong ma trận EFE và ma trận IFE.

Bước 3: Xác định các chiến lược có thể thay thế cần xem xét thực hiện. Tập hợp các chiến lược thành các nhóm riêng biệt nếu có thể.

Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn theo từng yếu tố (AS - Attractiveness Score). Số

điểm hấp dẫn biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi mỗi yếu tố trong từng chiến

Mơi trường nội bộ

Mơi trường bên ngồi

lược khác nhau, thang điểm đánh giá từ 1 đến 4, trong đó : 1 là khơng hấp dẫn, 2 là hơi

hấp dẫn, 3 là khá hấp dẫn, 4 là rất hấp dẫn.

Bước 5: Tính tổng điểm hấp dẫn (TAS- Total Attractiveness Score) bằng cách nhân

số điểm phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng.

Bước 6: Tổng cộng điểm hấp dẫn cho từng chiến lược. Đó là phép cộng của tổng số

điểm hấp dẫn trong mỗi cột chiến lược của ma trận QSPM. Tổng điểm số của chiến lược nào cao nhất thì chiến lược đó hấp dẫn nhất và sẽ được ưu tiên chọn lựa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày sơ lược các khái niệm về chiến lược kinh

doanh và vai trò của chiến lược kinh doanh đồng thời nêu khái quát quá trình xây dựng chiến lược của một DN. Để có thể thành công mỗi DN phải biết tận dụng những cơ hội

có được từ mơi trường bên ngồi và những điểm mạnh của mình, đồng thời khắc phục

những điểm yếu của mình và hạn chế những nguy cơ cho DN mình đến từ mơi trường bên ngồi. Nhà quản trị phải hiểu rõ và nắm vững các nguyên tắt cơ bản quá trình xây dựng chiến lược và thực thi chiến lược thì mới có thể có được một chiến lược tốt, đưa DN của mình hướng tới mục tiêu đã đề ra.

Việc xây dựng một chiến lược cụ thể sau khi đã xác định được sứ mệnh và tầm nhìn cho DN mình thường sẽ trải qua 3 giai đoạn :

- Giai đoạn thu thập và hệ thống hóa thơng tin : Tiến hành lập các ma trận IEF,

EFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh.

- Giai đoạn kết hợp : Thông qua việc xây dựng ma trận SWOT để xác định các

chiến lược khả thi cho DN lựa chọn.

- Giai đoạn quyết định : Thông qua ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược tối ưu.

Việc vận dụng các cơ sở lý thuyết nền tảng trên sẽ giúp tác giả thực hiện việc

đánh giá thực trạng hoạt động và môi trường kinh doanh của IVB trong chương 2 và xây dựng chiến lược phát triển IVB đến năm 2020 trong chương 3 của luận văn.

C

CHƯƠƠNNG G 22

T

THHỰỰCC TTRRẠNNGG HHOOẠT TĐĐỘNNG GVÀ PPHÂN N TÍCHCH ẢNNHH HƯỞNNG G C

CAAMMƠƠIITTRRƯƯỜNNGGĐẾĐNNSSPPHHÁÁTTTTRRIINNCCỦAA NNGGÂÂNN H

ÀNNGG IINDNDOOVVIINNA A

2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Indovina (IVB)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Indovina

- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt : Ngân hàng TNHH Indovina - Tên đầy đủ bằng tiếng Anh : Indovina Limited Bank - Tên giao dịch : Indovinabank

- Tên viết tắt : IVB

- Website : www.indovinabank.com.vn

- Địa chỉ trụ sở chính : 97A Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh.

Ngân hàng Indovina là liên doanh giữa Vietinbank và ngân hàng PT.Bank Summa (Indonesia) với vốn điều lệ ban đầu là 10 triệu USD, mỗi bên góp 50% vốn.

Đến tháng 8/1993 ngân hàng PT. Bank Summa chuyển nhượng tồn bộ vốn góp

cho ngân hàng PT. Bank Dagang Nasional Indonesia (BDNI).

Đến tháng 5/2000 ngân hàng BDNI (Indonesia) chuyển nhượng tồn bộ vốn

góp cho ngân hàng United World Chinese Commercial (UWCCB), Taiwan ROC.

Đến tháng 10/2003 : Ngân hàng UWCCB hợp nhất với ngân hàng Cathay

Commercial Bank – Taiwan thành ngân hàng Cathay United Bank thuộc tập đồn tài chính Cathay Holding Group.

Sau hơn 22 năm hoạt động kinh doanh, tính đến 31/12/2012 IVB đã có sự trưởng thành vượt bậc trong quá trình xây dựng và phát triển của mình với vốn điều lệ tăng lên 165 triệu USD, tổng giá trị tài sản đạt 1.110 triệu USD và dư nợ tín dụng

khoảng 555 triệu USD. IVB ln đóng góp một phần vai trị là NHTM của mình trong việc thực thi CSTT quốc gia và cung cấp vốn cho nền kinh tế để phát triển đất nước.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của IVB (Xem phụ lục 05)

Cơ quan quản lý cao nhất của IVB là Hội đồng thành viên. HĐTV thực hiện chức năng quản lý theo quy định của Luật các TCTD, các quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

HĐTV bao gồm 6 người, 1 chủ tịch HĐTV, 1 Phó Chủ Tịch HĐTV cùng 4 thành viên HĐTV khác. Ban điều hành thực hiện chức năng điều hành chung mọi hoạt động của

ngân hàng và trợ giúp cho HĐTV gổm 3 người, 1 Tổng giám đốc và 2 phó tổng giám

đốc. Ban kiểm soát : Ban kiểm sốt có 3 thành viên trong đó có 1 trưởng ban và 2 thành viên do HĐTV quyết định. Ban kiểm sốt có nhiệm vụ kiểm soát nội bộ theo điều lệ của IVB và các qui định hiện hành sau đó báo cáo trực tiếp cho HĐTV.

2.1.3. Sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Indovina 2.1.3.1 Huy động vốn 2.1.3.1 Huy động vốn

Bao gồm việc nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, phát hành các loại CCTG, kỳ phiếu, trái phiếu bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam; vay vốn của các TCTD và của NHNN trên thị trường liên ngân hàng và thị trường mở và các hình thức

huy động vốn khác theo qui định của NHNN.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Bao gồm các hình thức cho vay bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để sản xuất, kinh doanh, cho vay tiêu dùng với các loại hình ngắn, trung và dài hạn. Ngồi ra cịn có các hoạt động khác như : Mở tín dụng thư nhập khẩu, thông báo và xác nhận thư tín dụng, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá.

2.1.3.3. Dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ

Bao gồm: Mở tài khoản, nhờ thu chứng từ, chuyển tiền trong nước và quốc tế, dịch vụ ngoại hối, dịch vụ ngân hàng đại lý, thanh toán chi phiếu lữ hành, thẻ thanh toán, thẻ ATM, POS và dịch vụ SMS banking và thanh tốn hóa đơn

Bao gồm các hoạt động như kinh doanh ngoại tệ, tham gia thị trường tiền tệ, mua cổ phần và đầu tư, thực hiện việc mua bán các loại giấy tờ có giá, các dịch vụ

khác được NHNN cho phép.

2.1.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Indovina từ năm 2008 – 2012

Qua hơn 22 năm xây dựng và phát triển, IVB luôn hoạt động đạt kết quả kinh

doanh tốt, đi đúng định hướng ban đầu của mình là ngân hàng luôn dẫn đầu trong khối NHLD tại Việt Nam.

2.1.4.1 Các chỉ tiêu kinh doanh chính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng indovina đến năm 2020 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)