7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.2. KHẢO SÁT VIỆC TRÌNH BÀY VÀ CƠNG BỐ BÁO CÁO BỘ PHẬN Ở
2.2.2.1 Chất lượng báo cáo bộ phận
Vấn đề nghiên cứu đầu tiên là tìm kiếm các yếu tố quyết định đến chất lượng báo cáo bộ phận. Trong nghiên cứu này, chất lượng báo cáo bộ phận được định nghĩa là số lượng các khoản mục mà các báo cáo bộ phận tiết lộ.
Quy mô công ty:
Được đề cập bởi Foster (1986, [15]), ông cho rằng biến quan trọng nhất trong nghiên cứu sự khác biệt giữa các doanh nghiệp về việc công bố thông tin của họ là quy mô doanh nghiệp. Cụ thể hơn, quy mô là một biến thường được sử dụng để giải thích sự khác biệt trong chất lượng báo cáo bộ phận. Các nghiên cứu của Prather-Kinsey & Meek (2004, [25]) và Nichols & Street (2007, [24]) là những ví dụ gần đây cũng cho thấy số lượng các mục trong báo cáo bộ phận được công bố tăng theo quy mô doanh nghiệp. Mặc dù hầu hết các nghiên cứu tìm thấy rằng có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa sự công bố thông tin bộ phận và quy mô công ty, nhưng những lý do giải thích cho lý thuyết về mối quan hệ này là chưa thật sự rõ ràng.
Theo Prather-Kinsey & Meek, các công ty lớn sẽ tiết lộ nhiều thông tin hơn những công ty nhỏ. Với Nichols & Street, qua tất cả những năm mà họ kiểm tra,
Và giải thích cho giả thuyết này, họ cho rằng chi phí sản phẩm của thơng tin bộ phận có thể thấp hơn ở các cơng ty lớn hơn. Hơn nữa, các cơng ty lớn hơn có một sự nhạy cảm chính trị lớn hơn và có thể phải chịu chi phí chính trị lớn hơn. Một cách có thể để giảm thiểu các chi phí trên là thơng qua cơng bố thơng tin mở rộng có thể đem nhiều thuận lợi cho hình ảnh của cơng ty. Do đó, giả thuyết sau đây được xây dựng:
H1: Chất lượng báo cáo bộ phận biến động thuận chiều với quy mô công ty.
Mức phân tán quyền sở hữu:
Nghiên cứu thực nghiệm của Epstein và Pava (1993, [14]) đã chỉ ra rằng báo cáo tài chính là những nguồn thơng tin chính, quan trọng cho các cổ đơng nhỏ. Họ có một phần nhỏ của quyền sở hữu trong các cơng ty và do đó có thể phải chịu chi phí lớn trong việc tìm kiếm thêm thơng tin như trong việc kiểm soát các giao dịch chuyển dịch lợi nhuận của các nhà quản lý, do đó họ phải dựa vào thơng tin trong báo cáo tài chính. Theo đó, cơng ty có số lượng lớn các cổ đông nhỏ sẽ phải gia tăng khả năng cung cấp thông tin mở rộng, so với những cơng ty chỉ có đại diện bởi một vài cổ đông lớn.
Archambault J.J và Archambault M.E (2003, [10]) lập luận rằng các nhà đầu tư là những người thụ hưởng chính những thơng tin được công bố của công ty. Nhưng các cổ đơng lớn và chính thường dễ dàng có được thơng tin trực tiếp từ các công ty. Kết quả là, các công ty chỉ với một vài chủ sở hữu lớn ít có động cơ để tiết lộ thông tin mở rộng trong báo cáo hàng năm của họ.
Dumontier & Raffournier (1998, [13]) đã cung cấp bằng chứng cho thấy những công ty đã tuân thủ tự nguyện theo IAS có một sự phân tán quyền sở hữu cao hơn so với các cơng ty khơng tự nguyện tn thủ IAS. Do đó, giả thuyết sau đây được xây dựng:
H2: Chất lượng của báo cáo bộ phận tăng lên cùng với sự gia tăng mức độ phân tán quyền sở hữu.
Kiểm toán:
Một số tác giả đã cho rằng kiểm tốn viên đóng một vai trị quan trọng trong chính sách cơng bố thơng tin của khách hàng mà họ kiểm tốn. Wallace, Naser & Mora (1994, [30]) và DeAngelo (1981, [12]) đều lập luận rằng cơng ty kiểm tốn lớn hơn có nhiều quan tâm hơn trong việc yêu cầu cung cấp một mức độ cao hơn thơng tin vì bằng cách này họ có thể bảo vệ danh tiếng của mình thơng qua việc thể hiện chất lượng thơng tin kiểm tốn. Họ khơng muốn kết giao với các khách hàng mà chất lượng báo cáo tài chính kém. Một lý do khác là cơng ty kiểm tốn lớn và quốc tế có thể có một lợi thế cạnh tranh trong việc kiểm soát việc áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế bởi vì nhân viên của họ đã có một sự đào tạo quốc tế cao và khả năng thích ứng kịp thời về chuyên môn trong sự phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế. Tương tự như các nghiên cứu của Archambault J.J và Archambault M.E (2003, [10]), cũng cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa việc sử dụng cơng ty kiểm tốn lớn và cơng bố thơng tin nói chung. Do đó, giả thuyết sau đây được xây dựng:
H3: Các công ty được kiểm tốn bởi một Big 4 có chất lượng báo cáo bộ phận tốt hơn so với các công ty không được kiểm toán bởi một trong Big 4.
Địn bẩy tài chính:
Dumontier & Raffournier (1998, [13]) cho thấy rằng một công ty càng đi vay nợ ở nhiều tổ chức khác nhau thì càng cần thiết phải gia tăng việc giám sát hiệu quả sử dụng của các khoản vay. Giải thích của họ cho rằng vì chi phí đi vay được dựa trên rủi ro hiện tại của cơng ty, cổ đơng có động cơ sử dụng những vốn vay để đầu tư vào các dự án rủi ro hơn tài sản hiện hành. Vì vậy, họ có thể làm tăng lợi nhuận kỳ vọng của họ mà khơng hỗ trợ bất kỳ chi phí bổ sung nào. Một cách có thể giám sát các mối quan hệ giữa các cổ đông và chủ nợ là mở rộng việc công bố thông tin. Tuy nhiên với những phát hiện của mình, Meek và các cộng sự (1995, [23]) cho rằng lý thuyết trên đã khơng giải thích rõ cho sự khác biệt trong tiết lộ thông tin bộ
phận tự nguyện được tạo ra bởi đòn bẩy. Phát hiện của họ lại cho thấy rằng các cơng ty sử dụng địn bẩy thấp sẽ tiết lộ thông tin tự nguyện nhiều hơn.
Herrmann và Thomas (1996, [19]) giải thích sự khác biệt trong chất lượng báo cáo bộ phận bằng việc phân tích rủi ro. Các cơng ty có địn bẩy tài chính cao hơn và tỷ suất sinh lời thấp sẽ chứa đựng một hồ sơ rủi ro cao, vì vậy giá trị là thấp hơn trên thị trường so với các cơng ty có địn bẩy tài chính thấp. Những cơng ty này có thể cố gắng bù đắp bằng cách tiết lộ thông tin bộ phận, tức thông qua việc bổ sung một báo cáo bộ phận chất lượng cao hơn.
Có một số nghiên cứu thực nghiệm khác lại cho thấy khơng có sự ảnh hưởng của đòn bẩy theo mức độ công bố thông tin trong báo cáo hàng năm như Raffournier (1995, [26]) đã thử nghiệm trên công ty niêm yết Thụy Sĩ; Wallace và Naser (1994, [30]) đã thử nghiệm các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Hồng Kơng. Do đó, giả thuyết hai mặt sau đây được xây dựng:
H4: Đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo bộ phận. 2.2.2.2 Số lượng các bộ phận báo cáo
Quy mô công ty:
Herrmann và Thomas (1996, [19]) cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp, dựa trên tổng doanh thu, có quan hệ thuận chiều với số lượng khoản mục được công bố trong các báo cáo bộ phận được cung cấp bởi các công ty trong khối Liên minh châu Âu. Như vậy, giả thuyết cho thấy rằng quy mô của một công ty không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo bộ phận mà còn ảnh hưởng đến số lượng của các bộ phận được công bố. Ảnh hưởng quy mô cũng là một trong ba yếu tố kinh tế mà Harris (1998, [18]) cho là ảnh hưởng đến quyết định của các nhà quản lý về việc cần thiết thông tin cho báo cáo ở bộ phận nào. Cô thấy rằng nếu giá trị tài sản trong số lượng các mẫu cơng ty mà cơ lựa chọn, có nhiều khả năng là cơng ty đó sẽ tiết lộ thơng tin bộ phận nhiều hơn. Do đó, giả thuyết sau đây được xây dựng:
H5: Số lượng các bộ phận được báo cáo biến động thuận chiều với quy mô công ty.
Tỷ suất sinh lời:
Kelly (1994, [16]) đã cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ suất sinh lời của công ty với chất lượng công bố thơng tin bộ phận. Theo đó, biến mà cơ xem xét được chọn lựa trên các công ty niêm yết ở Úc. Những bằng chứng đáng tin cậy của cô chứng minh rằng khi một cơng ty càng có khả năng sinh lời cao, họ thích che giấu những thông tin bộ phận như là một rào cản cho sự gia nhập vào ngành cùng nhóm với cơng ty. Kelly phân tích dựa trên việc xem xét hồ sơ rủi ro. Với những kiểm chứng của mình, chính việc cung cấp q nhiều thông tin bộ phận trong điều kiện cơng ty có những khoản sinh lời lớn sẽ khiến cơng ty rơi vào hồn cảnh khó khăn, gia tăng mức độ cạnh tranh nhiều hơn trong cùng ngành.
Ngoài ra, Nichols & Street (2007, [24]) trong nghiên cứu của mình cũng tìm thấy mối quan hệ này. Lý do cũng tương tự như ở giả thuyết H4, việc công bố thông tin sinh lời chi tiết ở các bộ phận có khả năng gia tăng tính cạnh tranh trong việc gia nhập những bộ phận có tỷ suất sinh lời cao. Do đó, giả thuyết sau đây được xây dựng:
H6: Số lượng bộ phận được báo cáo biến động nghịch chiều với tỷ suất sinh lời. 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu
Trong phần này, tác giả trước hết giải thích q trình chọn mẫu, tiếp theo là đo lường biến độc lập và biến phụ thuộc.
2.2.3.1 Mẫu
Tác giả đã chọn nghiên cứu công ty được niêm yết tại Sở GDCK Tp.HCM vì nhiều lý do. Trước hết là vì các cơng ty niêm yết này phải báo cáo theo VAS và do đó phải báo cáo thơng tin bộ phận. Công ty niêm yết thường là các cơng ty có quy mơ khá lớn. Theo ông Hermann & Thomas (1996, [19]) cũng cho thấy tầm quan trọng và lợi ích của các báo cáo báo cáo bộ phận nhìn chung tăng lên theo quy mô
doanh nghiệp. Lựa chọn các công ty lớn cũng làm tăng thêm khả năng các công ty trong mẫu hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh cũng như nhiều khu vực địa lý khác nhau, vì vậy các công ty này sẽ cung cấp thông tin về báo cáo bộ phận rõ ràng hơn cho việc nghiên cứu. Việc lựa chọn trên cùng một sàn giao dịch chứng khoán sẽ giúp việc nghiên cứu thơng tin có ý nghĩa nhiều hơn bởi tính đồng nhất. Cuối cùng, báo cáo tài chính của cơng ty niêm yết Việt Nam là khá dễ dàng tìm được.
Các cơng ty trong mẫu được xác định từ một danh sách, được cung cấp bởi Sở GDCK Tp.HCM theo tiêu chí phân ngành đã trình bày ở đầu chương hai, gồm ba lẻ tám cơng ty. Theo đó, tác giả đã loại bớt các cơng ty thuộc nhóm ngành “Tài chính ngân hàng và bảo hiểm” bởi tính chất đặc biệt của ngành nghề này. Sau đó, đối với mỗi cơng ty trong mẫu, báo cáo tài chính hợp nhất (hoặc báo cáo tài chính đơn lẻ trong trường hợp cơng ty khơng có tình huống hợp nhất báo cáo tài chính) của năm 2012 đã được tải về từ trang web của Sở GDCK TP.HCM. Các báo cáo tài chính này đã được xác nhận tính chính xác bởi sự kiểm sốt của các kiểm tốn viên, có hai cơng ty tiếp tục bị loại bỏ khỏi mẫu vì báo cáo tài chính năm 2012 của họ bị từ chối kiểm toán. Mẫu cuối cùng được chọn ra gồm 288 công ty (phụ lục 2)
Sở dĩ tác giả khảo sát các báo cáo trong năm 2012 vì đây là thời gian gần với năm tài chính hiện tại nhất, từ đó việc nghiên cứu đề tài sẽ mang tính cập nhật tốt hơn về thực trạng trình bày báo cáo bộ phận tại các công ty đã chọn (do năm tài chính 2013 vẫn chưa kết thúc, hơn nữa đề tài này được thực hiện bắt đầu năm 2012 nên tác giả không thể lựa chọn năm hiện hành). Từ những báo cáo tài chính, tác giả thu thập thơng tin báo cáo bộ phận có sẵn và các dữ liệu đầu vào có liên quan nhằm phục vụ cho quá trình điều tra các biến về sau.
Mẫu sau khi được quan sát sẽ chia thành hai nhóm, nhóm các cơng ty có lập báo cáo bộ phận và nhóm các cơng ty khơng lập báo cáo bộ phận. Việc thống kê mô tả sẽ được trình bày trên cả hai nhóm này, tuy nhiên những kiểm định tương quan sẽ được thực hiện trên nhóm các cơng ty có lập báo cáo bộ phận nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến việc trình thông tin bộ phận.
2.2.3.2 Biến phụ thuộc
Chất lượng báo cáo bộ phận
Rennie & Emmanuel (1992, [27]) nói rằng việc tiết lộ thơng tin tài chính có thể được chia thành hai thành phần: chất lượng (tức là tính hữu ích của quyết định) và mức độ (ví dụ như số lượng) của việc cơng bố thơng tin. Do đó, tác giả đã chọn sử dụng hai phương pháp khác nhau để đếm số lượng các khoản mục được công bố, gồm tổng số các khoản mục được tiết lộ và tổng số các khoản mục bắt buộc phải tiết lộ.
Ngoài ra, tác giả cũng lưu ý trong việc đếm các khoản mục bắt buộc. Một số báo cáo tài chính chỉ được xem là có tiết lộ thơng tin bộ phận khi có một con số được cung cấp ít nhất là của một bộ phận. Vì vậy, nếu một mục báo cáo tài chính được đưa ra trong báo cáo bộ phận của công ty nhưng số liệu này chỉ thể hiện ở mục tổng cộng (hoặc hợp nhất) và khơng được phân chia vào ít nhất là một bộ phận khác thì khoản mục này khơng được tính là một tiết lộ bộ phận. Tuy nhiên, nếu có một khoản mục được công bố chi tiết ở các bộ phận mà giá trị của nó phân chia cho tổng cộng và bộ phận đều là khơng thì tác giả vẫn đếm mục đó như một chỉ tiêu mà cơng ty có cơng bố kèm theo. Mục “Chi phí khấu hao và phân bổ chi phí dài hạn” nếu được tách riêng thành hai mục “chi phí khấu hao” và “phân bổ chi phí dài hạn” thì cũng đếm như một mục bắt buộc. Một lưu ý nữa là một số công ty công bố khá chi tiết số liệu thành nhiều mục nhỏ như chi tiết doanh thu bán ra bên ngoài theo loại từng doanh thu (theo yêu cầu VAS cũng có đề cập cần chi tiết doanh thu theo quy mô) nhưng khi đếm, tác giả vẫn tính gộp các mục chi tiết thành một mục thuộc về doanh thu, điều này được thực hiện tương tự như đếm cho từng loại tài sản và từng loại nợ phải trả.
Cuối cùng, theo quy định VAS 28, các công ty cần lựa chọn và công bố cơ sở báo cáo là chính yếu hoặc thứ yếu nhưng có một số công ty không thực hiện điều này - tức không công bố cơ sở báo cáo, tuy nhiên trong nghiên cứu của mình tác giả phải xem xét cơ sở chính yếu hay thứ yếu của báo cáo để kiểm định những giả
thuyết liên quan vì vậy tác giả giả định với những công ty không đề cập rõ cơ sở phân chia thì cơng ty nào chỉ cơng bố một báo cáo thì đó được xem là báo cáo chính yếu, cịn những cơng ty cơng bố hai báo cáo thì ưu tiên báo cáo nào có số lượng bộ phận được công bố nhiều hơn (hoặc tổng số chỉ tiêu được công bố nhiều hơn - trường hợp bằng nhau về số lượng bộ phận cơng bố) sẽ được xem là báo cáo chính yếu, trường hợp đặc biệt nếu công ty nêu cơ sở báo cáo bộ phận và khi công bố số lượng bộ phận, số chỉ tiêu cơng bố đều bằng nhau thì bộ phận nào cơng bố trước sẽ được xem là bộ phận chính yếu.
Tổng số các mục chính yếu và thứ yếu
Biến phụ thuộc này đếm chất lượng báo cáo. Theo định nghĩa của Rennie và Emmanuel (1992, [27]) nó đếm "mức độ cơng bố thông tin". Đối với mỗi công ty trong mẫu, tổng số các mục báo cáo tài chính tiết lộ cho mỗi bộ phận chính yếu và thứ yếu đã được tính riêng. Tác giả đã chọn đếm riêng trên mỗi báo cáo vì VAS 28 yêu cầu các khoản mục được tiết lộ khác nhau giữa bộ phận được báo cáo theo cơ