7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.2. KHẢO SÁT VIỆC TRÌNH BÀY VÀ CƠNG BỐ BÁO CÁO BỘ PHẬN Ở
2.2.3.2 Biến phụ thuộc
Chất lượng báo cáo bộ phận
Rennie & Emmanuel (1992, [27]) nói rằng việc tiết lộ thơng tin tài chính có thể được chia thành hai thành phần: chất lượng (tức là tính hữu ích của quyết định) và mức độ (ví dụ như số lượng) của việc cơng bố thơng tin. Do đó, tác giả đã chọn sử dụng hai phương pháp khác nhau để đếm số lượng các khoản mục được công bố, gồm tổng số các khoản mục được tiết lộ và tổng số các khoản mục bắt buộc phải tiết lộ.
Ngoài ra, tác giả cũng lưu ý trong việc đếm các khoản mục bắt buộc. Một số báo cáo tài chính chỉ được xem là có tiết lộ thơng tin bộ phận khi có một con số được cung cấp ít nhất là của một bộ phận. Vì vậy, nếu một mục báo cáo tài chính được đưa ra trong báo cáo bộ phận của công ty nhưng số liệu này chỉ thể hiện ở mục tổng cộng (hoặc hợp nhất) và khơng được phân chia vào ít nhất là một bộ phận khác thì khoản mục này khơng được tính là một tiết lộ bộ phận. Tuy nhiên, nếu có một khoản mục được công bố chi tiết ở các bộ phận mà giá trị của nó phân chia cho tổng cộng và bộ phận đều là khơng thì tác giả vẫn đếm mục đó như một chỉ tiêu mà cơng ty có cơng bố kèm theo. Mục “Chi phí khấu hao và phân bổ chi phí dài hạn” nếu được tách riêng thành hai mục “chi phí khấu hao” và “phân bổ chi phí dài hạn” thì cũng đếm như một mục bắt buộc. Một lưu ý nữa là một số công ty công bố khá chi tiết số liệu thành nhiều mục nhỏ như chi tiết doanh thu bán ra bên ngoài theo loại từng doanh thu (theo yêu cầu VAS cũng có đề cập cần chi tiết doanh thu theo quy mô) nhưng khi đếm, tác giả vẫn tính gộp các mục chi tiết thành một mục thuộc về doanh thu, điều này được thực hiện tương tự như đếm cho từng loại tài sản và từng loại nợ phải trả.
Cuối cùng, theo quy định VAS 28, các công ty cần lựa chọn và công bố cơ sở báo cáo là chính yếu hoặc thứ yếu nhưng có một số công ty không thực hiện điều này - tức không công bố cơ sở báo cáo, tuy nhiên trong nghiên cứu của mình tác giả phải xem xét cơ sở chính yếu hay thứ yếu của báo cáo để kiểm định những giả
thuyết liên quan vì vậy tác giả giả định với những công ty không đề cập rõ cơ sở phân chia thì cơng ty nào chỉ cơng bố một báo cáo thì đó được xem là báo cáo chính yếu, cịn những cơng ty cơng bố hai báo cáo thì ưu tiên báo cáo nào có số lượng bộ phận được công bố nhiều hơn (hoặc tổng số chỉ tiêu được công bố nhiều hơn - trường hợp bằng nhau về số lượng bộ phận cơng bố) sẽ được xem là báo cáo chính yếu, trường hợp đặc biệt nếu công ty nêu cơ sở báo cáo bộ phận và khi công bố số lượng bộ phận, số chỉ tiêu cơng bố đều bằng nhau thì bộ phận nào cơng bố trước sẽ được xem là bộ phận chính yếu.
Tổng số các mục chính yếu và thứ yếu
Biến phụ thuộc này đếm chất lượng báo cáo. Theo định nghĩa của Rennie và Emmanuel (1992, [27]) nó đếm "mức độ công bố thông tin". Đối với mỗi công ty trong mẫu, tổng số các mục báo cáo tài chính tiết lộ cho mỗi bộ phận chính yếu và thứ yếu đã được tính riêng. Tác giả đã chọn đếm riêng trên mỗi báo cáo vì VAS 28 yêu cầu các khoản mục được tiết lộ khác nhau giữa bộ phận được báo cáo theo cơ sở chính yếu và thứ yếu.
Tổng số các mục chính yếu và thứ yếu bắt buộc
Biến phụ thuộc này cũng đếm chất lượng báo cáo nhưng nó có giá trị về "chất lượng công bố thông tin", theo định nghĩa của Rennie & Emmanuel.
Các khoản mục bắt buộc phải tiết lộ theo VAS 28 cho báo chính yếu bao gồm mười mục là doanh thu bộ phận từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng bên ngoài, doanh thu bộ phận từ các giao dịch với các bộ phận khác, kết quả bộ phận, tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận chi tiết phần tính trực tiếp và được phân bổ, nợ phải trả của bộ phận chi tiết phần tính trực tiếp và được phân bổ, tổng chi phí đã phát sinh trong niên độ để mua tài sản cố định, tổng chi phí khấu hao tài sản cố định và phân bổ chi phí trả trước dài hạn của bộ phận, tổng giá trị của các khoản chi phí khơng bằng tiền ngoại trừ chi phí khấu hao và chi phí dài hạn đã được phân bổ.
Tương tự, việc xem xét các khoản mục bắt buộc phải tiết lộ theo VAS 28 cho báo cáo thứ yếu bao gồm ba mục là doanh thu bộ phận bán hàng ra bên ngồi, tổng giá trị cịn lại của tài sản bộ phận, tổng chi phí đã phát sinh trong niên độ để mua tài sản cố định.
Số lượng các bộ phận báo cáo
Bộ phận chính yếu
Đối với mỗi công ty trong mẫu, số lượng của các báo cáo chính yếu đã được đếm. Trong q trình đếm để xác định số lượng bộ phận được nêu ra trong báo cáo chính yếu, tác giả khơng phân biệt các bộ phận này được phân theo phạm vi địa lý hay dựa trên lĩnh vực kinh doanh.
Bộ phận thứ yếu
Tương tự như cách sử dụng để đếm các báo cáo chính yếu, số lượng bộ phận được nêu ra trong báo cáo thứ yếu cũng đã được tác giả thu thập.