1.2 Các quy định quốc tế về báo cáo bộ phận
1.2.4 Tác động đến việc trình bày báo cáo bộ phận khi thay đổ
1.2.4.1 Tác động đến báo cáo tài chính
Lợi ích: Cải thiện việc truyền thông tin giữa nhà đầu tư và công ty thông qua số liệu
báo cáo theo cách nhìn của nhà quản trị.
Theo báo cáo của Ủy ban Châu Âu (European Commission) khi tiến hành khảo sát các nhà phân tích tài chính và các nhóm người khác nhau có sử dụng báo cáo tài chính, phần lớn người sử dụng cho rằng thơng tin dựa trên phương pháp quản trị hữu ích hơn so với các thông tin áp dụng theo IAS 14. Một số người cho rằng các thông tin bộ phận theo IAS 14 khác với các thông tin được sử dụng cho mục đích quản trị nội bộ do đó nó khơng phản ánh được tình hình thực tế kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra các thơng tin này cịn giúp cho việc đánh giá khả năng và năng lực của nhà quản trị. Nhà đầu tư có thể có được những thơng tin giống như nhà quản trị và tập trung vào những yếu tố quan trọng với giá trị thơng tin cao hơn. Qua đó báo cáo kết luận việc sử dụng phương pháp quản trị nhìn chung có tác động tích cực đến chất lượng thơng tin của báo
cáo bộ phận. Các thông tin chung dựa trên phương pháp quản trị sẽ hữu ích và có liên quan nhiều hơn cho việc ra quyết định của việc đầu tư.
Những vấn đề cịn gây tranh cãi:
Khơng nhất qn các bộ phận giữa các công ty.
Khi áp dụng IAS 14, các công ty lựa chọn phân chia các bộ phận dựa trên hoạt động kinh doanh hay khu vực địa lý có đặc điểm về rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận khác. Đa số các báo cáo bộ phận lựa chọn khu vực địa lý làm bộ phận thứ yếu do đó có sự tương đồng về bộ phận giữa các cơng ty. Sự tương đồng đó giúp người đọc dễ dàng so sánh được giữa các công ty với nhau. Ngược lại khi áp dụng IFRS 8 cơng ty có quyền lựa chọn bộ phận hoạt động theo cách mà nhà quản trị điều hành cơng ty, và do đó các bộ phận sẽ đa dạng hơn và làm thiếu đi tính so sánh được các thơng tin bộ phận giữa các cơng ty với nhau.
Khơng có các phân tích theo khu vực địa lý
IAS 14 yêu cầu bộ phận theo khu vực địa lý là bắt buộc do đó một số các nghiên cứu đã đánh giá IAS 14 là chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn so với chuẩn mực mới IFRS 8. Tuy nhiên bộ phận theo khu vực địa lý trong IAS 14 được xác định rất rộng, chẳng hạn như là bộ phận bao gồm nhiều quốc gia. Hơn nữa, IAS 14 cho phép việc phân loại các thông tin theo khu vực địa lý là bộ phận thứ yếu và trong trường hợp này thì chuẩn mực IAS 14 cho phép việc trình bày ít thơng tin hơn đối với loại bộ phận này nếu như công ty cân nhắc cho bộ phận theo sản phẩm hoặc dịch vụ là quan trọng hơn.
Trong IFRS 8 bộ phận khu vực địa lý được yêu cầu trình bày trong trường hợp nếu loại bộ phận này được người ra quyết định hoạt động xem xét là bộ phận hoạt động thường xuyên. Trong những tình huống như vậy, thơng tin u cầu trình bày rất chi tiết. Trong trường hợp ngược lại thì nếu cần thiết phải trình bày thơng tin theo khu vực địa lý ở mức độ tồn cơng ty cho từng quốc gia khi nếu các thơng tin đó là trọng yếu. Theo nghiên cứu của Ủy ban Châu Âu thì nhiều người sử dụng tin rằng quy định của IFRS 8 về trình bày khu vực địa lý là hiệu quả hơn.
1.2.4.2 Tác động đến thực hiện
Lợi ích cho người lập báo cáo áp dụng theo IFRS 8
- Sử dụng số liệu quản trị sẵn có nên ít gia tăng chi phí.
Đa số nhận định đều cho rằng chi phí cho việc trình bày báo cáo bộ phận theo IFRS 8 sẽ nhỏ hơn hay ít nhất là sẽ khơng cao hơn chi phí để trình bày báo cáo bộ phận theo chuẩn mực IAS 14 vì các thơng tin mà nhà quản trị sử dụng đã có sẵn trong nội bộ. Các thơng tin bộ phận của IAS 14 khơng sử dụng cho mục đích ra quyết định hay theo dõi hoạt động cơng ty và do đó nó chỉ được trình bày cho mục đích thơng tin cho bên ngồi. Vì vậy việc sử dụng IFRS 8 sẽ tốn kém chi phí cho cơng ty do phải duy trì hai hệ thống thơng tin song song để cung cấp cho nhà quản trị trong công ty và đối tượng bên ngồi. - Thơng tin kịp thời (đặc biệt là các báo cáo giữa niên độ).
Các thơng tin trình bày trong báo cáo bộ phận theo IFRS 8 là các thông tin nhà quản trị sử dụng trong nội bộ công ty để điều hành doanh nghiệp. Các thông tin này luôn sẵn có đáp ứng nhu cầu thơng tin ra quyết định kịp thời của nhà quản trị, do đó khi lập báo cáo bộ phận đặc biệt là các báo cáo giữa niên độ sẽ không mất nhiều thời gian để có được các thơng tin cần thiết và cung cấp báo cáo kịp thời cho người sử dụng báo cáo tài chính.
Những vấn đề đối với nhà đầu tư
- Xác định người ra quyết định cao nhất
Người ra quyết định cao nhất được xác định theo các điều kiện quy định trong IFRS 8, và được xem như là chức năng hơn là cá nhân cụ thể. Ngoài ra định nghĩa về người ra quyết định cao nhất rất rộng và bao trùm nhiều vị trí quản lý. Do đó để xác định vị trí thực hiện chức năng này đơi khi rất khó khăn đặc biệt là trong các tổ chức có cấu trúc phức tạp.
- Tính chủ quan và phức tạp của các điều kiện kết hợp các bộ phận
Nhiều ý kiến cho rằng các nhà quản trị cơng ty có thể lựa chọn che dấu các thông tin bộ phận có kết quả khơng tốt bằng cách kết hợp các bộ phận đó với bộ phận khác, do đó IAS 14 là an tồn hơn vì báo cáo bộ phận sẽ dựa trên các thông tin được chia sẻ với các thành viên ban quản trị và được kiểm tra chặt chẽ.
- Tính nhạy cảm trong kinh doanh, và có ảnh hưởng nhiều đến các cơng ty có quy mô nhỏ
Chuẩn mực IFRS 8 đã tạo ra tranh cãi về các u cầu trình bày thơng tin của chuẩn mực này có thể ảnh hưởng khơng tốt cho cạnh tranh của các công ty nhỏ niêm yết. Đặc biệt là các cơng ty chỉ có một hoặc một vài bộ phận kinh doanh sẽ phải trình bày các thông tin nhạy cảm trong kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng nếu công ty muốn giành được lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư của thị trường thì phải thơng tin cho các nhà đầu tư, người cho vay để họ biết được công ty quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh như thế nào.
- Tính tương quan giữa lợi ích và chi phí cho việc thực hiện
Các chi phí cho việc trình bày báo cáo bộ phận theo IFRS 8 sẽ nhỏ hơn hay ít nhất là sẽ khơng cao hơn chi phí để trình bày báo cáo bộ phận theo chuẩn mực hiện hành IAS 14 vì các thơng tin mà nhà quản trị sử dụng đã có sẵn trong nội bộ. Về mặt lợi ích đem lại, các thông tin bộ phận theo IFRS 8 được nhiều người sử dụng đánh giá là hữu ích hơn đối với người sử dụng. Việc thiếu đi khả năng so sánh được sẽ cân bằng với tính hữu ích hơn của thơng tin. Một vài người sử dụng đánh giá giá trị của thông tin sẽ tăng lên ngay cả khi mà thị trường đã quen với việc sử dụng các thuyết minh mới.
1.3 Kinh nghiệm từ các nghiên cứu về báo cáo bộ phận tại các nước khác
1.3.1 Các nghiên cứu về báo cáo bộ phận
Sự phát triển của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới bắt nguồn từ các chiến lược đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh và quốc tế hóa đã dẫn đến sự gia tăng tính phức tạp của các hoạt động kinh doanh và có tác động mạnh mẽ đến các thơng tin tài chính cho các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần tìm hiểu sâu hơn đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới thực nghiệm về báo cáo bộ phận. Các nghiên cứu này thông thường chia làm hai nhóm. Nhóm đầu tiên nghiên cứu báo cáo bộ phận ở khía cạnh các thơng tin tự nguyện trình bày. Nhóm thứ hai theo khuynh hướng thảo luận về các chuẩn mực mới so với các chuẩn mực cũ trước đây và đưa ra các bằng
chứng thực nghiệm về các yếu tố và ảnh hưởng của chúng đến việc trình bày báo cáo bộ phận trên thực tế.
Nhiều nghiên cứu thuộc thứ nhất nhận định rằng việc trình bày nhiều thơng tin hơn tiềm ẩn cả lợi ích và chi phí. Theo Verrecchia (1990) việc trình bày nhiều thơng tin hơn có thể giúp làm giảm khả năng định giá công ty thấp hoặc cao hơn so với giá trị thực. Nguyên nhân tạo ra lợi ích này là do việc trình bày nhiều thơng tin hơn sẽ làm giảm tính bất cân xứng thơng tin, do đó cải thiện tính thanh khoản, làm giảm chi phí vốn giống như ta đã biết trong lý thuyết tín hiệu - Signally Theory. Tập trung vào khía cạnh này, các nghiên cứu nhấn mạnh rằng các chuẩn mực trước kia với mức độ tự do khá lớn đã tạo ra sự khác biệt về nội dung của các thơng tin được cơng bố do đó một số cơng ty đã giới hạn các thơng tin mà họ trình bày để tránh kéo thêm các đối thủ cạnh tranh vào lĩnh vực kinh doanh đang có lợi nhuận. Và việc làm này thường được các công ty áp dụng khi trình bày các thơng tin nhạy cảm về kinh doanh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc lựa chọn các bộ phận phụ thuộc vào việc che dấu bớt các bộ phận có lợi nhuận cao. Một số công ty lựa chọn kết hợp các bộ phận này với nhiều bộ phận khác đặc biệt là các bộ phận ít lợi nhuận hơn để làm giảm áp lực từ sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
Đối với nhóm các nghiên cứu thứ hai, đã có rất nhiều các nghiên cứu đã tìm hiểu về việc áp dụng các chuẩn mực kế toán về báo cáo bộ phận. Việc áp dụng SFAS 131 thực sự đã đem lại cho người sử dụng nhiều lợi ích hơn, nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự thay đổi chuẩn mực báo cáo bộ phận của Hoa Kỳ đã làm gia tăng số lượng các bộ phận được trình bày trong báo cáo. Nghiên cứu của Street at al. (2000) đã tìm hiểu về việc áp dụng SFAS 131và Street & Nichols (2002) nghiên cứu về IAS 14, và cả hai nghiên cứu này đã được IASB sử dụng như là các bằng chứng thực tế để so sánh sự khác nhau của các phương pháp lập báo cáo bộ phận và sau đó đi đến kết luận là đi theo “phương pháp quản trị”. IASB cho rằng phương pháp của SFAS 131 đem lại kết quả tốt hơn trong thực tiễn trình bày báo cáo bộ phận. Người viết xin trình bày một số nghiên cứu gần đây về báo cáo bộ phận thuộc nhóm này tại một số quốc gia.
a. Pedro Nuno Pardal và Ana Isabel Morais - “Báo cáo bộ phận theo IFRS 8 - bằng chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết tại Tây Ban Nha”-2010
Thông qua việc thu thập các báo cáo thường niên của 150 doanh nghiệp niêm yết tại Tây Ban Nha năm 2009 để khảo sát mức độ tuân thủ của các công ty này theo IFRS 8 và các yếu tố có ảnh hưởng đến việc trình bày báo cáo bộ phận. Kết quả nghiên cứu cho thấy 79% các công ty niêm yết tại Tây Ban Nha trình bày báo cáo bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh. Một tỷ lệ nhỏ (7,6%) các công ty khơng trình bày báo cáo bộ phận là do các cơng ty này chỉ có một bộ phận. Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến trình bày báo cáo bộ phận thì quy mơ doanh nghiệp càng lớn tác động đến việc trình bày nhiều hơn các thơng tin bộ phận, và lợi nhuận càng cao thì mức độ trình bày các thơng tin bộ phận càng thấp.
b. Mishari M. Alfaraih và Faisal S. Alanezi –“Các nhân tố giải thích cho sự khác nhau giữa các báo cáo bộ phận? Bằng chứng thực tiễn tại Kuwait”- 2011
Nghiên cứu đánh giá mức độ thực hiện của các cơng ty niêm yết tại sàn chứng khốn Kuwait và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trình bày báo cáo bộ phận. Nghiên cứu khảo sát 123 công ty niêm yết tại Kuwait cho thấy mức độ tuân thủ trung bình là 56%, các cơng ty có quy mơ lớn hơn, lâu đời hơn, có địn bẩy tài chính cao hơn, khả năng sinh lời cao hơn và có kiểm tốn độc lập là các cơng ty thuộc nhóm Big-4 sẽ có mức độ trình bày thơng tin bộ phận cao hơn các công ty khác.
c. Manuela Lucchese và Ferdinando Di Carlo – “Phân tích báo cáo bộ phận theo IFRS 8 và IAS 14 sửa đổi- Bằng chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết Italia”-2011
Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS 8 trong năm đầu tiên và năm tiếp theo thông qua khảo sát dữ liệu của 95 công ty niêm yết tại Italia. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cơng ty niêm yết tại Italia ít thay đổi cách trình bày các thơng tin bộ phận khi áp dụng chuẩn mực mới. Do đó điểm tích cực chủ yếu của IFRS 8 là phương pháp quản trị chỉ mới thể hiện được trên lý thuyết. Về mối liên hệ giữa mức độ trình bày báo cáo bộ phận và các nhân tố của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu cho thấy quy mơ và mức sinh lời là hai yếu tố có ảnh hưởng đến việc trình bày.
d. Samuel Jebaraj Benjamin, Saravanan Muthaiyah, M. Srikamaladevi Marathamuthu, Uthiyakumar Murugaiah – “ Nghiên cứu thực tiễn trình bày báo cáo bộ phận tại Malaysia”– 2010
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để khảo sát một số công ty lớn trong 5 lĩnh vực kinh doanh bao gồm: Điện thoại và viễn thông, nước giải khát, truyền thông in ấn, truyền thơng điện tử, và tiện ích xã hội. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các cơng ty khơng trình bày báo cáo bộ phận cũng khá cao, ngồi ra các cơng ty có tỷ suất lợi nhuận cao lại là các cơng ty khơng trình bày thơng tin bộ phận. Nghiên cứu cũng đề cập một số giải pháp để khắc phục tình trạng khơng trình bày báo cáo bộ phận tại nước này.
e. Raju Hyderabad và Kalyanshetti Pradeepkumar – “Đánh giá thực trạng trình bày báo cáo bộ phận trong tại các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin tại Ấn Độ”-2011
Nghiên cứu đánh giá thực trạng lập và trình bày BCBP của các công ty niêm yết trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Ấn Độ tuân thủ theo chuẩn mực kế toán Ấn Độ số 17 về BCBP. Nghiên cứu phát hiện ra có một khoảng cách lớn giữa những mô tả trong chuẩn mực và thực tế. Kết quả thống kê cho thấy đa số các cơng ty trình bày BCBP chính yếu theo lĩnh vực kinh doanh và chỉ trình bày số lượng có giới hạn các thông tin mà chuẩn mực bắt buộc trình bày. Các cơng ty niêm yết trong lĩnh vực này vẫn chưa tn thủ tồn bộ các u cầu bắt buộc trình bày của chuẩn mực. Chỉ có 13% số lượng cơng ty trong mẫu nghiên cứu trình bày tồn bộ các thơng tin bắt buộc trình bày. Các thơng tin tự bộ phận tự nguyện là những thông tin đem lại giá trị cao cho cổ đơng; hữu ích trong việc duy trì quan hệ với nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng; nâng cao hình ảnh cơng ty trước công chúng và làm tăng đánh giá của thị trường lại được các cơng ty trình bày rất nghèo nàn, và khơng thể trơng đợi các thơng tin này được trình bày trên BCBP. Nghiên cứu kết luận các cơng ty chỉ áp dụng các chuẩn mực nửa vời và tác